Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, bộ an ninh nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 38 - 42)

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Về số liệu thứ cấp, tác giả tìm hiểu tài liệu liên quan và tổng hợp theo nhóm vấn

bồi dưỡng kiến thức nói chung và kiến thức quản lý kinh tế của cán bộ cảnh sát kinh tế

Bộ An ninh Lào, đặc biệt, tác giả nghiên cứu sâu những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của các tác giả thực hiện trước đây để có những dẫn chứng mang tính khoa học cao. Kết hợp các với việc thu thập số liệu từ sách báo, tạp chí chuyên ngành.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ

Trên cơ sở khảo lược và tham khảo các nghiên cứu liên quan đến đào tạo kiến thức quản lý kinh tế thì thang đo nháp về các nhân tốảnh hưởng đến đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tếđược đề xuất. Bước nghiên cứu sơ bộ tiếp sẽ tiến hành phỏng vấn các chuyên gia có nghiên cứu, hiểu biết nhiều về những vấn đề

liên quan ví dụ như các quản lý, các cán bộ, các chuyên gia trong ngành trên địa bàn nghiên cứu nhằm:

- Kiểm tra sự rõ ràng, dễ hiểu về mặt thuật ngữ của các yếu tố (item) và nhân tố

(factor) trong thang đo rút ra từ nghiên cứu lý thuyết.

- Hình thành thang đo ban đầu làm cơ sởđể thiết kế bảng câu hỏi trong nghiên cứu định lượng chính thức.

Thảo luận nhóm tập trung

Nhóm thảo luận gồm các nhà quản lý Phó Tổng cục trưởng, Cục trưởng các đơn vị thuộc Bộ An ninh Lào, Hiệu trưởng, Hiệu phó các cơ sởđào tạo. Mục đích của thảo luận nhóm tập trung nhằm: (1) thống nhất thang đo các 6 yếu tố tác động đến công tác

đào tạo kiến thức quản lý kinh tế; (2) khám phá các yếu tốảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế.

Kết quả thảo luận nhóm tập trung: các thành viên của nhóm thảo luận đều thống nhất các yếu tố: Chủ trương, chính sách đào tạo; Nội dung và phương pháp đào tạo;

Đội ngũ giảng viên; Cơ sở vật chất và trang thiết bị; Hoạt động kiểm tra và đánh giá;

Động cơ và thái độ của học viên là những yếu tố có ảnh hưởng chính đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế.

Phỏng vấn sâu chuyên gia

Phương pháp được vận dụng là phương pháp phỏng vấn với thời gian trung bình khoảng 15 phút cho mỗi đối tượng được phỏng vấn hoặc một nhóm phỏng vấn, mục đích

để hoàn chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức.

Công cụđiều tra là bảng hỏi bán cấu trúc. Trong đó, phần đầu tiên sẽ là một số

câu hỏi mởđể khai thác các thông tin chung. Phần tiếp theo đối tượng được phỏng vấn sẽđược hỏi những câu hỏi để xác định các yếu tố cụ thể tác động đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế. Đối tượng phỏng vấn sẽđược trực tiếp góp ý và bổ sung một số yếu tố thậm chí là một số yếu tố khác vào thang đo lý thuyết đề xuất.Kết quả phỏng vấn sâu: các quản lý cấp trung được phỏng vấn không có ý kiến về mặt nội dung của các phát biểu (các biến quan sát) trong thang đo nháp

Giai đoạn nghiên cứu chính thức

Ðây là giai đoạn tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu từ thực tế trên qui mô mẫu

đủ lớn để chứng minh về mặt thống kê mức độ phù hợp của thang đo các nhân tốảnh hưởng đến đào tạo kiến thức quản lý kinh tế.

Trong phương pháp này tác giả thu thập thông tin thông qua việc khảo sát các

đối tượng liên quan sử dụng bảng hỏi. Công cụđiều tra là bảng câu hỏi có cấu trúc với ba loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này đó là thang đo quãng, định danh và thứ tự.

- Dạng thang do quãng Likert năm điểm dùng đểđo luờng mức độđồng ý của

đối tuợng nghiên cứu, biến thiên từ hoàn toàn không đồng ý dến hoàn toàn đồng ý.

- Dạng thang đo định danh nhằm mô tảđặc điểm mẫu.

- Dạng thang đo thứ tự nhằm phân biệt sự hơn kém của một số thuộc tính mẫu.

