Mục tiêu quản trị huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 53 - 57)

7. Kết cấu của luận văn:

2.2.1.Mục tiêu quản trị huy động vốn

- Mục tiêu chiến lược.

Với mục tiêu chung của toàn bộ hệ thống Agribank cố gắng phát huy và giữ vững vai trò của chi nhánh cạnh tranh thành công tại địa bàn Bắc Giang; phục vụ tất cả các phân đoạn khách hàng với một danh mục sản phẩm hoàn chỉnh, hiện đại, hướng tới mục tiêu bền vững về lợi ích của cả khách hàng và ngân hàng; hoạt động trên nền tảng bền vững về tài chính; hệ thống công nghệ thông tin hiện đại; nâng cao đời sống cán bộ nhân viên.

- Mục tiêu tăng trưởng huy động vốn:

Bình quân hàng năm, tổng nguồn vốn huy động tăng từ 15-20%. Trong đó:

Tiền gửi dân cư tỷ chiếm tỷ trọng bình quân tối thiểu 60% trên tổng nguồn vốn.

Tiền gửi có kỳ hạn tăng trưởng bình quân hàng năm từ 25 – 30%

Nhằm đạt các mục tiêu huy động vốn, Agribank CN Huyện Lục Ngạn thực hiện các chương trình hành động sau:

+ Đa dạng hoá các hình thức, sản phẩm huy động để khách hàng lựa chọn;

Để thu hút khách hàng và tạo ưu thế trong cạnh tranh, vận dụng vào những hình thức, sản phẩm huy động vốn truyền thống (tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu,vv..) và tạo ra các sản phẩm khác biệt có tính chiến lược như: Tiết

kiệm học đường, tiết kiệm an sinh xã hội…là những sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

+ Thực hiện marketing chăm sóc khách hàng theo nhóm khách hàng mục tiêu

Để thực hiện marketing, Chi nhánh thực hiện phân nhóm khách hàng, xác định khách hàng mục tiêu để có chính sách khách hàng phù hợp. Các nhóm khách hàng chính gồm: khách hàng dân cư, tổ chức kinh tế xã hội, và tổ chức tài chính.

2.2.2. Quản trị quy mô và cơ cấu huy động vốn

Để quản trị quy mô và cơ cấu huy động vốn, hàng năm, Agribank CN Huyện Lục Ngạntổ chức lập kế hoạch huy động vốn.

•Xây dựng kế hoạch huy động vốn đầu năm:

- Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với chính sách tín dụng, chính sách khách hàng trong từng thời kỳ.

- Các biện pháp và công cụ huy động vốn phù hợp (mở rộng mạng lưới, chính sách nhân sự, chính sách công nghệ, cơ sở vật chất, các hình thức huy động vốn, tiếp thị, Marketing quảng cáo...)

- Đối với khách hàng đặc biệt, các khách hàng tiềm năng tiền gửi, bộ phận tiếp thị lập kế hoạch chăm sóc khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới...

- Kế hoạch nguồn vốn huy động kèm với kế hoạch kinh doanh năm của Agribank CN Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang chậm nhất là 25/12 năm trước năm kế hoạch theo chỉ đạo cụ thể của NH Agribank CN tỉnh Bắc Giang

•Điều chỉnh chỉ tiêu huy động vốn:

- Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, dự kiến thực hiện đến cuối năm, Agribank CN Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang phân tích, đánh giá

nguyên nhân khách quan, chủ quan và có văn bản trình Agribank CN tỉnh Bắc Giang về điều chỉnh chỉ tiêu huy động vốn của Agribank CN Huyện Lục Ngạn trong quý III.

•Tổng kết đánh giá:

- Agribank CN Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đánh giá công tác huy động vốn và điều hành nguồn vốn định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, so sánh tiến độ thực hiện với các năm trước, phân tích mặt được, tồn tại, kinh nghiệm quý, đề xuất các biện pháp tăng cường huy động vốn; kiến nghị các giải pháp thực hiện, chuẩn bị xây dựng kế hoạch huy động vốn cho năm sau.

Từ kế hoạch đề ra, chi nhánh tiến hành phân bổ, giao nhiệm vụ các phòng ban:

- Các đơn vị trực tiếp kinh doanh và các đơn vị liên quan: Xây dựng kế hoạch huy động vốn trên cơ sở các chỉ tiêu được giao đầu năm hoặc trên cơ sở kế hoạch huy động đã được điều chỉnh. Tuân thủ theo các quy định về huy động vốn, hướng dẫn khách hàng hoàn tất các thủ tục liên quan đến gửi, rút tiền.

