cho thấy:
Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sua cháy có ảnh hưởng rất đáng kể đến các tính chất hóa - lý đất.
- Chỉ tiêu pH giảm, N% giảm mạnh sau cháy, sau 4 năm thực nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi, mức độtăng chưa đạt bằng khu đối chứng nhưng tăng cao hơn trên 3 cấp độ cháy tương ứng không tiến hành biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy.
Chỉ tiêu lân tổng số, Kali tổng sốtăng mạnh ngay sau cháy và sau khi áp dụng biện pháp, mức độtăng tuỳ thuộc vào từng biện pháp. Kết quả này phần nào có ảnh hưởng tích cực của biện pháp phục hồi.
Cháy rừng ảnh hưởng và làm giảm độ xốp, sau 4 năm biến động khi áp dụng biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng, độ xốp vẫn ở mức thấp hơn đối chứng và cao hơn khu không áp dụng biện pháp. Kết quả này phần nào có ảnh hưởng tích cực của biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng, vì độ xốp biểu thị có khả năng thấm nước, giữ nước, tạo thuận lợi kích thích hệ rễ phát triển, tăng sức đề kháng khi bịtác động mạnh
3.3.2. Thay đổi một số chỉ tiêu cấu trúc rừng trên 3 biện pháp tác động phục hồi rừng sau cháy hồi rừng sau cháy
Kết quả kiểm tra thống kê phi tham số theo tiêu chuẩn Kruskal - Wallis về các chỉ tiêu cấu trúc cho 3 OTC trên cùng một biện pháp kỹ thuật lâm sinh
tác động phục hồi rừng sau cháy cho thấy: Khu cháy thấp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh; Khu cháy trung bình chặt nuôi dưỡng: χ2 (chặt nuôi dưỡng) = 7,53; p = 0.14 > 0,05; Khu cháy cao gieo sạχ2(gieo sạ) = 6,43; p = 0.155 > 0,05, nghĩa là 3 OTC trên cùng một biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động là chưa có sự khác biệt đáng kể, nên luận án gộp 3 OTC làm một tổng thể để tính các chỉ tiêu.
3.3.2.1. Đặc trưng cấu trúc tầng cây cao trên 3 biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng sau cháy
(i). Mật độ tầng cây cao trên 3 biện pháp
Kết quảđánh giá mật độvà thay đổi mật độ tầng cây cao còn lại sau cháy khi tiến hành 3 biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng được thể hiện trên hình 3.19.
Hình 3.19. Thay đổi mật độ theo năm trên các biện pháp phục hồi rừng
Các từ viết tắt trên hình: CT: Cháy thấp; CTB: Cháy trung bình; CC: Cháy cao.
Kết quả trên hình 3.19 cho thấy: biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy như: Biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh; biện pháp chặt nuôi dưỡng và biện pháp gieo sạ, mật độ tầng cây cao sau cháy đạt thấp và thấp hơn so với cấp độcháy tương ứng không tiến hành biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng. Mật độ bình quân sau khi áp dụng biện pháp tại năm 2017 trên
3 biện pháp tương ứng đạt: Nknxtts = 657 cây/ha; Ncnd = 228 cây/ha và Ngs = 190 cây/ha. Tại thời điểm năm 2021, mật độ tầng cây cao thay đổi không đáng kể, mật độ tương ứng đạt Nknxtts = 718 cây/ha; Ncnd = 231 cây/ha và Ngs = 193 cây/ha. So với mật độ tầng cây cao trên 3 cấp độ cháy tương ứng không tiến hành biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hổi rừng thì mật độ tầng cây cao trên biện pháp kỹ thuật thường thấp hơn và thay đổi cũng ít hơn
(ii). Về sốlượng và thành phần loài cây cao trên 3 biện pháp tác động. Số lượng và thành phần loài cây cao tại năm 2021 trên 3 biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng. Kết quả so sánh được thể hiện trên hình 3.20
Hình 3.20. Số loài cây cao trên các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi
Các từ viết tắt trên hình: CT: Cháy thấp; CTB: Cháy trung bình; CC: Cháy cao.
Kết quả trên hình 3.18 trên cho thấy. Tương tự như mật độ, số lượng loài ở cấp độ cháy thấp tiến hành biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh đạt 39 loài, số loài bằng với cấp độ cháy thấp không tiến hành khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh. Số loài ở cấp độ cháy trung bình thực hiện biện pháp chặt nuôi dưỡng đạt 12 loài, thấp hơn cấp độ cháy thấp không chặt nuôi dưỡng, do một số loài có phẩm chất thấp, chịu tác động mạnh bởi lửa rừng đã được tiến hành chặt
nuôi dưỡng. Cấp độ cháy cao tiến hành biện pháp gieo sạ có số lương đạt 17 loài và bằng với khu cháy cao không tiến hành biện pháp gieo sạ.
