thực hiện Chương trình 135
Việc đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình 135 nói riêng và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung tại một địa phương cụ thể muốn đạt hiệu quả cao nhất thì phải dựa trên điều kiện cụ thể của địa phương đó như trên cơ sở tiềm năng của địa phương, các nguồn lực, tài nguyên cũng như thế mạnh của địa phương. Tại huyện Tủa Chùa - tỉnh Điện Biên sau khi thực hiện chương trình 135 tại các xã khó khăn, xã ATK. Qua quá trình triển khai kinh nghiệm làm việc hay cũng như tổng hợp số liệu điều tra về nguyện vọng của các hộ nghèo thông qua sự điều tra của Ban Quản lý chương trình 135 huyện Tủa Chùa và ban tổ chức thực hiện chương trình 135 tại xã Tủa Thàng. * Giải pháp về tuyên truyền giáo dục
Tuyên truyền giáo dục cho cư dân vùng Chương trình 135 hiểu về ý nghĩa và vai trò của chương trình trong phát triển kinh tế xã và kinh tế các hộ gia đình cũng như hiểu được ý nghĩa của việc đầu tư xây dụng các công trình phúc lợi công cộng của nhà nước. Từ đó thúc đẩy quá trình tích cực tham gia của họ vào các dự án để đạt được hiệu quả cao nhất.
39
Bảo tồn và phát huy bản sắc, giá trị văn hoá, giữ gìn sự thống nhất đa dạng và phong phú của văn hoá cộng đồng các dân tộc; tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết trung ương 5 khoá VII về xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức; tăng cường quản lý nâng cao chất lượng truyền thanh nhằm tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân; phát triển và đẩy mạnh hoạt động của các câu lạc bộ văn hoá văn nghệ.
* Giải pháp về phân bổ vốn
Nguồn vốn của chương trình 135 giai đoạn II phân bổ theo kiểu bình quân xã là 500 triêu/năm. Chính vì vậy, cần xoá bỏ việc phân bổ theo kiểu bình quân này. Thực hiện phân bổ vốn theo yêu cầu thực tế của địa phương, có tính đến yêu cầu đầu tư chung. Cần phân bổ nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động trực tiếp phát triển các ngành sản xuất, giao thông đi lại. Trước mắt hoạt động hỗ trợ vốn cho các hộ tại địa phương để phát triển kinh tế vẫn cần được duy trì và thông thoáng hơn nhất là đối với các hộ nghèo, Chương trình 135 cần kết hợp với các chương trình hỗ trợ vay vốn tại địa phương cụ thể:
- Cần khuyến khích các hộ dân vay vốn sản xuất nhất là những hộ chính sách, hộ nghèo có nguồn lực lao động.
+ Đối tượng được vay nên ưu tiên hộ chính sách nằm trong diện nghèo đói, có mong muốn làm kinh tế và có định hướng cụ thể, cần xem xét các hộ không có mục đích kinh doanh cụ thể hoặc không có lao động bởi vì những đối tượng này khó có khả năng chi trả.
+ Về mức vay vốn thì tùy điều kiện cũng như nhu cầu của các hộ mà xem xét mức vay vốn khác nhau cho từng hộ nhưng bình quân mức vay khoảng từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ trên hộ mới đảm bảo được cho phát triển sản xuất.
40
+ Về các chương trình cho vay: hiện nay ở địa phương có nhiều nguồn vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh cũng như tạo điều kiện học tập, xây dựng nhà cửa để người dân ổn định cuộc sống. Các chương trình cho vay cụ thể thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3.13: Các chương trình cho vay vốn tại địa phương STT Chương trình cho vay
Lãi suất/tháng
(%)
Thời gian thực hiện
1 Cho vay hộ nghèo 0,55 5 năm
2 Cho vay giải quyết việc làm 0,275 5 năm
3 Vay xuất khẩu sức lao động 0,1 5 năm
4 Vay SX - KD vùng khó khăn 0,75 5 năm
5 Hộ ĐB DTTS vùng khó khăn 0,275 10 năm
6 Hộ nghèo làm nhà 0,25 10 năm
(Nguồn: UBND xã Tủa Thàng)
+ Về lãi suất: Lãi suất vay như trên là phù hợp, với mức lãi suất này đa số người nghèo có thể chấp nhận và có khả năng chi trả được, việc tính lãi suất nhằm đảm bảo hộ nghèo hình thành ý thức có vay có trả để hộ nghèo có thể tính toán cân nhắc trước khi vay.
+ Cần tổ chức quản lý nguồn vốn để tránh sự chồng chéo trong quản lý nguồn vốn phục vụ sản xuất cho các hộ nghèo, cần xác định rã chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức nhằm đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả thu hồi được cả vốn và lãi.
