CÁC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

Một phần của tài liệu Luận văn: “Phân tích nội dung xây dựng tư liệu thiết kế bài giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ 10. THPT” docx (Trang 44 - 62)

5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP

3.1.CÁC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

Trên cơ sở phân tích nội dung, xây dựng tư liệu chúng tôi thiết kế bài giảng ba bài tiêu biểu cho từng chương. Chương 1 chọn bài kiến thức kỹ thuật, chương 2 chọn bài kiến thức cơ sở, chương 3 chọn bài mở đầu.

CHƯƠNG 1. TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG BÀI 9. BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU

ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ. I. Mục tiêu.

1. Về kiến thức.

- Trình bày được sự phân bố, nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

- Phân tích được hậu quả của hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất từ đó nêu bật tính chất điển hình của đất xám bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá.

- Phân tích được cơ sở khoa học và tác dụng của các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh và hướng sử dụng hiệu quả hai loại đất này.

2. Về kỹ năng.

3. Về thái độ.

Hình thành ý thức tự giác học tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân địa phương sử dụng hiệu quả đất canh tác.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

1. Phương pháp.

Vấn đáp phát hiện, biểu diễn phương tiện trực quan.

2. Phương tiện.

Phiếu học tập.

Hình vẽ trong SGK dựa vào vốn hiểu biết thực tiễn của HS.

III. Tiến trình dạy và học.

1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, trang phục, vệ sinh lớp học.

2. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là keo đất? Nêu cấu tạo keo đất?

Thế nào là phản ứng của dung dịch đất?

3. Giới thiệu bài mới, giới thiệu mục tiêu bài học.

Ở nước ta đất xám bạc màu chiếm diện tích khoảng 1,8 triệu ha và 17% diện tích đất tự nhiên bị xói mòn mạnh, riêng ở miền núi là 25%, khu vực miền Trung, trung bình mỗi năm trong 10 năm qua có hơn 140.000 ha đất bị khô hạn, trong đó có khoảng 50.000 ha đất hoàn toàn không canh tác được. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng này? Làm thế nào để khắc phục, hạn chế rửa trôi, xói mòn và sử dụng hiệu quả các loại đất nêu trên?

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân

hình thành đất xám bạc màu.

GV: Hãy cho biết ở nước ta đất xám bạc màu phân bố chủ yếu ở đâu?

HS: Vận dụng vốn hiểu biết, nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.

GV: Em có nhận xét gì về địa hình ở các khu vực nêu trên?

HS: Nêu nhận xét về địa hình.

GV: Dựa vào địa hình và khí hậu, em nào có thể nêu nguyên nhân khách quan làm cho đất bị bạc màu? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HS: Trao đổi, thảo luận trả lời.

GV: Ngoài nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân nào do chính con người gây nên?

HS: Suy nghĩ, thảo luận trả lời.

GV: Nhận xét, bổ sung, phân tích.

I. Cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu.

1. Nguyên nhân hình thành.

- Sự phân bố: Chủ yếu ở trung du Bắc bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

- Đặc điểm địa hình: Địa hình dốc thoải.

- Nguyên nhân hình thành:

+ Do mưa nhiều, địa hình dốc dẫn đến rửa trôi các hạt sét, keo đất và các chất dinh dưỡng.

+ Do tập quán canh tác lạc hậu, độc canh cây lúa.

Trước kia ông cha ta làm lúa nước một vụ, không có bờ vùng, bờ thửa, mùa mưa nước chảy tràn lan dẫn đến rửa trôi mạnh, một vụ bỏ trống đất,

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của đất bạc màu.

GV: Hãy phân tích hậu quả của hiện tượng rửa trôi ở vùng đất dốc?

HS: Vận dụng vốn kiến thức, nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời.

GV: Nhận xét, hệ thống hóa.

Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp cải

tạo, sử dụng đất xám bạc màu.

GV: Nêu vấn đề: Làm thế nào để hạn chế hiện tượng rửa trôi? Tăng độ dày của tầng đất mặt? Tăng độ phì của đất? Giảm độ chua?

HS: Thảo luận nhóm, đề xuất biện pháp cải tạo đất xám bạc màu.

GV: Nhận xét, bổ sung, hệ thống hóa.

Hoạt động 4: Tìm hiểu đất bị xói mòn mạnh, đất bị trơ sỏi đá.

GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 9.2, 9.3 yêu cầu nêu nhận xét: Sự

khoáng lên tầng mặt để rửa trôi.

2. Tính chất của đất xám bạc màu.

- Tầng canh tác mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, giữ nước kém.

- Nghèo dinh dưỡng, ít mùn.

- Đất chua, độ pH thấp.

- Vi sinh vật hoạt động yếu.

3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đắp bờ vùng, bờ thửa, tưới tiêu chủ động hợp lý.

- Cày sâu dần kết hợp bón nhiều phân hữu cơ, phân N, P, K hợp lý.

- Bón vôi cải tạo đất.

- Luân canh cây trồng, xen giữa vụ lúa là vụ màu trồng cây họ đậu, cây phân xanh, …

II. Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

1. Nguyên nhân gây xói mòn đất.

- Do địa hình dốc và lượng mưa lớn, nước mưa tạo dòng chảy phá vỡ kết

phân bố, đặc điểm địa hình của vùng đất bị xói mòn mạnh?

HS: Độc lập quan sát, huy động vốn hiểu biết thực tế.

GV: Nêu đặc điểm địa hình của các vùng đất bị xói mòn mạnh?

HS: Nêu nguyên nhân gây xói mòn.

GV: Nêu vấn đề: Nếu mặt đất được cây che phủ có bị xói mòn mạnh không? Vậy còn nguyên nhân nào do con người gây nên không?

HS: Suy nghĩ trả lời.

GV: Phân tích, nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan.

GV: Hãy phân tích hậu quả của xói mòn đất?

HS: Trả lời.

GV: Ghi bảng.

GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 9.3, 9.4, 9.5 SGK yêu cầu hoàn thành phiếu học tập.

Phát phiếu học tập số 9.1.

cấu, xói mòn đất.

- Tốc độ xói mòn phụ thuộc vào lượng mưa, độ dốc, chiều dài dốc.

- Nguyên nhân chủ quan: Do hiện tượng phá rừng làm nương rẫy, chặt phá rừng tràn lan, đặc biệt là rừng đầu nguồn, gây nên lũ lụt, hạn hán.

2. Tính chất của đất xói mòn trơ sỏi đá.

- Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh.

- Sét và limon bị cuốn trôi đi, trong đất, cát, sỏi chiếm ưu thế.

- Đất chua, nghèo mùn và chất dinh dưỡng.

- Số lượng vi sinh vật đất ít.

3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng.

a. Biện pháp công trình.

- Làm ruộng bậc thang: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cách làm: Ruộng bậc thang là những dải đất nằm ngang sườn dốc,

HS: Độc lập nghiên cứu SGK, quan sát hình vẽ hoàn thành phiếu học tập.

GV: Yêu cầu đại diện HS báo cáo, chiếu đáp án, nhận xét, hướng dẫn thảo luận chung cả lớp.

- Ruộng bậc thang được áp dụng phổ biến ở đâu và có tác dụng như thế nào?

- Vùng nào ở nước ta đã áp dụng biện pháp thềm cây ăn quả? Nêu hiệu quả kinh tế và tác dụng chống xói mòn?

GV: Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nông học.

HS: Nêu các biện pháp, phân tích tác dụng của các biện pháp.

GV: Hệ thống hóa kiến thức.

được bảo vệ bằng các bờ đất hoặc đá.

+ Tác dụng: Dùng để canh tác, hạn chế dòng chảy rửa trôi.

- Thềm cây ăn quả:

+ Tác dung chống xói mòn, nâng độ che phủ, hạn chế dòng chảy, bảo vệ đất.

+ Hiệu quả kinh tế: Đem lại hiệu quả kinh tế cao.

b. Biện pháp nông học.

- Canh tác theo đường đồng mức.

- Bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng.

- Bón vôi cải tạo đất.

- Luân canh và xen canh gối vụ.

- Trồng cây thành băng.

- Nông, lâm kết hợp.

- Trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn.

Yêu cầu HS nêu ví dụ điển hình về cải tạo đất xám bạc màu, làm ruộng bậc thang, thềm cây ăn quả.

Nêu kết quả của phong trào phủ xanh đất trống, đồi trọc.