(iii). Thành phần loài ưu thế trên các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy
Kết quả tính toán chỉ số quan trọng loài năm 2021 tương ứng với từng biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hổi rừng sau cháy khác nhau đã xác định được những loài cây ưu thếđược thể hiện trong các công thức tổ thành sau.
- Biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh trên cấp cháy thấp. Tổng số loài thực vật được ghi nhận là 39 loài, các loài chính gồm: Thông hai lá (Pinus
merkusii) tiếng Lào (Paek sorng bai); Quế lợn (Cinnamomum iners) (Sa chouang); Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum) (Hing horm); Côm lá kèm (Elaeocarpus stipularis (E. siamensis)) (Moun), v.v. Trong số 39 loài tầng cây cao được ghi nhận thuộc 24 họ thực vật. So với khu đối chứng, cấp độ cháy thấp không tiến hành biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, số lượng thành phần loài không thay đổi nhưng sốlượng cá thể của từng loài có sựthay đổi đáng kể. Do vậy, trật tự loài có sựthay đổi, số loài trong công thức tổthành cũng thay đổi. Kết quả tính toán (xem phục lục 2) cho thấy: trong tổng số 39 loài, có 5 loài có chỉ số quan trọng IV ≥ 5 %. Như vậy, khu rừng bị cháy với cấp độ cháy thấp có 4 loài đồng ưu thếđó là: Vối thuốc (Schima wallichii Choisy), Thông hai lá
(Pinus merkusii) tiếng Lào (Paek sorng bai) thuộc họ Thông, Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum) (Hing horm), thuộc Họ Thông tre; Côm lá kèm (Elaeocarpus stipularis) (Moun), thuộc họ Côm.
Dựa vào chỉ số quan trọng loài, công thức tổthành loài cây được thiết lập như sau:
CTTT: 15,40Vt + 8,05Thl + 6,61Hđg +5,89Clk + 70,06CLK (3.12)
Trong đó: Vt: Vối thuốc; Thl: Thông hai lá; Hđg: Hoàng đàn giả; Clk: Côm lá kè và CLK: Các loài khá.
Như vậy, khu khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh trên cấp độ cháy thấp, loài cây đồng ưu thế là: Vối thuốc, Thông hai lá, Hoàng đản giả, Côm lá kèm.
- Chặt nuôi dưỡng trên cấp cháy trung bình. Tổng số loài thực vật được ghi nhận là 12 loài, các loài chính gồm: Thông hai lá (Pinus merkusii); Quế lợn (Cinnamomum iners); Thông 3 lá; Vên vên nghệ; Vối thuốc, v.v. . Kết quả tính toán (xem phục lục 3) cho thấy: trong tổng số 12 loài thực vật được ghi nhận, có 5 loài có chỉ số quan trọng IV ≥ 5 %. Như vậy, biện pháp chặt nuôi dưỡng trên cấp cháy trung bình có 5 loài đồng ưu thế. Công thức tổ thành loài cây cao sau chặt nuôi dưỡng vào năm 2021 được thiết lập như sau:
CTTT: 16,40 Vt + 9,05Vvng + 7,11Tbl + 6,62Ql +5,33Thl+ 55,51CLK (3.13)
Trong đó: Vt: Vối thuốc; Vvn: Vên vên nghệ; Thl: Thông hai lá; Ql: Quế lợn; TBl: Thông ba lá và CLK: Các loài khá.
Như vậy, khu rừng bị cháy với cấp độcháy trung bình, loài cây đồng ưu thế là: Vối thuốc, Vên vên nghệ, Thông ha lá, Quế lợn, Thông ba lá.
- Biện pháp gieo sạ trên cấp cháy cao. Kết quả điều tra, xác định số lượng loài đã ghi nhận được 17 loài, số loài tương tự trên cấp độ cháy cao không tiến hành gieo sạ, chỉ số quan trọng trên từng loài (xem phục lục 4). Tổng số 17 loài, thuộc 14 họ thực vật, các loài chính gồm: Thông hai lá; Quế lợn; Vàng tâm; Chiêu liêu khế, v.v. Như vậy, biện pháp gieo sạ trên cấp độ cháy cao có 6 loài đồng ưu thế. Công thức tổ thành loài cây cao sua cháy vào năm 2021 được thiết lập như sau: CTTT: 17,4Thl + 10,0Ql + 8,61Vta+ 7,89Clk +5,28Vt + 5,02Hdg + 45,8CLK (3.14)
Trong đó: Thl: Thông hai lá; Ql: Quế lợn; Vta: Vàng tâm; Vt: Vối thuốc; Hdg: Hoàng đàn giả và CLK: Các loài khá.
