Một số chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng và năng suất thịt

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Khả năng sinh sản của bò cái Lai Brahman được phối giống Droughtmaster, Charolais, Red Angus và sức sản xuất thịt của đời con nuôi tại tỉnh Quảng Ngãi (Trang 30 - 32)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TI ỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng và năng suất thịt

Các chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng của bò được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thường đề cập đến là:

-Khối lượng tích lũy (kg)

-Cao vây (cm), vòng ngực (cm) và dài thân chéo (cm)

-Sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày)

-Sinh trưởng tương đối (%)

Năng suất thịt là yếu tố được người chăn nuôi rất quan tâm, các chỉ tiêu để đánh giá sức sản xuất thịt của bò bao gồm:

-Khối lượng hơi (kg)

-Khối lượng (kg) và tỷ lệ thịt xẻ (%)

-Khối lượng (kg) và tỷ lệ thịt tinh (%)

-Khối lượng (kg) và tỷ lệ thịt loại 1 (%)

-Khối lượng (kg) và tỷ lệ thịt loại 2 (%)

-Khối lượng (kg) và tỷ lệ thịt loại 3 (%)

-Khối lượng (kg) và tỷ lệxương (%)

-Khối lượng (kg) và tỷ lệ mỡ (%)

-Diện tích cơ thăn (cm2)

Khối lượng gia súc các tháng tuổi chính là độ sinh trưởng tích lũy. Đường cong sinh trưởng tích lũy lý thuyết có dạng chữ S, thoai thoải khi gia súc nhỏ, dốc dựng hơn khi gia súc ở giai đoạn sinh trưởng nhanh rồi thoải dần tiến tới nằm ngang, không tăng nữa ứng với giai đoạn con vật đã thành thục về thểvóc. Tăng trưởng trung bình trong 1 tháng hay trong 1 ngày của gia súc chính là độ sinh trưởng tuyệt đối. Đường cong sinh trưởng tuyệt đối có dạng hình chuông, tăng dần đểđạt giá trị cực đại sau đó giảm dần. Cường độ sinh trưởng tương đối lý thuyết có dạng đường tiệm cận Hyperbol. Bò càng lớn tuổi quá trình sinh trưởng càng chậm lại.

Để ước tính sinh trưởng của bò, mô hình toán học và đồ thị mối tương quan giữa khối lượng cơ thểvà các độ tuổi thường được sử dụng (Bathaei và Leory, 1996).

Việc ước tính sinh trưởng của bò qua độ tuổi khác nhau là rất quan trọng, nó cung cấp

cho nhà khoa học, nhà chăn nuôi có những thông tin đáng tin cậy về đặc điểm sinh

trưởng của động vật qua các độ tuổi, từđó có thể xây dựng được các chương trình dinh dưỡng, quản lý giống hợp lý cho từng giai đoạn, góp phần tăng hiệu quả chăn nuôi. Các mô hình hồi quy phi tuyến tính giữa khối lượng với độ tuổi thường được sử dụng để mô phỏng sinh trưởng của bò (Garnero và cs, 2006; Forni và cs, 2009; Souza và cs, 2010) trên các đối tượng bò khác nhau như Hereford (Brown và cs, 1976), Angus

(Beltran và cs, 1992), BBB (Behr và cs, 2001), và Nelore (Forni và cs, 2009). Nhiều

hàm hồi quy đã được sử dụng để dự đoán tốc độ sinh trưởng của bò thịt bao gồm Brody, Bertalanfy, Logistic, Gompertz và Richards (Brown và cs, 1976, Fitzhugh, 1976). Một số hàm hồi quy phổ biến được trình bày ở bảng 1.4.

Bng 1.4.Một số mô hình ảnh hưởng cốđịnh hàm hồi quy phi tuyến tính

Tên mô hình Công thức Nguồn

Logistic 𝑌𝑖,𝑡 =1 + 𝑒𝑚(𝑎−𝑏𝑇) + 𝜀𝑖,𝑡 Robertson (1908)

von Bertalanffy 𝑌𝑖,𝑡 = 𝑚(1 − 𝑎𝑒(−𝑏𝑇))3+ 𝜀𝑖,𝑡 Bertalanffy (1938)

Gompertz Yi,t = me(−ae−bT)+ εi,t Gompertz (1825)

Yi,t: Khối lượng ước tính của bò thứ i tại ngày tuổi thứ t (kg), m: Khối lượng lúc

trưởng thành ước tính (kg), a: Hằng số tích hợp liên quan đến khối lượng sơ sinh, b: Hằng sốliên quan đến tốc độsinh trưởng, e = 2,7182818, εi,t: Sai số ngẫu nhiên

Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cũng đã sử dụng các hàm hồi quy phi tuyến tính đểmô hình hóa quá trình sinh trưởng của một số giống được trình bày ở bảng 1.5.

Bng 1.5. Kết quả một số nghiên cứu sử dụng hàm hồi quy

Giống Hàm sinh trưởng Nguồn

HF × LS 𝑌𝑖,𝑡 = 444,48𝑒(−2,3𝑒−0,105𝑇), R2 = 99,34% Trần Quang Hạnh (2010) HF 𝑌𝑖,𝑡 = 498,82𝑒(−2,37𝑒−0,108𝑇), R2 = 98,58% LS 𝑌𝑖,𝑡 = 267,216𝑒(−2,417𝑒−0,112𝑇), R2 = 96,92% Phạm Thế Huệ, (2010) Br × LS 𝑌𝑖,𝑡 = 333,64𝑒(−2,358𝑒−0,101𝑇), R2 = 96,64% Ch × LS 𝑌𝑖,𝑡 = 383,99𝑒(−2,342𝑒−0,905𝑇), R2 = 97,05% BBB × LS 𝑌𝑖,𝑡 = 140,51(1 − 0,66𝑒−0,05𝑇)3, R2 = 99,34% Trần Thị Vinh và cs (2020) BBB × LS 𝑌𝑖,𝑡 = 861,48(1 − 0,63𝑒−0,07𝑇)3, R2 = 99,20%

HF: Holstein Friesian, LS: Lai Sind, Br: Brahman, BBB: Blanc - Blue

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Khả năng sinh sản của bò cái Lai Brahman được phối giống Droughtmaster, Charolais, Red Angus và sức sản xuất thịt của đời con nuôi tại tỉnh Quảng Ngãi (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)