6. Kết cấu của đề tài
1.3.1. Yếu tố khách quan
1.3.1.1. Môi trường pháp lý
Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là cơ sở để phát triển thị trường tín dụng an toàn, thúc đẩy các CTTC cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân cư, đảm bảo quyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng.
Cho vay tiêu dùng là hoạt động đem lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro lớn, số lượng món vay nhiều và chất lượng thông tin về khách hàng không cao. Chính vì vậy, yêu cầu về một môi trường pháp lý hoàn thiện để điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng là rất cần thiết.
Hoạt động cho vay tiêu dùng hiện nay thường được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng, quy chế cho vay.
Các quy định pháp lý của Ngân hàng Nhà nước và chính phủ có thể khuyến khích và cũng có thể hạn chế cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng
nói riêng. Đó là các quy định như quy định của Ngân hàng Nhà nước khống chế các ngân hàng thương mại trong việc huy động theo tỷ lệ vốn tự có, quy định tỷ lệ cho vay tối đa đối với một khách hàng trên vốn tự có, quy định về khống chế tỷ lệ cho vay phi sản xuất, quy định tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro…
1.3.1.2. Môi trường kinh tế
Tình hình kinh tế là một trong những yếu tố tác động mạnh đến nhu cầu vay tiêu dùng của người dân. Cho vay tiêu dùng là hoạt động có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế. Doanh số cho vay tiêu dùng tăng lên khi nền kinh tế phát triển, khi người dân cảm thấy an tâm về tương lai cũng như nhìn thấy được những nguồn thu đem lại khả năng chi trả cho những nhu cầu trong hiện tại. Sự ổn định về kinh tế, đặc biệt là ổn định về lạm phát, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái làm cho các ngân hàng yên tâm khi cho vay vốn,
Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, phát triển không ổn định hoặc tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng kinh tế sẽ hạn chế hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tài chính. Môi trường kinh tế không ổn định sẽ tác động xấu đến các khoản tín dụng và dễ dẫn tới đổ vỡ tín dụng. Hơn nữa, thu nhập kỳ vọng trong tương lai của người dân trở nên bấp bênh, người tiêu dùng không dự đoán và kiểm soát được những thu nhập của mình, do vậy họ phải hạn chế các khoản vay cho tiêu dùng trong hiện tại.
Một nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi để cả các tổ chức tài chính và khách hàng tham gia vào hoạt động tín dụng tiêu dùng.
1.3.1.3. Môi trường dân cư
Đặc điểm môi trưởng dân cư tại địa bản ngân hàng đóng trụ sở và khai thác dịch vụ có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển hoạt động CVTDKHCN. Số lượng dân cư, sự phân bố địa lý, mật độ dân số, độ tuổi trung bình, trình độ văn hóa,… ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển hoạt
động CVTDKHCN có thành công hay không. Với địa bàn mà mật độ dân sổ đông, lớp trẻ đông, trình độ văn hóa cao thì nhu cầu tiêu dùng là rất lớn. Hoạt động CVTDKHCN sẽ phát triển và tạo nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
1.3.1.4. Các yếu tố đến từ KH vay vốn
Đây là yếu tố quyết định đến việc cho vay của NHTM. Các NHTM quyết định cho vay hay không chủ yếu phụ thuộc vào từng đặc điểm của KH vay vốn. Khi thẩm định và xét duyệt vay các NHTM thưởng xem xét đến các yếu tố sau từ mỗi KH:
– Nhu cầu vay vốn của KH: NHTM chỉ có thể xem xét cho vay đối với những KH có nhu cầu và mục đích vay vốn phù hợp với chính sách của mình.
– Uy tín: là ý thức và trách nhiệm hoàn trả lại khoản vay của người đi vay. Vì không có một phương pháp định lượng chính xác thảo để đánh giá uy tín trên NHTM sẽ quyết định một cách chủ quan, kiểm tra các khoản nợ gần đây của người vay, xem báo cáo tín dụng, trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm kinh doanh của người vay. Các vấn đề khác của người vay cũng được NHTM xem xét cụ thể;
– Năng lực: Nói đến khả năng người đi vay có tiền để thanh toán cho các khoản vay hay không. Vì đây là nguồn cơ bản để người vay trả các khoản vay, kế hoạch trả nợ của người vay trong tương lai;
– Vốn: là tiền của người vay đã đầu tư. NHTM muốn người vay thế chấp tài sản và chịu trách nhiệm về rủi ro tài chính khi vay vốn NH,
– Thế chấp: hay sự bảo lãnh của bên thứ ba là một hình thức khác để người vay có thể đảm bảo với NHTM. Nếu lượng tiền người đi vay không đủ trả nợ, NHTM sẽ thu hồi và thanh lý tài sản thế chấp;
– Yếu tố đạo đức: Đây là nhân tố quan trọng bởi khả năng hoàn trả nợ của KH còn phụ thuộc vào thái độ và sự sẵn lòng trả nợ của KH. Đôi khi có những KH có thu nhập những khả năng thu hồi nợ thấp vì họ không sẵn lòng
trả nợ. Ngược lại, có những KH sẵn lòng trả nợ nhưng không có tiền để trả nợ,
– Điều kiện khác: Liên quan đến hoàn cảnh kinh tế của từng địa phương, vùng quốc gia. NH sẽ xem xét và đánh giá xem thu nhập nguời vay có ổn định không? Thu nhập nguời vay có bị tác động nhiều từnền kinh tế không?
1.3.1.5. Cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng khác
Sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trên thị trưởng CVTDKHCN có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động CVTDKHCN. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, việc phát triển hoạt động CVTDKHCN cũng trở nên khó khăn hơn. Nó vừa là nhân tố gây cản trở tới quá trình phát triển mở rộng quy mô hoạt động CVTDKHCN vừa là nhân tố thúc đẩy các NH tập trung nguồn lực cho sản phẩm CVTDKHCN của mình.