Như vậy, khu rừng bị cháy với cấp độ cháy cao, loài cây ưu thế gồm: Thông ha lá, Vối thuốc, Quế lợn, Hoàng đàn giả, v.v.
3.3.2.2. Đặc trưng lớp cây tái sinh trên 3 biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng sau cháy
(i). Mật độ lớp cây tái sinh trên 3 biện pháp
Kết quả đánh giá các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy về mật độ và thay đổi mật độ lớp cây tái sinh theo thời gian trên 3 biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phục hồi rừng sau cháy được thể hiện trên hình 3.21.
Hình 3.21. Mật độ và thay đổi mật độ lớp cây tái sinh trên các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi
Các từ viết tắt trên hình: CT: Cháy thấp; CTB: Cháy trung bình; CC: Cháy cao; XTTS: Xúc tiến tái sinh.
Kết quả trên hình 3.21 cho thấy: biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy có tác động rất tích cực, làm tăng nhanh mật độ cây tái sinh sau cháy rõ rệt. Trước khi tác động biện pháp kỹ thuật lâm sinh, tại năm 2017, mật độ cây tái sinh được ghi nhận trên 2 biện pháp chặt nuôi dưỡng và gieo sạ hạt là bằng 0 (Nts= 0). Vào thời điểm điều tra năm 2021, mật độ cây tái sinh trên 3 biện pháp tác động và các cấp độcháy không tác động tương ứng đạt: (1). Chặt nuôi dưỡng:1.982cây/ha; (2). Gieo sạ: 2.196 cây/ha; (3). Đối chứng:1.553 cây/ha; (4). Cháy thấp: 833 cây/ha; (5). Cháy trung bình: 954 cây/ha và (6). Cháy cao: 1.175 cây/ha và (7). Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh; 845 cây/ha. Mức độ biến động về mật độ theo thời gian được thể hiện như sau:
(i). Biện pháp gieo sạ hạt trên cấp độ cháy cao: mật độ cây tái sinh tại thời điểm gieo sạ năm 2017 là bằng không (toàn bộ cây tái sinh, cây bụi, cây tầng thấp bị cháy hoàn toàn). Trải qua 2 năm gieo sạ (năm 2019), mật độ cây tái sinh tăng mạnh, đạt 2.189 cây/ha, cao hơn cảkhu đối chứng (không bị cháy). Tuy nhiên, tại thời điểm năm 2021 và 2021, mật độcây tái sinh đã ổn định hơn so với 2 năm đầu gieo sạ. (ii). Biện pháp Chặt nuôi dưỡng trên cấp độ cháy
trung bình, trong năm đầu Chặt nuôi dưỡng, do bị tác động mạnh trong quá trình khai thác, vận xuất nên sốlượng cây tái sinh tại năm 2017 hầu như không có. Đến năm 2018, cây tái sinh đã xuất hiện và số lượng cây tái sinh bắt đầu tăng mạnh vào năm 2019. Tại thời điểm năm 2019, mật độbình quân đạt 1.974 cây/ha, số lượng cây tái sinh cao hơn so với khu đối chứng. Tuy vậy, vào năm 2021, sốlượng cây tái sinh tăng thêm nhưng tăng không đáng kểvà tương đối ổn định, đạt 1.982 cây/ha.
So sánh mật độ tái sinh khi áp dụng 3 biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động với mật độ cây tái sinh tự nhiên trên các cấp độ cháy cùng cấp không tác động biện pháp cho thấy: mật độ cây tái sinh của 3 biện pháp tác động có sự sai khác rất rõ rệt so với mật độ cây tái sinh tự nhiên trên cùng cấp độ cháy không tác động biện pháp.
Kết quả kiểm tra về mật độ cây tái sinh trên các cấp độ cháy và 3 biện pháp tác động cho thấy: χ2= 7,56; df = 6 và Sig. = 0,17 > 0,05. Như vậy, có thể kết luận rằng, áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy có tác động, làm tăng mật độ cây tái sinh. Biện pháp gieo sạ và biện pháp chặt nuôi dưỡng có tác động tích cực nhất đến mật độ cây tái sinh.
Theo thời gian sau cháy, trên 3 biện pháp tác động, kết quả kiểm tra thống kê thấy rằng: χ2
( Gieo sạ )= 7,15; p = 0,23; χ2
( Chặt nuôi dưỡng )= 5,56; p = 0,16; với giá trị p đều > 0,05, nghĩa là trên cùng một biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động, biến động về mật độ loài cây tái sinh giữa 5 năm là có sự khác biệt đáng kể.