Kết hợp chặt chẽ với Ban quản lý và thực hiện chương trình 135 tại địa phương để tránh chồng chéo cũng như để đạt hiệu quả tốt hơn từ chương trình
41
* Giải pháp về tổ chức thực hiện
Cần tiếp tục giao cho xã làm chủ đầu tư, quyết định đầu tư và chuẩn bị đầu tư. Làm tốt công tác quy hoạch, nâng cao các dự án đầu tư trên cơ sở triển khai dự án đào tạo theo các chuyên đề đã soạn thảo.
Tăng cường giám sát, thực hiện các nguyên tắc, các quy chế quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng, kịp thời ngăn chặn các hành vi tiêu cực làm thất thoát vốn đầu tư của dự án.
* Giải pháp nâng cao hiệu quả dự án
Tăng cường công tác quy hoạch sản xuất, khai thác các công trình sau khi xây dựng xong. Đẩy mạnh chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghịêp hoá - hiện đại hoá. Xây dựng nguồn vốn cho duy tu bảo dưỡng các công trình để nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách xã hội, chăm sóc ngày càng tốt hơn đối với các đối tượng chính sách bằng việc làm cụ thể thiết thực; chỉ đạo thực hiện tốt chương trình giải quyết việc làm. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo, người thuộc diện bảo trợ xã hội, tạo điều kiện cho người nghèo giảm bớt khó khăn về vật chất. Đẩy mạnh các hoạt động các hoạt động phòng chống tội phạm, ngăn chặn và kiềm chế các tệ nạn xã hội, tạo môi trường lành mạnh đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, bài trừ các hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội.
* Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. Khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương, tạo điều kiện cho các hộ hình thành các nhóm tổ sản xuất, thành lập các mô hình Hợp tác xã. Khuyến khích sự đầu tư từ các cá nhân, các tổ chức từ bên ngoài nhằm khai thác triệt để nguồn lực của địa phương một cách có hiệu quả.
42
Thực tiễn đã chứng minh kinh tế thuần nông đem lại thu nhập thấp, rủi ro cao và chậm thoát khỏi đói nghèo. Chuyển dịch các loại cây trồng mang tính chất thuần nông tự cung tự cấp sang sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, trước mắt cần giúp cho các hộ có kế hoạch sản xuất lương thực một cách hợp lý đồng thời mở rộng phát triển các cây trồng khác, đặc biệt là cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp.
- Đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi: Thay thế phương pháp chăn nuôi theo kiểu tận dụng sang chăn nuôi tiên tiến hơn phù hợp với thị trường. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm,… và các loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao như ong, chăn nuôi lợn lái sinh sản,… đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong địa phương cũng như các vùng lân cận. Vì các loại vật nuôi này có vòng quay ngắn nhanh tạo ra sản phẩm và lợi nhuận, giải quyết được vấn đề công ăn việc làm mà vẫn đảm bảo được nguồn vốn.
- Đẩy nhanh các hoạt động thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp: Tiếp tục khuyến khích tạo điều kiện cho dịch vụ chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp phát triển như chế biến chè chất lượng cao, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, đặc biệt là du nhập nghề mới vào địa phương.
Nâng cao chất lượng ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào các lĩnh vực sản xuất và đời sống; thực hiện tốt quản lý khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường đảm bảo các tiêu chí theo quy chuẩn quốc gia về nước sạch, nước hợp vệ sinh, không có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, đẩy mạnh các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
43
Thực hiện việc quản lý chặt chẽ và đẩy mạnh hoạt động chợ xã, từng bước xây dựng đáp ứng các tiêu chí về khu chợ, diện tích kinh doanh ngoài trời, nơi gửi xe, nơi thu gom rác thải,… đảm bảo phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày và hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, tiêu thụ nông sản và dịch vụ ở nông thôn. * Giải pháp nâng cao công bằng xã hội
Là xã vùng sâu, vùng xa, có nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong chương trình cần tạo điều kiện công bằng cho các dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc cùng phát triển như nhau, ưu tiên các dân tộc nghèo. Hướng dẫn kỹ thuật, cách làm ăn và đầu tư vốn có hiệu quả.
* Giải pháp về nâng cao trình độ của Ban quản lý
Ban quản lý cần tìm hiểu nhiều hơn và thực hiện sau hơn các chương trình do Đảng và Nhà nước ban hành cho các Ban quản lý thực hiện và triển khai phải đúng mục đích, đúng đối tượng đi và thực tế để có được kết quả cao và nhiều hướng mới cho Ban Quản lý là cho Ban quản lý tốt hơn hướng dẫn dân tin tượng dân làm theo để cho kinh tế của người nông dân ngày càng phát triển, cuộc sống cải thiện bền vững.
44
PHẦN 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận
Sau 6 năm thực hiện, Chương trình 135 giai đoạn II đã có những tác động lớn tới kinh tế, xã hội của địa phương, từng bước thay đổi dần bộ mặt nông thôn của các hộ nông dân.
