Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường liên minh châu Âu (EU). (Trang 52 - 63)

Cũng như nhiều hàng hóa khác trên thị trường, hoạt động xuất khẩu thủy sản chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như: điều kiện tự nhiên, môi trường chính sách, năng lực của các chủ thể kinh tế, sự biến động của thị

trường trong nước và thị trường quốc tế. Phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến hoạt động xuất khẩu thủy sản sẽ cho phép nhận diện đầy đủ, sâu sắc về hoạt động xuất khẩu thủy sản và các nguyên nhân dẫn đến thành công cũng như những hạn chế trong lĩnh vực này. Các nhân tố đó có thể chia thành hai nhóm. Đó là:

2.3.1. Các nhân tố quốc tế

2.3.1.1. Việc tham gia và thực hiện cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do liên quan đến xuất khẩu thủy sản

Xu hướng tự do hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đã tạo điều kiện để xuất hiện nhiều liên minh kinh tế với các mức độ khác nhau như APEC, ASEAN, EU,… Nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới song phương và đa phương đã được ký kết như EVFTA, JVEPA... với mục tiêu chính là giảm thuế quan giữa các nước tham gia và đẩy mạnh hoạt động thương mại trong khu vực và trên toàn thế giới. Như vậy, với một quốc gia khi có được những mối quan hệ kinh tế quốc tế bền vững và mở rộng sẽ tạo được tiền đề thuận lợi cho việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản nhằm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Để làm được điều này, các quốc gia cần tăng cường tham gia vào các liên minh kinh tế cũng như việc ký kết FTA với các khối và các quốc gia khác.

Càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng ngày càng phụ thuộc vào những chuyển động của kinh tế thế giới. Tác động của xu hướng tự do hóa thương mại và sự bùng nổ các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới đã đưa đến những cơ hội cũng như thách thức, do đó sẽ có ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản (ví dụ như thẻ vàng cá ngừ, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với xuất khẩu tôm vào thị trường EU).

2.3.1.2. Cung và cầu hàng thủy sản thế giới

các nước và khu vực trên thế giới là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng. Trong bối cảnh hiện nay, các yếu tố nguồn cung, nhu cầu hay thị hiếu tiêu dùng, biến động giá cả trên thị trường các nước sẽ có tác động nhất định đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Hàng thủy sản xuất khẩu của một nước có phát triển hay không phụ thuộc vào sản lượng hay nguồn cung thủy sản của các nước khác hay của đối thủ cạnh tranh bao gồm cả sản lượng khai thác và sản lượng nuôi trồng thủy sản; tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản bình quân mỗi năm trong một giai đoạn nhất định; nước nào chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng thủy sản trên thế giới; nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thủy sản của các nước, nhất là của các nước nhập khẩu chính, chủ yếu là xu hướng thị hiếu tiêu thụ hàng thủy sản của dân cư; xu hướng biến động giá cả các mặt hàng thủy sản trên thế giới, thể hiện qua tốc độ tăng - giảm giá bình quân các mặt hàng thủy sản từng giai đoạn dưới tác động của yếu tố cung - cầu, giá thành sản xuất, chế biến và chi phí lao động.

Sự biến động tỷ giá của đồng USD - đồng tiền được sử dụng chính trong thanh toán quốc tế - so với các đồng tiền mạnh khác như đồng Euro hay đồng Yên Nhật; yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm thủy sản và mức tiêu thụ thủy sản bình quân tính theo đầu người của một nước hay trên toàn cầu và việc đẩy mạnh thương mại hàng thủy sản toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng giữa cung - cầu thủy sản ở các nước khác nhau. Thương mại hàng thủy sản thể hiện qua tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu thủy sản trong một giai đoạn nhất định của một nước, một khu vực hay toàn cầu.

Như vậy, cung và cầu hàng thủy sản thế giới là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản. Mỗi quốc gia muốn đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản đều phải tính đến nhân tố quan trọng này, trong đó, Việt Nam cần quan tâm đến các yếu tố nguồn cung, dung lượng thị trường, thị

hiếu, thói quen của người tiêu dùng ở thị trường EU nếu muốn đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.

