Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích áp dụng trong đánh giá công

Một phần của tài liệu Quan tri cong nghe (Trang 27 - 29)

d. Đánh giá công nghệ định hướng công nghệ

2.1.6.2. Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích áp dụng trong đánh giá công

nhận thức chung của dân chúng về công nghệ được đánh giá.

- Thử nghiệm xã hội: phương pháp lôi kéo sự tham gia của xã hội ở những nơi công nghệ được triển khai đối với việc đánh giá định tính các tác động của công nghệ đối với cuộc sống hàng ngày của dân chúng, đối với các quan hệ xã hội…

2.1.6.2. Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích áp dụng trong đánh giá công nghệ nghệ

Thực chất của phương pháp phân tích chi phí – lợi ích là so sánh giá trị ròng hiện tại của các phương án của một công nghệ hoặc của các công nghệ khác nhau. Giá trị ròng hiện tại được dùng để do lường mức độ thích hợp của các phương án công nghệ hoặc của các công nghệ. Khi phân tích chi phí – lợi ích (định lượng) tất cả các tác động của công nghệ được qui thành tiền với các tác động tích cực được xem là lợi ích còn các tác động tiêu cực là chi phí. Phân tích chi phí – hiệu quả (định tính) sử dụng các đánh giá chủ quan của các chuyên gia về các tác động không có thứ nguyên của công nghệ.

a. Phân tích chi phí – lợi ích (định lượng)

Phương pháp này rất thích hợp khi chọn các phương án đầu tư để thay đổi công nghệ và được tiến hành thông qua các bước sau:

Bước 1. Liệt kê các phương án công nghệ [i =1, 2, 3,…, n; n là tổng số các phương án công nghệ].

Bước 2. Xác định tất cả các yếu tố chi phí [j = 1, 2 , 3,…, m; m là tổng số các yếu tố chi phí].

Bước 3. Tính tổng chi phí của tất cả các phương án công nghệ hiện tại Ci =   p y 1   m j Cjy 1

Trong công thức trên: Ci là tổng chi phí của phương án công nghệ thứ i được tính theo giá trị hiện tại; Cjy là chi phí thứ j của phương án công nghệ thứ i trong năm thứ y tính theo giá trị hiện tại; p là tổng số năm tồn tại của công nghệ theo quy định để tính toán.

Bước 4. Xác định tất cả các yếu tố lợi ích [j = 1, 2, 3,…, k; k là tổng số các yếu tố lợi ích].

Bước 5. Tính tổng lợi ích của tất cả các phương án công nghệ theo giá trị hiện tại. Bi =   p y 1   k j bjy 1

Trong công thức trên Bi là tổng lợi ích của phương án thứ i; bjy là lợi ích thứ j của phương án công nghệ thứ i trong năm thứ y.

Bước 6. So sánh chi phí và lợi ích của các phương án công nghệ trên cơ sở giá trị hàng năm hoặc giá trị ròng hiện tại. Giá trị hàng năm được tính theo công thức sau:

Viy = Biy - Ciy

Biy là tổng lợi ích của phương án thứ i trong năm thứ y; Ciy là tổng chi phí của phương án thứ i trong năm thứ y.

Giá trị ròng hiện tại và lợi tức đầu tư được tính theo các công thức sau: NPVi = Bi – Ci;

Ri =

Ci Bi

Bước 7. Chọn các phương án công nghệ thích hợp trên cơ sở mục tiêu và ràng buộc. Chỉ tiêu thích hợp đầu tiên có thể căn cứ vào giá trị ròng hiện tại. Tuy nhiên, trong trường hợp tồn tại một số phương án có giá trị ròng hiện tại như nhau thì phương án nào càng có tỷ suất đầu tư cao càng có được ưu tiên chọn lựa trước. Nếu quá trình chọn được tiến hành theo giá trị hàng năm thì phương án nào càng có giá trị hàng năm cao càng được ưu tiên chọn trước.

Bước 8. Điều chỉnh sự lựa chọn ở bước 7 có tính đến các yếu tố phụ khác mà quá trình tính toán ở trên không bao hàm được. Chẳng hạn, trong quá trình tính toán và lựa chọn đến bước 7 đưa ra một phương án ưu tiên lựa chọn cao nhất là phương án công nghệ phải chuyển giao từ một nước đang có quan hệ thù địch với nước tiến hành đánh giá công nghệ thì phương án này không thể ưu tiên lựa chọn đầu tiên được.

b. Phân tích chi phí – hiệu quả (định tính)

Phương pháp này vừa trình bày ở trên rất thích hợp khi lựa chọn các phương án của công nghệ để đầu tư. Tuy nhiên khi phải lựa chọn giữa các công nghệ thì rất khó qui thành tiền các tác động của công nghệ. Trong trường hợp này phương pháp định tính lại thích hợp hơn. Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích định tính chỉ cần đi qua 7 bước:

Bước 1. Liệt kê các phương án công nghệ hoặc các công nghệ [i = 1, 2, 3,…, n; n là tổng số các phương án công nghệ].

Bước 2. Lựa chọn các tiêu chuẩn (yếu tố) để đánh giá công nghệ [j = 1, 2, 3,…, m; m là tổng số các tiêu chuẩn để đánh giá].

Bước 3. Xác định hệ số tầm quan trọng tương đối của từng tiêu chuẩn trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia:

Wj =        R r Wr 1 / R

Trong công thức trên Wr là hệ số tầm quan trọng tương đối của yếu tố thứ j theo ý kiến của chuyên gia thứ r; R là tổng số chuyên gia được hỏi ý kiến.

Bước 4. Đánh giá giá trị của từng phương án công nghệ theo từng tiêu chuẩn dựa trên ý kiến của các chuyên gia:

Vij =         R r Vjr 1 / R

Trong công thức trên Vjr là giá trị của phương án thứ i do chuyên gia thứ r đánh giá theo tiêu chuẩn thứ j.

Bước 5. Tính tổng giá trị của từng phương án công nghệ: Vi =   m j j W 1 Vij

Bước 6. Lựa chọn các phương án thích hợp trên cơ sở mục tiêu và ràng buộc: phương án công nghệ nào có kết quả tính toán càng lớn càng được ưu tiên lựa chọn trước.

Bước 7. Điều chỉnh sự lựa chọn ở bước 6 có tính đến các yếu tố khác mà quá trình tính toán ở trên không bao quát được.

Một phần của tài liệu Quan tri cong nghe (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)