Câu 1: Đất xám bạc màu có những tính chất sau: a. Tầng đất mặt mỏng.

b. Đất chua hoặc rất chua.

c. Nghèo dinh dưỡng,số lượng vi sinh vật yếu. d. Cả a,b và c.

Câu 2: Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá có những tinh chất sau: a. Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh.

b. Nghèo mùn và chất dinh dưõng, cát sỏi chiếm ưu thế. c. Tỉ lệ cát lớn, lượng sét, keo ít.

d. Cả a và b.

5. Hướng dẫn học tập ở nhà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sưu tầm, thống kê kết quả cải tạo sử dụng hiệu quả đất bạc màu, đất xói mòn ở địa phương.

CHƯƠNG 2. CHĂN NUÔI, THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG BÀI 28: NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI. I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức.

Học xong bài này HS phải:

Phát biểu được các khái niệm: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, nhu cầu duy trì, nhu cầu sản xuất, tiêu chuẩn ăn, khẩu phần ăn.

Phân biệt được tiêu chuẩn, khẩu phần ăn của vật nuôi, nắm vững nguyên tắc khi phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi.

2. Kỹ năng.

Phát triển các thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp.

Rèn luyện kỹ năng vận dụng các tri thức đã học để xác định tiêu chuẩn và phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi trong gia đình.

3. Thái độ.

Nâng cao nhận thức của vai trò về thức ăn trong chăn nuôi, từ đó hình thành ý thức tự giác chăm sóc vật nuôi trong gia đình.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

1. Phương pháp dạy học.

Vấn đáp - tìm tòi bộ phận.

2. Phương tiện dạy học.

Sơ đồ trong hình 28.1, 28.2, 28.3. SGK.

Phiếu học tập.

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, đồng phục.

2. Giới thiệu bài học mới.

Muốn vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Cơ sở khoa học của quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi là tiêu chuẩn, khẩu phần ăn của vật nuôi.

Vậy, nhu cầu dinh dưỡng cảu vật nuôi, tiêu chuẩn, khẩu phần ăn của vật nuôi là gì? Cơ sở khoa học để xác định các chỉ số này như thế nào? Vai trò, ý nghĩa, các nguyên tắc để xác định tiêu chuẩn, khẩu phần ăn cho vật nuôi là gì?

Hoạt động 1: Tìm hiểu các nhu cầu về chất dinh dưỡng của vật nuôi.

GV: Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu phần I trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:

(?) Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi là gì?

(?) Phân biệt nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất?

HS: Phát biểu, thảo luận.

GV: Bổ sung nhận xét và kết luận.

Kết luận: Nghiên cứu nhu cầu dinh

dưỡng của vật nuôi là nghiên cứu tìm ra nhu cầu của vật nuôi, đối với các chất dinh dưỡng khác nhau nhằm thỏa mãn các nhu cầu, sinh lí và sản xuất của chúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV: Để hiểu rõ hơn các em hãy quan sát hình 28.1 SGK. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.

- GV: Dựa vào sơ đồ hình 28.1 về nhà các em hãy xác định nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi: Lấy thịt, sức kéo, …?

Hoạt động 2: Tìm hiểu về tiêu chuẩn

ăn.

- GV: Đưa ra ví dụ: Bò sữa nặng

I. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi:

Chính là lượng thức ăn vật nuôi cần phải thu nhận hàng ngày để duy trì sự sống và tạo ra sản phẩm. Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào loài vật nuôi, lứa tuổi, …

- Nhu cầu duy trì: Lượng chất dinh dưỡng tối thiểu để vật nuôi tồn tại. - Nhu cầu sản xuất: Lượng chất dinh dưỡng để tăng khối lượng cơ thể và tạo ra sản phẩm.

II. Tiêu chuẩn ăn.

1. Khái niệm: Tiêu chuẩn ăn là nhu

cầu các chất dinh dưỡng của con vật trong một ngày đêm.

400kg, để có sản lượng sữa 15kg/ngày cần cung cấp cho bò 1080g Pr suy ra 1080g Pr/ngày được coi là tiêu chuẩn ăn của Bò sữa. Qua ví dụ: Tiêu chuẩn ăn là gì?

- GV: Các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn như thế nào? Chia lớp làm 4 nhóm, nhóm 1: Năng lượng; nhóm 2: Protein; nhóm 3: Khoáng; nhóm 4: Vitamin.