Chương trình 135 đã cải thiện được cuộc sống, tăng thu nhập cho người dân, đẩy mạnh phát triển nền kinh tế của xã, làm giảm tỷ lệ hộ nghèo. Tạo việc làm tránh được tình trạng người dân đi làm thuê bên Trung quốc để đảm bảo an ninh.
Trình độ cán bộ xã mà nằm trong Ban quản lý xã Tủa Thàng như vậy là đẳng bảo cho quản lý khi thực hiện một chương trình đạt được kết quả thành công và quản lý tốt. Vai trò của Ban quản lý cần tìm ra giải pháp phục vụ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chương trình.
Hoạt động triển khai chương trình 135: Chương trình đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã làm cho xã ngày càng thuận lợi và cuộc sống người dân tốt hơn. Chương trình đã đầu tư về điện lưới quốc gia cho xã để người dân được sử dụng và phục vụ vào cuộc sống hay trong sản xuất. Ngờ các đầu tư ở trên chương trình còn đầu về một số dự án khác mà chương trình đã đầu tư cho xã.
Tác động của chương trình 135: Tác động đến phát triển kinh tế đó là làm cho người dân biết cách làm nông nghiệp, cách chăm sóc để cho cây phát triển tốt hơn và đạt được kết quả cao. Tác động đến phát triển xã hội là làm cho cuộc sống của người giảm đi tỷ lệ hộ nghèo, cuộc sống của nhân dân có công việc làm ổn định và phục vụ cuộc sống của gia đình ngày càng đi lên theo hướng phát triển của xã hội. Ngờ có sự hỗ trợ từ chương trình làm người
45
có thiên thu nhập và được nuôi con gái đi học hết các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, học Nghề ngày càng tăng sau với trước kia.
4.2. Kiến nghị
4.2.1. Đối với Uỷ ban nhân dân xã Tủa Thàng
+ Thường xuyên quan tâm, đôn đốc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi tại địa phương. Thành lập các hợp tác xã tiêu thủ công nghiệp tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân tại địa phương.
+ Phân bổ và sử dụng vốn vào một cách hợp lý đúng đối tương, đúng mục đích.
+ Thực hiện cơ chế gián sát các dự án thành phần một cách chặt chẽ, tạo được lòng tin cho nhân dân.
+ Duy trì và phát triển đàn gia súc, gia cầm, thực hiện tốt công tác thú y phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các dịch bệnh tránh bùng phát ra diện rộng và nhiều nuôi trong địa bàn.
+ Không ngừng đẩy mạnh các bện phát khám chữa bệnh, tăng cường các bác sỹ có tay nghề và chuyên môn, nâng cao tinh thần trách nghiệm cho người dân.
+ Áp dụng các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, quản lý và điều hành bộ máy hành chính ở xã để tránh tình trạng cán bộ, công chức uống rượu vào buổi trưa, đi muộn về sớm nên hiệu quả công việc không cao.
4.2.2. Đối với Ban quản lý chương trình 135
- Tiếp tục kéo dài chương trình 135 cho việc phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu vùng, vùng xa, vùng khó khăn.
- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng,vật nuôi tại địa phương - Làm tốt công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung
- Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, ngành từ trung ương tới địa phương.
46
4.2.3. Đối với người dân tại xã
+ Các hộ nông dân và những người lao động trong hộ không ngừng nâng cao trình độ sản xuất của mình bằng cách tự bản than phải phấn đấu và coi trọng việc học hỏi kinh nghiệm sản xuất là chính.
+ Tham gia các đợt học tập kỹ thuật, chuyển giao giống mới vào sản xuất nhằm tận dụng tốt nọi nguồn lực.
+ Cần phát huy tính cộng đồng làng xã nhất là những hộ nghèo và khó khăn để giúp hộ phát triển sản xuất bằng cách liên kết với nhau về vốn, kỹ thuật, thị trường để từ đó giúp đỡ nhau tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả nhanh chóng.
+ Biết kết hợp có hiệu quả các yếu tố nguồn lực để sản xuất hợp lý, từ đó có thể giúp giảm chi phí bỏ ra mà năng suất lại tăng lên.
+ Mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất vào những ngành có khả năng mang lại thu nhập cao.
+Vận động người dân tham gia phong trào quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh, quốc phòng tham gia phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
+ Tích cực tìm hiểu và thực hiện tốt chương trình 135 do tỉnh ban hành. + Người dân cần nâng cao hơn về ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác của mình bảo vệ và thực hiện tốt chương trình 135 đó.
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt:
1. Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa.
2. Theo quyết định số 170/QĐ – TTg của thủ tướng chính phủ ngày
18/7/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho gia đình năm 2006 – 2010.
3. Quyết định số 30, (2007). Danh mục các đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn) thuộc vùng khó khăn (theo quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ).
4. Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 4 năm 2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
5. Quyết định số 180/2011/QĐ – TTg của thủ Tướng chính phủ ngày 12/7/2011 việc ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.
6. Căn cứ quyết định số 1489/QĐ –TTg ngày 08/10/2010 của thủ tướng