trùng cao gấp 1,2 lần so với sự kết hợp của Z3-6:OAc (1:1).
4.5. Ứng dụng pheromone giới tính tổng hợp và kairomone trong quản lý sâu tơ sâu tơ
4.5. Ứng dụng pheromone giới tính tổng hợp và kairomone trong quản lý sâu tơ sâu tơ 4.7 và Hình 4.7 cho thấy rằng:
Trung bình số lượng thành trùng sâu tơ bị bắt vào bẫy ở các thời gian khảo sát từ 17:00 giờ đến 20:00 giờ (từ 14,2 đến 47,3 TT/bẫy/giờ). Điều này cho thấy rằng thành trùng sâu tơ bắt đầu hoạt động từ 17:00 đến 18:00 giờ, sau đó hoạt động tăng mạnh từ 18:00 đến 19:00 giờ rồi sau đó giảm dần từ 19:00 đến 20:00 giờ. Như vậy, ở thời điểm 19:00 giờ số lượng thành trùng sâu tơ vào bẫy cao nhất, khác biệt ý nghĩa với các thời điểm 18:00 và 20:00 giờ.
Kết quả này tương tự Reddy et al. (1997) bằng sử dụng mồi với thành trùng cái chưa bắt cặp đã xác định thời gian hấp dẫn mạnh nhất là giai đoạn từ 16:00 đến 18:00 giờ. Theo Khiêm (2005) chiều tối thành trùng sâu tơ bay ra giao phối và đẻ trứng. Khánh (2018) sử dụng pheromone giới tính đã xác định thời gian hoạt động mạnh nhất từ 6:00 đến 12:00 giờ. Như vậy, pheromone giới tính được xem như là một trong những công cụ hữu hiệu để xác định thời gian hoạt động của thành trùng sâu tơ, từ đó có thể đưa ra thời điểm quản lý hiệu quả nhất đối với sự gây hại của sâu tơ trên rau cải họ thập tự.
Bảng 4.7. Số lượng thành trùng sâu tơ vào bẫy khảo sát thời gian hoạt động của thành trùng sâu tơ ở điều kiện ngoài đồng, từ 30/12/2017 đến 02/01/ 2018
Thành phần mồi (5:5:1) Nồng độ (mg/tuýp) Thời gian (giờ) Số lượng* (TT/bẫy/giờ) Z11-16:Ald, OAc, OH 0,01 17:00-18:00 23,2±43,8b Z11-16:Ald, OAc, OH 0,01 18:00-19:00 47,3±62,9a Z11-16:Ald, OAc, OH 0,01 19:00-20:00 14,2±28,0b CV (%) 4,2 Mức ý nghĩa *
Ghi chú: *Số lượng thành trùng vào bẫy được quy đổi sang log (x+1) trước khi xử lý thống kê; Giá trị