Kích thước mẫu

Về cỡ mẫu, theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu trước cho rằng, nếu sử

dụng phương pháp ước lượng thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ100 đến 150 (Hair & Ctg 1988). Ngoài ra, theo Tabachnick & Fidell (1991), để phân tích hồi quy đa biến

đạt được kết quả tốt nhất, thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức n ≥ 8m + 50. Trong

đó: n là kích cỡ mẫu – m là số biến độc lập của mô hình.

Căn cứ vào các phương pháp chọn mẫu được tham khảo kể trên, kết hợp với thực tiễn của nghiên cứu (với thang đo các nhân tốảnh hưởng đến đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, có tất cả 7 biến độc lập trong mô hình và 28 tiêu chí), nên số lượng mẫu tối thiểu theo cách chọn mẫu kể trên là n ≥ 8*7 + 50 = 106 mẫu (Tabachnick &

Fidell, 1991).

Theo số liệu thống kê, Bộ An ninh Lào từ Trung ương đến địa phương có tổng số cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ là 439.635 người, trong đó nữ 10.967 người, nam 428.668

người, trong đó: Đội ngũ cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ công tác ở lĩnh vực Cảnh sát là 173.010 người, nữ 1.067 người; thuộc Tổng cục Cảnh sát, các Cục, Phòng và các đơn vị chiến đấu trực thuộc là 1.247 người, nữ 273 người; thuộc Phòng Cảnh sát của An ninh tỉnh và thành phố là 3.572 người, nữ 476 người và Ban Cảnh sát của An ninh huyện và quận là 168.191 người, nữ 318 người.

Đểđảm bảo tính đại diện cao hơn của mẫu cho tổng thể, với số mẫu tối thiểu là 106 mẫu thì nghiên cứu lựa chọn số lượng phiếu khảo sát là 230 phiếu dành cho đối tượng là các cán bộ cảnh sát kinh tế. Sau khi lọc lại các bảng hỏi không phù hợp và các kết quả trả lời không đánh tin cậy, số phiếu thu hồi và được đưa vào xử lý là 225 mẫu.

Qua quá trình khảo sát các cán bộ cảnh sát kinh tế - Bộ An ninh Lào và các đơn vị trong ngành an ninh và kinh tế trên địa bàn, số lượng phiếu điều tra phát ra là 230 bảng hỏi và thu vềđược 225 bảng hỏi hợp lệ.

Phương pháp chọn mẫu

Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản từ danh sách cán bộ và nhân viên trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ An ninh Lào đã được chuẩn bị từ trước. Nghiên cứu tiến hành bốc ngẫu nhiên các mẫu được chọn khảo sát bằng phần mềm Excel. Qua đó, đảm bảo tính khách quan và tin cậy của dữ liệu thu thập.

Thng kê mô t cơ cu mu cán b cnh sát kinh tế

Giới tính Bảng 3.1: Mẫu điều tra theo giới tính Giới tính Tần số Tỷ lệ (%) Nam 184 81.8 Nữ 41 18.2 Tổng 225 100.0 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu bằng SPSS

Qua bảng trên, ta thấy trong 225 mẫu điều tra, giới tính nam chiếm 81,8%, tương đương với 184 người, giới tính nữ chỉ chiếm 18,2%, tương đương với 41người, giới tính nam cao hơn nhiều so với giới tính nữ. Điều này cũng dễ hiểu khi tính chất

đặc thù của ngành cảnh sát kinh tế sẽ có những yếu tố cá nhân phù hợp với nam hơn so với nữđể có thể làm tốt nhiệm vụ khi công tác trong ngành này.

Hình 3.3: Mẫu điều tra theo giới tính Độ tuổi Bảng 3.2: Mẫu điều tra theo độ tuổi Độ tuổi Tần số Tỷ lệ (%) Dưới 35 65 28.9 36 – 50 tuổi 108 48.0 Trên 50 tuổi 52 23.1 Tổng 225 100.0 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu bằng SPSS

Cán bộ, nhân viên có độ tuổi từ 36 đến 50 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 48% tương ứng 108 người. Tiếp đó là đến độ tuổi từ dưới 36 tuổi chiếm tỷ lệ là 28,9% tương ứng 65 ngườivà còn lại là trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là 23,1% tương ứng 52 người. Đối với ngành cảnh sát kinh tế hiện nay, ngoài việc chú trọng phát triển đội ngũ trẻ thì các cán bộ dày dặn kinh nghiệm công tác trong ngành là nhân tố quan trọng

ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động của đơn vị, hầu hết nhân viên của Cục cảnh sát kinh tế thuộc Bộ An ninh Lào hiện nay đều có tuổi đời trung niên trở lên, một bộ

phận khác là nhân viên trẻ mới vào nghề cũng chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu cán bộ nhân viên của đơn vị.

