Thanh tra, xử lý các trường hợp vi phạm về kê khai và nộp thuế 1 Thanh tra Thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (Trang 60 - 64)

- Đăng ký thuế cho cá nhân nộp thuế thu nhập:

2.3.Thanh tra, xử lý các trường hợp vi phạm về kê khai và nộp thuế 1 Thanh tra Thuế thu nhập cá nhân

d. Kê khai quyết toán thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh:

2.3.Thanh tra, xử lý các trường hợp vi phạm về kê khai và nộp thuế 1 Thanh tra Thuế thu nhập cá nhân

2.3.1. Thanh tra Thuế thu nhập cá nhân

Thanh tra là việc thực hiện chính sách, pháp luật tại Tổng cục Thuế bao gồm các nội dung: Thu thuế và các chính sách liên quan đến thuế; kinh phí của ngành thuế; đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị cho ngành thuế.

Qua thanh tra để đánh giá thực trạng chấp hành pháp luật trong ngành thuế, biểu dương những việc làm tốt, chấn chỉnh, khắc phục những mặt chưa tốt, đồng thời kiến nghị, đề xuất với Chính phủ điều chỉnh, sửa đổi cơ chế, chính sách về thuế chưa phù hợp...

Đây là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng. Thanh tra thuế được thực hiện bởi cơ quan thanh tra chuyên ngành thuế. Đối tượng thanh tra thuế là các tổ chức kinh tế và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân cho Nhà nước và bao gồm cả các đơn vị thuộc ngành thuế. Mục tiêu thanh tra thuế là phát hiện và xử lý các trường hợp sai trái nhằm giảm bớt những tổn thất cho Nhà nước và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời cũng qua quá trình thanh tra, có thể đánh giá thực trạng chấp hành pháp luật trong ngành thuế, biểu dương những việc làm tốt, chấn chỉnh, khắc phục những mặt chưa tốt, đồng thời phát hiện những thiếu sót, bất cập trong văn bản pháp luật thuế và quá trình tổ chức thực hiện, từ đó tìm ra những hướng giải quyết, đồng thời kiến nghị, đề xuất với Chính phủ điều chỉnh, sửa đổi cơ chế, chính sách về thuế chưa phù hợp... nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân.

Thanh tra thuế được thực hiện dưới cá hình thức và phương pháp khác nhau. * Về hình thức thanh tra :

- Xét theo thời gian tiến hành thanh tra:

Hình thức thanh tra thường xuyên được thực hiện mang tính định kỳ, không phụ thuộc vào việc có xảy ra vụ việc hay không trong các đối tượng nộp thuế và các cơ quan quản lý thuế.

Thanh tra đột xuất là hình thức thanh tra mang tính bất thường và đối tượng thanh tra không được biết trước. Hình thức này được tiến hành khi có những vụ việc xảy ra từ phía các đối tượng nộp thuế hoặc trong các cơ quan thuế để có biện pháp xử lý. - Xét theo phạm vi và nội dung :

Thanh tra toàn diện : Được tiến hành với tất cả các nội dung thanh tra thuế, hoặc với tất cả đối tượng thanh tra. Hình thức này thường được áp dụng để phục vụ cho những nghiên cứu cải tiến lớn về hệ thống thuế.

Thanh tra có trọng điểm : Được tiến hành chỉ với một số nội dung, một số đối tượng. Người ta thường chọn ra các đối tượng điển hình và tổ chức thanh tra , từ đó rút ra các kết luận chung cho toàn hệ thống.

* Về phương pháp thanh tra thuế

Tùy theo mục đích, yêu cầu và đối tượng thanh tra mà người ta áp dụng phương pháp thanh tra thuế thích hợp. Một số phương pháp sau thường được áp dụng: Phương pháp kiểm tra, đối chiếu và phương pháp phân tổ, thu nhập các thông tin về sự việc.

Trên thực tế, người ta cũng có thể kết hợp cả hai phương pháp này trong trường hợp cần thiết.

2.3.2. Xử lý vi phạm về kê khai và nộp thuế

Căn cứ vào các trường hợp vi phạm và xử lý vi phạm được quy định tại Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế, có thể chia thành hai nhóm vi phạm chính:

- Trường hợp không có gian lận: Cung cấp thông tin và hồ sơ thuế không chính xác,

không đầy đủ, kịp thời: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 5 triệu đồng; Chậm nộp thuế, phạt 0,05% số tiền thuế chậm nộp tính trên mỗi ngày nộp chậm; Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn: phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm cao hơn so với mức quy định của pháp luật về thuế.

- Trường hợp có gian lận: Gian lận thuế như cố tình khai thiếu thu nhập hoặc khai

tăng chi phí; cố tình trốn thuế sẽ bị phạt từ 1-3 lần số thuế chênh lệch do khai sai (số thuế trốn, số thuế gian lận).

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 13/2009/NĐ-CP ngày 13/2/2009 sửa đổi, bổ sung một số quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo hướng tăng thẩm quyền phạt tiền của cơ quan thuế đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Cụ thể, đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế, nhân viên đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 200.000 đồng và đội trưởng Đội Thuế có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng thay vì quy định cũ chỉ là 100.000 đồng và 2.000.000 đồng. Chi cục trưởng Chi cục Thuế, trong phạm vi địa bàn quản lý của mình, có quyền phạt tiền đến 20 triệu đồng, tăng gấp đôi mức phạt cũ đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, vi phạm chế độ cung cấp thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế hoặc không chấp hành quyết định hành chính thuế,... Quy định mới cũng bổ sung mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.

Tuy nhiên, với việc xem xét giảm trừ mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ. Nghị định mới quy định, nếu có một tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. Trong khi đó, Nghị định cũ quy định có hai tình tiết giảm nhẹ mới được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.

Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có hiệu lực trong thời hạn một năm, kể từ ngày ban hành quyết định. Riêng quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thì thời hạn này là 30 ngày. Hiện nay do mức xử lý vi phạt còn tương đối cao nên trong thực tế rất khó xử phạt. Hơn nữa, do công tác kiểm tra của cơ quan thuế đối với việc kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân chưa được thường xuyên và chặt chẽ, do vậy việc phát hiện ra các trường hợp vi phạm còn ít.

Nhìn chung, việc triển khai văn bản quy phạm pháp luật và quy trình quản lý thu nộp đối với thuế TNCN ngày một được hoàn thiện. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến về thuế TNCN, để cho mọi tổ chức, cá nhân hiểu và nghiêm túc thực hiện. Công tác trao đổi thông tin với Cục Thuế về xác định thu nhập, số thuế tạm khấu trừ, số thuế đã nộp để phục vụ cho công tác kiểm tra xác định số thuế phải nộp, số đã nộp, số được khấu trừ và hoàn thuế ngày càng chặt chẽ. Hiện đại hoá quản lý thu thuế thu nhập cá nhân: cấp mã số thuế cho tất cả các đối tượng và thực hiện quản lý thu thuế trên hệ thống máy tính tạo đều kiện thuận lợi cho người nộp thuế đăng ký kê khai thuế. Do thuế TNCN mới có hiệu lực và được áp dụng nên không tránh khỏi những vướng mắt cho người nộp thuế cũng như những thiếu xót trong văn bản tạo nên kẻ hở cho việc lách thuế, từ đó người viết xin đề xuất một số vấn đề nhằm góp phần được hoàn thiện luật thuế TNCN. Đề xuất sẽ được đưa ra trong chương 3 như sau:

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (Trang 60 - 64)