Do vậy, có thể nói rằng, mật độ cây tái sinh trên 3 biện pháp tác động sau cháy so với mật độ cùng cấp độ cháy không tác động có sự sai khác nhau rõ rệt. Kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác trên thế giới cũng ghi nhận tương tự kết quả của nghiên cứu này, các tác giảđều nhận định sốlượng cây tái sinh tăng và tăng mạnh từnăm thứ2 đến năm thứ3 sau cháy khi được áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động (Sovu et al., 2010).
(ii). Sốlượng loài cây tái sinh trên 3 biện pháp phục hồi rừng
Kết quảđánh giá các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy về số lượng và mức độ phong phú loài cây tái sinh theo thời gian trên 3 biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phục hồi rừng sau cháy được thể hiện trên hình 3.22.
Hình 3.22. Số lượng và thay đổi số loài cây tái sinh trên các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi
Các từ viết tắt trên hình: CT: Cháy thấp; CTB: Cháy trung bình; CC: Cháy cao; XTTS: Xúc tiến tái sinh.
Kết quả trên hình 3.22 cho thấy, số lượng loài cây tái sinh giữa 3 biện pháp tác động so với 3 cấp độ cháy không không tiến hành biện pháp phục hồi, số lượng loài trên các biện pháp kỹ thuật là có sự khác nhau đáng kể. Năm 2021, ở biện pháp Chặt nuôi dưỡng đã ghi nhận được 21 loài cây tái sinh, ở biện pháp gieo sạ là 19 loài, ở biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh là 35 loài. Tuy vậy, trên các biện pháp tác động nói chung, sốlượng loài còn ở mức độ thấp hơn so với cùng cấp độ cháy trung bình và cháy cao không tác động biện pháp cũng như khu đối chứng. Có thể nói rằng, áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã làm giảm sốlượng loài trong những năm đầu sau cháy so với khu không áp dụng biện pháp cùng cấp độ cháy.
Thay đổi số lượng loài cây tái sinh. Số lượng loài tăng dần theo năm sau cháy, tuy nhiên trên các biện pháp tác động, sau 4 năm, số lượng loài cây tái sinh ổn định hơn so với các cấp độcháy khác không tác động biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác trên thế giới cũng ghi nhận tương tự kết quả được ghi nhận ở nghiên cứu này, các tác giả đều nhận định số lượng loài sẽ giảm và giảm dần theo cấp độ cháy, mức độ giảm tùy thuộc vào thành phần, cấu trúc, sốlượng và đa dạng thành phần loài khu đối chứng, điều kiện địa hình, khí hậu, cấp độ cháy... Cháy rừng ở Ấn Độ đã làm giảm thành phần loài so với khu vực đối chứng (Bhinmappa Kittur et al., 2014). Tương tự tại Khu rừng phòng hộ Hoàng Liên Sơn, Việt Nam (Bế Minh Châu và cs, 2014).
(iii) Thành phần loài ưu thế trên các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi
Kết quả tính toán chỉ số quan trọng loài (Ki) tại thời điểm năm 2021 tương ứng trên các biện pháp tác động những loài cây tái sinh đồng ưu thếđược thể hiện trong các công thức tổ thành sau (CTTT):
a. Biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh: Tổng số loài cây tái sinh được ghi nhận là 33 loài, thuộc 24 họ các loài chính gồm: Thông 2 lá (Pinus
kesiya); Vối thuốc (Schima wallichii Choisy), v.v.
CTTT: 10,44Thl + 8,28Vt + 8,16Ss + 7,92Td + 7,44Hđg + 6,60Tbl +5,40Kts + 45,74CLK (3.15)
Trong đó: Thl: Thông hai lá; Tbl: Thông ba lá; Td: Trắc dao; Vt: Vối thuốc; Hdg: Hoàng đàn giả; Ss: Sau sau; Kts: Kha thụ sừng nai và CLK: Các loài khác.
b. Biện pháp chặt nuôi dưỡng: Tổng số loài cây tái sinh được ghi nhận vào năm 2022 là 21 loài, thuộc 15 họ, các loài chính gồm: Vối thuốc, Hoàng đàn giả, Sua sau, Vên vên nghẹ, Thông hai lá, v.v.
CTTT: 11,01Vt + 9,54Hdg + 8,39Ss + 8,18Vvn +7,764Thl + 7,02Tbl 5,56Kts + 42,56CLK (3.16)
Ss: Sau sau; Thl: Thông hai lá; Tbl: Thông ba lá; Kts: Kha thụ sừng nai và CLK: Các loài khác.
c. Biện pháp gieo sạ: Tổng số loài cây tái sinh được ghi nhận vào năm