Nam 82% Nữ 18% Giới tính Nam Nữ

Hình 3.4: Mẫu điều tra theo độ tuổi Trình độ học vấn Bảng 3.3: Mẫu điều tra theo Trình độ học vấn Trình độ học vấn Tần số Tỷ lệ (%) Phổ thông trung học 5 2.2 Trung cấp, cao đẳng 31 13.8 Đại học 115 51.1 Thạc sỹ 49 21.8 Tiến sỹ 25 11.1 Tổng 225 100.0 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu bằng SPSS

Trong 225 mẫu điều tra ta thấy, đối tượng có trình độĐại học chiếm tỷ lệ lớn với 51,1% tương ứng 115 người. Trình độ Thạc sỹ chiếm tỷ lệ là 21,8% tương ứng 49 người. Trình độ Trung cấp, Cao đẳng chiếm tỷ lệ là 13,8% tương ứng 31 người. Trình

độ Tiến sỹ chiếm tỷ lệ 11,1% tương ứng 25 người và thấp nhất là trình độ Phổ thông trung học chỉ có 5 người chiếm 2,2%. Có thể thấy cán bộ nhân tại các cơ quan nhà nước đặc biệt là trong ngành cảnh sát hầu nhưđều phải có trình độĐại học là phần lớn, họđều là những người có kiến thức và trình độ chuyên môn cũng như khả năng quản lý tốt. Ởđơn vị, với một số vị trí mang tính đặc thù hoặc quản lý cấp cao thì đòi hỏi một số người phải có trình độ trên đại học như Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ thì mới đủ

trình độ và năng lực cũng như kinh nghiệm chuyên môn để thực hiện tốt công việc tại

đơn vị chuyên trách. 28,90% 48,00% 23,10% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00%

Dư i 35 36 – 50 tuổi Trên 50 tuổi

Độ tuổi

Hình 3.5: Mẫu điều tra theo Trình độ học vấn

Vị trí công tác

Bảng 3.4: Mẫu điều tra theo Vị trí công tác Vị trí công tác Tần số Tỷ lệ (%)

Quản lý 36 16.0

Nhân Viên 189 84.0

Tổng 225 100.0

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu bằng SPSS

Kết quảở trên cho thấy trong 225 mẫu điều tra, số lượng cán bộ là nhân viên chiếm đa số với 84% tương ứng 189 người, số cán bộ quản lý chiếm 16% tương ứng 36 người. Điều này cũng phản ánh rõ thực tế cơ cấu nhân sự hiện nay tại Cục cảnh sát kinh tế thuộc Bộ An ninh Lào.

Hình 3.6: Mẫu điều tra theo Vị trí công tác

2,20% 13,80% 51,10% 21,80% 11,10% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% PHỔ THÔNG TRUNG HỌC TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG ĐẠI HỌC THẠC SỸ TIẾN SỸ Trình đ h c v n Quản lý 16% Nhân Viên 84% Vị trí công tác

Thâm niên công tác

Bảng 3.5: Mẫu điều tra theo Thâm niên công tác Thâm niên công tác Tần số Tỷ lệ (%)

Dưới 5 năm 27 12.0 5 – 10 năm 88 39.1 10 - 25 năm 81 36.0 Trên 25 năm 29 12.9 Tổng 225 100.0 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu bằng SPSS

Hình 3.7: Mẫu điều tra theo Thâm niên công tác

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân viên có số năm kinh nghiệm làm việc trong khoảng từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 39,1% tương đương 88 người, từ 10

đến 25 năm chiếm 36% tương đương 81 người. Trên 25 năm có 29 người chiếm 12,9% và thời gian công tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất là 12% tương đương 27 người.

Điều này có thể lý giải dựa theo thực tế vềđộ tuổi hiện tại của đội ngũ nhân sự hiện nay, chủ yếu đều là nhân viên trẻ, thâm niên công tác chưa nhiều, hầu như chỉ từ 5 đến 10 năm. Một số cán bộ có thâm niên công tác trên 25 năm chủ yếu là các cán bộ quản lý, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.

Thâm niên công tác 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% Dư i 5 năm 5 – 10 năm 10 - 25 năm Trên 25 năm Dư i 5 năm, 12,00% 5 – 10 năm, 39,10% 10 - 25 năm, 36,00% Trên 25 năm, 12,90%

Thâm niên công tác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, bộ an ninh nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)