2.3.1.3. Chính sách nhập khẩu thủy sản của các nước

Trong bối cảnh tự do hóa thương mại và bùng nổ các FTA thế hệ mới, chính sách thương mại hàng thủy sản của nước nhập khẩu sẽ được xây dựng và thực thi theo hướng mở rộng tự do hóa, cắt giảm và tiến tới loại bỏ hoàn toàn thuế quan từ đó tác động tích cực và mở ra những cơ hội mới cho các nước, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Ngược lại, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các nước sẽ tăng cường áp dụng chính sách, biện pháp phi thuế quan, biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, đối kháng với việc thực thi các rào cản thương mại kỹ thuật, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, cùng các quy định kiểm tra nghiêm ngặt nhằm bảo vệ thị trường và người tiêu dùng trong nước, do đó tạo ra những thách thức và rào cản không nhỏ với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, đẩy mạnh tự do hóa thương mại và ký kết các FTA thế hệ mới, những biến động của môi trường kinh doanh quốc tế và việc điều chỉnh chính sách thương mại hàng thủy sản của các nước nhập khẩu sẽ tạo sức ép đối với các nước xuất khẩu thủy sản, ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu thủy sản, giải quyết hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, cũng như việc hoạch định và thực thi các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản ở mỗi quốc gia. Đồng thời, việc điều chỉnh chính sách thương mại hàng thủy sản của các nước nhập khẩu góp phần đổi mới tư duy các nhà hoạch định chính sách, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản, vừa phải bảo vệ nền kinh tế trong nước trước những tác động bất lợi của việc mở cửa và hội nhập nhằm tận dụng cơ hội, hạn chế tối đa những thách thức trong quá trình hội nhập, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu thủy sản về quy mô và nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao

năng lực cạnh tranh của xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới.

Căn cứ quan trọng trong việc xây dựng chính sách đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản, cũng như ban hành các quy chế, tiêu chuẩn của Việt Nam cho ngành thủy sản đó là các quy định của WTO, thực hiện các cam kết, quy định trong các FTA đã ký kết. Việc cập nhật thông tin về các quy định cũng như tiêu chuẩn chất lượng đối với mặt hàng thủy sản, cũng như các yêu cầu mới ngày càng khắt khe của thị trường xuất khẩu thủy sản là hết sức quan trọng giúp thực thi hiệu quả và chủ động ứng phó, vượt qua các rào cản đó, đồng thời để xây dựng, điều chỉnh các quy định của Việt Nam cho phù hợp.

2.3.2. Các nhân tố trong nước

2.3.2.1. Cơ chế, chính sách của nhà nước về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản

Các nhân tố về chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản có ảnh hưởng lớn đến giá trị và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của một quốc gia. Luật pháp, các công cụ chính sách là những điều kiện cần thiết để thực hiện việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản. Tùy vào việc sử dụng các công cụ khác nhau mà các chính sách có thể tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu thủy sản. Các chính sách tác động đến xuất khẩu thủy sản khá đa dạng, trong đó quan trọng nhất là những chính sách tác động trực tiếp đến xuất khẩu thủy sản. Cụ thể:

Chính sách thuế quan và phi thuế quan: Khi các rào cản thương mại tăng lên tức là thuế nhập khẩu hàng thủy sản tăng hoặc yêu cầu về các tiêu chuẩn hàng thủy sản nhập khẩu cao hơn. Điều này sẽ tạo ra những ảnh hưởng đáng kể làm giảm giá trị và kim ngạch xuất nhập khẩu thủy sản của một quốc gia. Ngược lại, khi các rào cản thương mại này giảm đi (tức là quốc gia đó tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do, ký kết các hiệp định thương mại tự do…) sẽ tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của quốc gia đó.

ngạch xuất khẩu thủy sản là do những thay đổi trong mức tỷ giá hối đoái gây ra. Tỷ giá hối đoái sẽ tác động trực tiếp đến giá cả của hàng thủy sản xuất khẩu - yếu tố quan trọng trong việc xác định mức cầu chung của thị trường. Khi đồng nội tệ của một quốc gia tăng giá so với các đồng ngoại tệ khác tức là giá cả của thủy sản xuất khẩu tính theo ngoại tệ sẽ giảm, khi đó cầu của hàng thủy sản này tăng làm cho sản lượng xuất khẩu thủy sản tăng lên. Ngược lại, nếu đồng nội tệ giảm giá so với ngoại tệ thì sẽ khiến cho sản lượng thủy sản xuất khẩu giảm.

Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản phải tập trung vào việc nhanh chóng chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ việc dựa vào lợi thế sẵn có về tài nguyên và lao động sang lợi thế cạnh tranh dựa vào vốn, công nghệ và tri thức, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản chế biến, có giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cao.

2.3.2.2. Năng lực sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu

Nhân tố quan trọng quyết định quy mô, sản lượng và tính hiệu quả của hoạt động xuất khẩu thủy sản chính là năng lực sản xuất hàng thủy sản. Đó là năng lực tổ chức sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị từ nuôi trồng, khai thác thủy sản, sản xuất nguyên liệu, đến chế biến và tiêu thụ, xuất khẩu, trong đó năng lực của các nhân tố tham gia chuỗi, đặc biệt là năng lực của doanh nghiệp sản xuất thủy sản giữ vai trò quyết định. Bên cạnh đó, khả năng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản với các hộ nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy hải sản cũng là tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến năng lực sản xuất thủy sản, do đó tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu thủy sản.

