Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng và phân tích tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh (Trang 83 - 85)

6. Kết cấu luận văn

3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng và phân tích tín dụng

Thẩm định đóng vai trò quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng. Thẩm định là một khâu để hạn chế RRTD, thực hiện tốt công tác này thì công tác QTRR tín dụng mới được đảm bảo. Trong khâu thẩm định khách hàng cá nhân, cán bộ tín dụng phải luôn đặt các tiêu chí như thẩm định tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực tài chính, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoàn trả nợ vay, uy tín của khách hàng đó là những thông tin được xếp vào vị trí quan trọng hàng đầu và phải được cán bộ tín dụng tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy trình và thực hiện đúng tất cả các quy định đã đề ra khi thực hiện thẩm định khách hàng.

Chi nhánh cần xây dựng thủ tục và quy trình kiểm tra chéo và kiểm tra đột suất đối với những khách hàng vay giữa các địa bàn và giữa các cán bộ tín dụng với nhau. Mặt khác, vẫn còn một số nhân tố chưa được cán bộ tín dụng quan tâm trong

quá trình thẩm định. Đó là các chỉ số dự báo trước khi cho vay như: giá vàng, tỷ giá ngoại tệ, lạm phát, chỉ số tiêu dùng và các biến cố có thể dự đoán về nền kinh tế, chính trị, xã hội.

Các điều kiện tín dụng thường thay đổi theo thời gian và ảnh hưởng đến điều kiện tài chính của người vay cũng như khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng, do đó sau khi cho vay cần chú trọng nhiều hơn trong khâu kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng để nắm bắt kịp thời thực trạng chất lượng các khản vay đảm bảo cho vốn tín dụng phát huy được hiệu quả như mong muốn. Nếu phát hiện có những dấu hiệu sai phạm trong quá trình sử dụng vốn vay, cán bộ tín dụng cần có kiến nghị thu hồi nợ sớm hoặc chuyển nợ quá hạn.

Thứ nhất: Thiết lập hệ thống thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau: Thu thập và xử lý thông tin là một trong những bước quan trọng trong quá trình thẩm định hồ sơ vay. Để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và khách quan cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau:

Đối với các bản lương, xác thực thu nhập từ công ty yêu cầu bảng có dấu đỏ của công ty, chữ ký sống, không dùng bảng pho tô. Đối với khách hàng kinh doanh, kiểm tra sổ sách bán hàng, các hóa đơn bán hàng của hộ sản xuất kinh doanh.

Phỏng vấn trực tiếp khách hàng vay là việc cần phải làm đểcó được những thông tin tổng thể và chi tiết về khách hàng, khoản vay. Tính trung thực, đầy đủ của thông tin phụ thuộc vào mức độ nhạy bén và khéo léo trong giao tiếp của cán bộ tín dụng. Cách tìm hiểu thông tin này rất quan trọng và cần thiết, bởi vì nhiều thông tin có ý nghĩa không thể phản ánh hết trên hồ sơ vay vốn, như các thông tin định tính.

Từ chứng từ lưu trữ trong hệ thống thông tin của nội bộ ngân hàng. Trong đó, có những thông tin cơ bản do khách hàng có thể có mối quan hệ vay, gửi tiền tại ngân hàng trước đây.

Nguồn thông tin lấy từ Trung tâm công nghệ thông tin của Ngân hàng Nhà nước (CIC) về tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng trong quá khứ và hiện tại với các ngân hàng.

Các nguồn thông tin từ các đối tượng khác: đối tác, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, báo chí, thông tin trên mạng internet...

Bên cạnh đó, không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng các phần mềm ứng dụng nhằm phục vụ tốt hơn cho việc thu thập, xử lý, lưu trữ, trao đổi thông tin. Cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin qua mạng nội bộ và đi đến hòa mạng toàn hệ thống ngân hàng trong nước, đảm bảo việc chia sẻ, truy cập và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Hai là, quản lý thông tin khoa học, thuận tiện cho việc tìm kiếm

HDBank Bắc Ninh cần đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý khách hàng, sử dụng phần mềm tin học để hỗ trợ trong quá trình tác nghiệp.

Khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, cần phân tích theo hướng chuyên môn hóa, từ đó sắp xếp thông tin theo loại hình cho vay, thuận tiện cho công tác tra cứu sau này khi tìm kiếm thông tin đối với hình thức cho vay tương tự.

Tài liệu phân tích phải được lưu trữ theo một mẫu biểu thống nhất và quy chuẩn.

Ba, tăng cường hợp tác, trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các NHTM trong việc cung cấp thông tin về khách hàng.

Hiện nay, mỗi ngân hàng đều xây dựng một trung tâm thông tin tín dụng riêng để phục vụ hoạt động tín dụng nội bộ. Tuy nhiên hiện nay do cạnh tranh lẫn nhau nên các ngân hàng thường bí mật về nguồn thông tin này. Điều này tiềm ẩn rủi ro lớn khi xảy ra rủi ro đạo đức của khách hàng vay, khách hàng cố tìm mọi cách để vay được vốn ngân hàng, bằng cách có thể sử dụng cùng một phương án vay vốn, cùng một tài sản thế chấp để vay tại nhiều ngân hàng. Khi đó, việc trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng về khách hàng vay là rất cần thiết, có thể giúp các ngân hàng giảm thiểu” rủi ro trong cho vay.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)