Nhận biết bệnh dịch tả heo Châu Phi và các việc cần làm ngay 1 Dấu hiệu nhận biết và nghi ngờ bệnh ASF.

Một phần của tài liệu So tay chan nuoi heo nai (Trang 30)

1. Dấu hiệu nhận biết và nghi ngờ bệnh ASF.

Khi đàn heo xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ, quản lý và kỹ sư cần đối chiếu với các dấu hiệu về triệu chứng bệnh tích của bệnh Dịch tả heo Châu Phi như sau:

a. Triệu chứng

- Heo không ăn, sốt, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, thích nằm chỗ tối hoặc gần nước.

- Heo có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có màu sẫm xanh tím.

- Trong 1 - 2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu.

b. Bệnh tích

- Xuất huyết nhiều ở các hạch lympho ở dạ dày, gan và thận. Thận có xuất huyết điểm, lá lách to có nhồi huyết.

- Da có màu tối và phù nề, da vùng bụng và chân có xuất huyết.

- Có nhiều nước tích tụ xung quanh tim và trong xoang ngực hoặc xoang bụng, có các điểm xuất huyết trên nắp thanh quản, bàng quang và bề mặt các cơ quan bên trong; phù nề trong cấu trúc hạch lâm ba của đại tràng và phần tiếp giáp với túi mật, túi mật sưng.

2. Khi chẩn đoán nghi ngờ có ASF cần phải làm ngay những việc sau.a. Thông báo thông tin a. Thông báo thông tin

- Khi phát hiện bệnh nghi ngờ bệnh Dịch tả heo Châu Phi cần báo ngay cho Phòng Thú y và Phòng Sản xuất.

- Đồng thời báo cáo tình hình của trại cho Trưởng phòng sản xuất quản lý trực tiếp.

- Quản lý các trại, kỹ sư không phát ngôn và cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, dịch bệnh của trại mình quản lý ra bên ngoài.

b. Các công việc cần làm ngay

Một phần của tài liệu So tay chan nuoi heo nai (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)