Tính hiệu quả của hoạt động sản xuất thủy sản bên cạnh các tiêu chí đánh giá về mặt chất lượng được thể hiện ở việc chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu thủy sản sang các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao; tham gia và trở thành mắt xích không thể thiếu trong chuỗi giá trị hàng thủy sản toàn cầu; phát triển và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thủy sản; xây dựng

và phát triển thương hiệu thủy sản quốc gia, nâng cao vị thế cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu trên trường quốc tế..., còn được đánh giá qua các tiêu chí định lượng, thể hiện qua quy mô sản xuất, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản, cũng như mức độ duy trì tốc độ tăng trưởng trong một thời gian dài. Như vậy, quy mô sản xuất và sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản là nhân tố định lượng quan trọng tác động đến xuất khẩu thủy sản, bởi nguồn cung có ổn định, tăng trưởng đạt mức khá và bền vững trong thời gian dài thì mới đảm bảo nguồn hàng phục vụ sản xuất và xuất khẩu bền vững.

2.3.2.3. Các nguồn lực: nhân lực, kết cấu hạ tầng, công nghệ và vốn trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản

* Nguồn nhân lực

Khi bàn đến các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất, ngoài việc chỉ ra vai trò to lớn của tư liệu sản xuất với tư cách là điều kiện, tiền đề của sản xuất vật chất, C.Mác đã khẳng định vai trò quyết định của nhân tố người lao động. Người lao động là những người có khả năng lao động, tức là phải có cả sức mạnh cơ bắp và sức mạnh trí tuệ mà C.Mác đã gọi cụ thể là có “đôi bàn tay” và “đầu óc”. Trên thực tế, khoa học, công nghệ dù có hiện đại đến mấy cũng chỉ là sản phẩm do sự sáng tạo con người tạo ra và chịu sự điều khiển, của con người. Trí tuệ nhân tạo tiên tiến đến đâu cũng chỉ là sản phẩm của con người, hoạt động của nó phụ thuộc vào những chương trình mà con người đã lập ra, cài đặt vào máy tính điện tử và người máy công nghiệp. Vì vậy, khoa học và công nghệ là sản phẩm của con người, gắn liền với con người, phụ thuộc vào con người và phải thông qua hoạt động của con người mới có thể được vật hóa vào quá trình sản xuất. Vì thế, trong bất cứ thời đại nào, kể cả thời đại của khoa học và công nghệ hiện đại, người lao động vẫn là nhân tố đóng vai trò quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó cho thấy, dù quan điểm của C.Mác về vai trò quyết định của nhân tố người lao

động trong lực lượng sản xuất đã ra đời cách đây gần hai thế kỷ nhưng vẫn có giá trị bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Nguồn nhân lực có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản bởi hai lý do sau: Thứ nhất, chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trình độ công nghệ của doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Thứ hai, đội ngũ nhân viên có trình độ cao thể hiện khả năng xây dựng và duy trì mối liên hệ với các doanh nghiệp nước ngoài một cách có hiệu quả. Mối quan hệ tích cực giữa nguồn vốn con người và xuất khẩu thủy sản đã được khẳng định trong nhiều tài liệu nghiên cứu thực nghiệm. Như vậy, trên phương diện lý thuyết, các quốc gia với nguồn nhân lực chất lượng cao có ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu thủy sản.

Con người chính là chủ thể đề ra và thực hiện các chính sách xuất khẩu thủy sản, đó là toàn thể xã hội mà trước hết và cụ thể là hiệp hội ngành thủy sản, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, người lao động trong các lĩnh vực xuất khẩu và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, người nông dân, ngư dân trong lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến xuất khẩu thủy sản. Để đảm bảo thực thi hiệu quả các chính sách xuất khẩu thủy sản cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực cho các lĩnh vực hoạt động này, từ các nhà lãnh đạo quản lý cao cấp đến đội ngũ quản lý doanh nghiệp xuất khẩu, đội ngũ công nhân, người lao động và các tổ chức xã hội dân sự. Thêm vào đó, người dân và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần nâng cao ý thức, tuân thủ nghiêm những quy định, chính sách đã được ban hành về xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu thủy sản, chủ động sản xuất theo quy trình sản xuất sạch, nâng cao ý thức trách nhiệm liên quan đến việc chia sẻ lợi ích liên quan đến xuất khẩu thủy sản.

* Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, công nghệ và vốn

Hệ thống kết cấu hạ tầng hiệu quả và phát triển là yếu tố quan trọng để đảm bảo hoạt động của nền kinh tế có hiệu quả bởi lẽ kết cấu hạ tầng là một nhân tố trong việc xác định vị trí của hoạt động kinh tế và các lĩnh vực có thể

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường liên minh châu Âu (EU). (Trang 52 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)