- Phòng Vốn có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch huy động vốn của các đơn vị kinh doanh trực tiếp trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh và môi trường bên trong của Agribank CN Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, phân tích điểm mạnh điểm yếu để xây dựng kế hoạch huy động vốn, tính toán cơ cấu kỳ hạn, loại tiền nguồn vốn huy động căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền dự kiến của tài sản Có. Đồng thời đây cũng là bộ phận đầu mối xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác huy động vốn và cân đối vốn; thực hiện các báo cáo về tình hình huy động vốn.

- Phòng Kế toán: Chịu trách nhiệm hướng dẫn hạch toán kế toán nguồn vốn huy động và sử dụng vốn. Hướng dẫn các bộ phận nghiệp vụ liên quan lưu trữ, bảo quản hồ sơ, chứng từ kế toán phục vụ công tác kiểm tra, kiểm toán.

2.2.3. Quản trị lãi suất chi trả

Do sự biến động kinh tế thế giới, lãi suất trên thị trường có sự biến động mạnh mẽ. Các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất để tăng tính hấp dẫn song vẫn ở mức thấp so thời điểm vài năm trước đây. Chênh lệch lãi suất không cao làm cho kết quả kinh doanh của Agribank bị giảm sút. Để khắc phục điều này ngân hàng đã có nhiều sự điều chỉnh về lãi suất, và giảm bớt huy động vốn bằng hình thức tiền gửi bậc thang lũy tiến theo thời gian. Lãi suất của Agribank có sự phù hợp với từng đối tượng khách hàng, đồng thời linh hoạt để phù hợp lãi suất trên thị trường. Agribank cũng sử dụng các hình thức trả lãi nhiều lần, trả lãi trước cho khách hàng để không chỉ hạn chi phí quá cao mà còn làm tăng tính hấp dẫn cho các sản phẩm huy động vốn. Nhờ đó từ năm 2017 đến 2020, tiền gửi từ khách hàng tăng liên tục vào ngân hàng.

Agribank CN Huyện Lục Ngạn tuân thủ theo quy định về lãi suất huy động của Agribank và của NHNN. Sự biến động của lãi suất huy động kéo theo sự thay đổi tương ứng của chi phí huy động tiền gửi. Cụ thể quy mô khoản chi phí này của Agribank CN Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang năm 2017 là 118,2 tỷ đồng, tiếp tục tăng đến năm 2019 là 137,8 tỷ đồng nhưng đến năm 2020, do lãi suất huy động bình quân giảm mạnh nên chỉ tiêu này giảm 23,2 tỷ đồng so với năm 2019. Sự biến động của chi phí huy động tiền gửi tỷ lệ thuận với sự biến động của lãi suất huy động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.4: Lãi suất huy động bình quân của Agribank CN Huyện Lục

Ngạn, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017-2020

Đơn vị: tỷ đồng, %/năm

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

Lãi suất huy động tiền gửi bình quân 8,9 8,1 6,6 5,2 Tổng chi phí huy động tiền gửi 118,2 124,8 137,8 114,7

2.2.4. Quản trị kỳ hạn nguồn vốn

Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn mà Chi nhánh đưa ra nhu cầu huy động vốn phù hợp. Với định hướng chiến lược để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, cần phải đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ. Một mặt chi nhánh chỉ đạo kiên quyết đổi mới phong cách giao dịch, thái độ phục vụ khách hàng, mở rộng mạng lưới, hướng tới khách hàng. Mặt khác chi nhánh tổ chức điều tra, phân nhóm khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tâm lý của khách hàng, từ đó đưa ra các sản phẩm phù hợp.

+ Đối với tính chất kỳ hạn, đã có các loại kỳ hạn từ 01 tháng đến 36 tháng, tuỳ từng kỳ hạn, mức độ cần vốn trong từng thời kỳ có thể áp dụng trả lãi trước.

+Về thể thức huy động cũng khá phong phú: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang theo thời gian gửi, tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm học đường...

Trong từng giai đoạn, Chi nhánh sẽ đưa ra kế hoạch về nguồn vốn huy động theo kỳ hạn trong từng thời kỳ, cũng như các chính sách để huy động vốn theo kỳ hạn đã được đề ra.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 53 - 57)