Mục tiêu chiến lược Ngân hàng MB trong giai đoạn tới

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) (Trang 61 - 62)

6. Bố cục đề tài

3.1.1. Mục tiêu chiến lược Ngân hàng MB trong giai đoạn tới

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tăng tốc số theo hướng hoàn chỉnh mô hình tập đoàn tài chính trên nền tảng số hóa.

Dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng MB đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp kinh doanh linh hoạt, vừa thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng vừa đẩy mạnh phát triển tín dụng vào các ngành, lĩnh vực ổn định.

Năm 2020, tín dụng MB tăng trưởng 23% so với 2019, thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 11% so với 2019. Lợi nhuận trước thuế đạt 10.688 tỷ đồng, tăng 6,5% so với 2019 và đứng thứ 5 trong hệ thống ngân hàng thương mại. Đây cũng là năm thứ hai MB thuộc nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của MB ở mức 0,92%, tỷ lệ dự phòng/nợ xấu ở mức an toàn là 159%.

Hoạt động của các Công ty thành viên MB năm 2020 đạt khoảng 1.418,8 tỷ đồng, tăng 19,4% so với 2019. MB Group cũng là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về doanh số triển khai Bancassurance.

Trong đó năm 2021, MB sẽ tiếp tục khẳng định vị thế top 5 và hướng đến những mục tiêu cao hơn trong giai đoạn chiến lược mới theo hướng hoàn chỉnh mô hình tập đoàn tài chính trên nền tảng số hóa để củng cố kết nối hệ sinh thái khách hàng, dịch vụ, sản phẩm giữa ngân hàng với các Ngân hàng thành viên.

Nămnăm tới, MB tiếp tục theo đuổi phương châm tăng tốc số; đột phá bán lẻ; an toàn - hiệu quả. Theo đó, định vị MB dẫn đầu về ngân hàng số, top ngân hàng bán lẻ tại thị trường Việt Nam. MB xác định đến năm 2024, nhân sự công nghệ sẽ chiếm tới 25% nhân sự toàn ngân hàng và trở thành lực lượng chủ chốt hỗ trợ MB mở rộng quy mô và hoạt động trong vai trò là một doanh nghiệp công nghệ.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)