- HS: Thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV: Kết luận về các chỉ số dinh dưỡng như Protein, năng lượng, … cần phải quan tâm đến hàm lượng chất xơ và hàm lượng axit amin thiết yếu.

Hoạt động 3: Tìm hiểu khẩu phần ăn

của vật nuôi.

- GV nêu ví dụ: Tiêu chuẩn ăn cho Lợn thịt 60 - 90kg tăng trọng 600g/ngày là: 7000 Kcal EM, 24g Pr tiêu hóa, 16g Ca, 13g P suy ra khẩu phần ăn của con vật đó là: Gạo 1,76kg; Khô lạc 0,3kg; Rau xanh 2,8kg.

Dựa vào tiêu chuẩn ăn để xây dựng

2. Các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu

chuẩn ăn: Năng lượng, Protein,

khoáng, vitamin

III. Khẩu phần ăn của vật nuôi.

1. Khái niệm: Khẩu phần ăn là một

hỗn hợp thức ăn thỏa mãn tiêu chuẩn ăn.

nào là khẩu phần ăn của vật nuôi? - Để hiểu rõ hơn các em có thể tham khảo ví dụ về tiêu chuẩn khẩu phần ăn vật nuôi SGK trang 83.

- Khi phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi cần đảm bảo những nguyên tắc nào?

- HS: Phát biểu thảo luận. - GV: Nhận xét đưa ra kết luận.

-Tại sao khi phối hợp khẩu phần phải đảm bảo tính khoa học và tính kinh tế?

- HS: Trả lời. - GV: Bổ sung:

Đảm bảo tính khoa học mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cả về chất lượng và số lượng thức ăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phải đảm bảo tính kinh tế mới hạ được giá thành chăn nuôi, mới có hiệu quả.

cho vật nuôi.

- Tính khoa học: Đảm bảo đủ tiêu chuẩn phù hợp với khẩu vị, vật nuôi thích ăn, phù hợp đặc điểm sinh lí, tiêu hóa.

- Tính kinh tế: Tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương.

4. Củng cố

So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tiêu chuẩn và khẩu phần?

Câu 1: Dựa vào đâu để xây dựng khẩu phần ăn cho vật nuôi? a. Tiêu chuẩn ăn.

c. Nhu cầu duy trì. d. Nhu cầu sản xuất.

Câu 2: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi khác nhau phụ thuộc vào: a. Loài, giống, lứa tuổi.

b. Loài, giống, lứa tuổi, tính biệt.

c. Loài, giống, lứa tuổi, tính biệt, đặc điểm sinh lý, giai đoạn phát triển cơ thể, đặc điểm sản xuất của con vật.

d. Loài, tính biệt.

5. Dặn dò

Trả lời các câu hỏi trong SGK.

CHƯƠNG 3. BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN BÀI 40: MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN, CHẾ

BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN. I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức.

Sau bài này học sinh cần nắm được:

Phân tích được mục đích, ý nghĩa của bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.

Trình bày được đặc điểm cơ bản của nông, lâm, thủy sản và ảnh hưởng của môi trường đến chất lượng nông, lâm, thủy sản.

2. Kỹ năng.

Phát triển thao tác tư duy, so sánh, phân tích.

3. Thái độ.

Có ý thức chủ động tích cực về công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

1. Phương pháp dạy học.

Hỏi đáp - tìm tòi bộ phận.

Các hình ảnh trong SGK.

Mẫu vật thật: GV hướng dẫn HS chuẩn bị từ trước các mẫu vật thật như: Mẫu rau, củ, quả bị hỏng, gỗ bị mối mọt, …

III. Tiến trình dạy và học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, trang phục, vệ sinh lớp học.

2. Bài học mới.

Trong các chương trước đã học về “Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương” và “chăn nuôi, thủy sản đại cương”.

Bằng hiểu biết của mình, hãy kể tên một số sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản?

Nông, lâm, thủy sản sau khi thu hoạch vẫn bị tổn thất về khối lượng và chất lượng nếu không được bảo quản chế biến đúng kỹ thuật sẽ. Do đó chúng

Một phần của tài liệu Luận văn: “Phân tích nội dung xây dựng tư liệu thiết kế bài giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ 10. THPT” docx (Trang 44 - 62)