III, Những giải pháp của Chính phủ.
4. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và sự bất bình đẳng trong thu nhập
nhập
Sự chênh lệch là điều đã xảy ra trong xã hội. Vậy giải pháp nào để thu ngắn khoảng cách đó. Theo tôi chúng ta cần phải tăng cường thảo luận về điều này và với tôi, chúng ta cần làm liền các bước sau:
1.Lập quỹ hổ trợ người thu nhập thấp. Quỹ này dùng kinh phí tự doanh nghiệp để:
a) Xây dựng các trung tâm thông tin về doanh nghiệp sử dụng lao động và mức lương cụ thể,chế độ lao động…
b) Xây dựng trung tâm tìm kiếm việc làm, với trách nhiệm giới thiệu việc làm miễn phí cho thành viên.
c) Lập các nghiệp đoàn, nhằm đào tạo tay nghề, bổ sung kiến thức miễn phí... d) Lập trung tâm pháp lý bảo vệ người thu nhập thấp, đẩy mạnh hoạt động pháp lý để yêu cầu các công ty sử dụng lao động hoạt động đúng pháp luật...
2. Công đoàn phải thật sự là công đoàn, lắng nghe người lao động, hoạt động vì người lao động…
3. Huy động chuyên gia, tình nguyện viên,.... làm việc với Công đoàn nhằm đào tạo miễn phí các khóa Kỹ năng mềm và cứng (hard skills & soft skills...). 4. Các cơ quan chức năng phải làm quyết liệt, thay vì họp hành và bàn cải.
5. Trước mắt , các bộ, ngành nghiên cứu chủ động áp dụng các hình thức hỗ trợ cần thiết phù hợp với quy định trong WTO đối với người nghèo, vùng nghèo, đối với những bộ phận xã hội ít được hưởng lợi hoặc bị thiệt thòi trong quá trình hội nhập, đặc biệt quan tâm tới nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, các nhà hoạch định chính sách cho rằng cần ưu tiên củng cố hệ thống an sinh xã hội theo hướng mở rộng diện bao phủ phổ cập đến mọi người dân, để nhiều hộ nghèo có mức thu nhập chi cho tiêu dùng ở ngay sát trên chuẩn nghèo được bảo vệ trước tác động của các cú sốc trong bối cảnh hội nhập; giảm sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo cần thúc đẩy việc đa dạng hoá thu nhập trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm bớt việc làm nông nghiệp và tăng việc làm phi nông nghiệp ở những vùng này.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ gặp phải một thách thức là sự xuất hiện của nhóm nghèo mới do đất nông nghiệp bị thu hồi để chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. Vì thế, tác động xã hội của quá trình đô thị hoá phải được đánh giá cẩn thận và cân nhắc đầy đủ trong quy hoạch đô thị, để có thể thiết kế kèm theo những giải pháp phù hợp.
Chủ nghĩa Keynes cho rằng chu kỳ kinh tế hình thành do thị trường không hoàn hảo, khiến cho tổng cầu biến động mà thành. Do đó, biện pháp chống chu kỳ là sử dụng chính sách quản lý tổng cầu. Khi nền kinh tế thu hẹp, thì sử dụng các
chính sách tài chính và chính sách tiền tệ nới lỏng. Khi nền kinh tế khuếch trương thì lại chuyển hướng các chính sách đó sang thắt chặt. Hình 1 minh họa một sự suy thoái do tổng cầu giảm: tổng cầu dịch chuyển từ AD sang AD' khiến cho sản lượng giảm từ Q xuống Q' và giá cả giảm từ P đến P' (lạm phát giảm).
Các trường phái theo chủ nghĩa kinh tế tự do mới thì cho rằng sở dĩ có chu kỳ là do sự can thiệp của chính phủ hoặc do những cú sốc cung ngoài dự tính. Vì thế, để không xảy ra chu kỳ hoặc để nền kinh tế nhanh chóng điều chỉnh sau các cú sốc cung, chính phủ không nên can thiệp gì cả. Hình 2 minh họa một trường hợp suy thoái do tổng cung giảm: vì lý do nào đó (ví dụ giá đầu vào tăng đột biến) tổng cung giảm từ AS xuống AS' khiến cho sản lượng giảm từ Q xuống Q' nhưng giá cả lại tăng từ P lên P' (lạm phát tăng).
6.Giải pháp trong chống thông tin lêch lạc(buôn bán hàng giả)
Theo Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg ra ngày 8-9-2008 về một số giải pháp cấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp và các lực lượng thực thi chống hàng giả phải coi công tác chống hàng giả là một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp bách hàng đầu hiện nay; kiên quyết tổ chức đấu tranh ngăn chặn triệt để tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng từ quá trình sản xuất, nhập khẩu, phân phối và lưu thông hàng hóa...
Giao Bộ trưởng Bộ Công Thương - Trưởng ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Trung ương (Ban Chỉ đạo 127 TƯ) chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan có phương án kiểm tra trong những tháng cuối năm 2008, nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các loại hàng giả như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, dược phẩm... và chỉ đạo các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương thực hiện tốt công tác này. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 127 TƯ tổ chức kiểm tra việc sản xuất, gia công, chế biến, sang chiết, đóng gói, nhập khẩu hoặc phân phối các vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi... nhằm ngăn ngừa hàng giả, hàng kém chất lượng được sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường; Bộ Y tế chấn chỉnh, tăng cường quản lý, giám sát các cơ sở phân phối, bán lẻ thuốc phòng, chữa bệnh cho người, kể cả tại các bệnh viện; phối hợp với Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 127 TƯ tổ chức kiểm tra ngăn chặn có hiệu quả tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng lưu hành trên thị trường.
Bộ Công an chỉ đạo công an các cấp tập trung điều tra, khám phá các tổ chức, cá nhân, các đường dây, ổ nhóm sản xuất, chế biến, đóng gói, sang chiết, nhập khẩu, buôn bán, tàng trữ hàng giả để đưa ra xử lý kịp thời những vụ việc hàng giả nổi cộm theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành.
Các lực lượng thanh tra, kiểm tra kiểm soát thị trường ở các ngành, các cấp cần phối hợp thường xuyên, chặt chẽ trong công tác chống hàng giả, hàng kém chất lượng. Công an, quản lý thị trường phải là lực lượng chủ công trong công tác đấu tranh chống hàng giả ở thị trường nội địa theo hướng chuyên trách, chuyên nghiệp và có đủ quyền năng pháp lý để thực thi nhiệm vụ. Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất các biện pháp để nâng cao vai trò, trách nhiệm quyền năng của lực lượng quản lý thị trường theo hướng nói trên để báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.