Đẩy mạnh mối liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị hàng thủy sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường liên minh châu Âu (EU). (Trang 26 - 27)

chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Thứ nhất, cần xây dựng kế hoạch về nhu cầu nguồn nhân lực cho xuất khẩu thủy sản cả ngắn hạn và dài hạn.

Thứ hai, Chính phủ cần tiếp tục đưa ra các chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động.

Thứ Ba, cần có những cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực tiếp nhận và khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới cho đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực sản xuất thủy sản xuất khẩu qua các chương trình học tập, huấn luyện tại chỗ, chủ yếu thông qua thăm quan mô hình sản xuất thực tế.

Thứ tư, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải có chế độ đãi ngộ hợp lý. Trong bối cảnh nguồn nhân lực có nhiều thay đổi như hiện nay thì việc thiêt lập chế độ đãi ngộ hợp lý là rất cần thiết.

4.2.4.3. Đẩy mạnh mối liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị hàng thủy sản xuất khẩu hàng thủy sản xuất khẩu

Đối với Nhà nước: Nhà nước cần thể chế hóa bằng pháp lý cụ thể hơn nữa về nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi chủ thể trong chuỗi dựa trên lợi ích mà họ nhận được từ sự liên kết đó được thể hiện thông qua các hợp đồng tiêu thụ theo từng mặt hàng thủy sản cụ thể.

Đối với Hiệp hội ngành hàng: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi Nhà nước hầu như không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh thì vai trò của các Hiệp hội ngành hàng ngày càng quan trọng và cần thiết trong việc định hướng sản xuất kinh doanh nói chung và xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU nói riêng, phối hợp có hiệu quả các doanh nghiệp này trên thị trường trong nước và ngoài nước.

Đối với doanh nghiệp: đẩy mạnh liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản với các cơ sở, trại sản xuất giống nhằm hình thành các hợp đồng chuyên canh sản xuất giống mang lại hiệu quả sản xuất cao, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.

4.2.4.4. Giải pháp tăng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU

Đối với nuôi trồng thủy sản

Một là, đẩy mạnh công tác quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản. Cần quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung có tính liên ngành, liên vùng, có sự phối hợp với quy hoạch nông nghiệp, công nghiệp và khu dân cư.

Hai là, đầu tư nghiên cứu và áp dụng các mô hình nuôi trồng thủy sản sạch. Tiếp tục đầu tư hơn nữa cho nghiên cứu và áp dụng mô hình nuôi trồng sạch cho từng loại thủy sản, đặc biệt ch trọng đến mô hình nuôi tôm sạch.

Ba là, xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết trong nuôi trồng thủy sản, từ khâu sản xuất giống đến khâu tiêu thụ hàng hóa cuối cùng.

Bốn là, thực hiện tốt công tác kiểm dịch nuôi trồng thủy sản.

Đối với khai thác thủy sản

Để tăng sản lượng khai thác thủy sản trong thời gian tới, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Một là, tăng cường đầu tư tàu thuyền đánh bắt có công suất lớn, được trang bị đầy đủ dụng cụ khai thác hiện đại nhằm khai thác hiệu quả, an toàn

cho ngư dân và phương tiện hoạt động ở các ngư trường xa.

Hai là, tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả trên biển như các tổ, đội, nhóm khai thác thủy sản. Mô hình này gi p giảm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng tính đoàn kết và làm chủ các ngư trường xa.

Ba là, thường xuyên cập nhật và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ trong khai thác thủy sản và bảo quản thủy sản sau khi khai thác.

Bốn là, tăng cường đầu tư các cơ sở hậu cần, dịch vụ phục vụ cho khai thác thủy sản. Nâng cấp các cảng cá ở các đảo quan trọng, nhất là nâng cấp hệ thống cấp nhiên liệu, nước đá, nước ngọt và tiêu thụ hàng hóa.

Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức.

4.2.4.5. Giải pháp tối ưu hóa chi phí sản xuất thủy sản xuất khẩu

Thứ nhất, cải thiện chi phí sản xuất của hoạt động khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Thứ hai, tăng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Thứ ba, tối ưu hóa chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Từ nhiều năm qua, thị trường EU là thị trường lớn tiêu thụ các mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Từ một vị trí hết sức khiêm tốn, các mặt hàng thủy sản của Việt Nam từng bước thâm nhập và tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU nói chung và từng thành viên các nước EU nói riêng. Với tốc độ tăng trưởng cao, nhiều mặt hàng thủy sản đã tìm được chỗ đững vững chắc, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang chủ động tăng cường hoạt động xuất khẩu vào thị trường EU.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU còn chứa nhiều yếu tố bất ổn định, thiếu tính bền vững. Việc tìm kiếm một chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU không dễ dàng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, họ luôn phải đối phó với các rào cản thương mại từ phía thị trường EU, đối mặt với các đối thủ cạnh tranh có bề dày kinh nghiệm trong việc chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam còn mang nhiều yếu tố tự phát, thiếu sự đầu tư đồng bộ, cơ chế quản lý của nhà nước còn chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tạo vị thế ngày càng vững chắc trên thị trường EU, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần nỗ lực nghiên cứu thị trường, mạnh dạn đầu tư đổi mới trang thiết bị, tận dụng tối đa các lợi thế vẫn được coi là thế mạnh của Việt Nam như điều kiện tự nhiên, chi phí lao động rẻ, tận dụng tối đa cơ hội và sự hỗ trợ hợp lý của Nhà nước, tận dụng những ưu đãi của EVFTA để hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro xảy ra trong quá trình thâm nhập thị trường này.

Với đề tài tài “Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường liên minh châu Âu (EU)”, tác giả đã bước đầu nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường liên minh châu Âu (EU). (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)