IV. Thực trạng quy định trách nhiệm, nghĩa vụ các chủ thể trong công tác bảo vệ
6. Nhóm giải pháp số 6: Giảm, xóa bỏ lối đi tự mở, xóa bỏ vị trí đường sắt chuyên dùng giao
sắt chuyên dùng giao với đường sắt quốc gia.
a) Rà soát, phân loại, lập hồ sơ quản lý vị trí nguy hiểm đối với ATGTĐS, lối đi tự mở trên các tuyến đường sắt quốc gia đang khai thác.
b) Xây dựng kế hoạch và thực hiện: Quản lý, bảo đảm ATGT tại các vị trí nguy hiểm; quản lý và tổ chức thực hiện các biện pháp để kiềm chế không phát sinh lối đi tự mở, thu hẹp, xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt quốc gia đang khai thác theo quy định của pháp luật:
(1) Giai đoạn từ nay đến năm 2020:
- Tăng cường hỗ trợ cảnh báo bảo đảm ATGTĐS:
+ Tổ chức cảnh giới, chốt gác tại các vị trí nguy hiểm có nguy cơ gây tai nạn cao;
+ Lắp đặt thiết bị đèn cảnh báo giao thông (sử dụng năng lượng mặt trời) tại các lối đi tự mở là các vị trí nguy hiểm đối với ATGTĐS;
+ Cắm biển “CHÚ Ý TÀU HỎA”; biển hạn chế phương tiện giao thông đường bộ tại các lối đi tự mở;
- Ưu tiên thực hiện làm êm thuận lối đi tự mở; thực hiện rào ngay các lối đi tự mở mà không cần phải xây dựng công trình phụ trợ (cầu vượt, hầm chui, đường gom) trên các tuyến đường sắt quốc gia đang khai thác;
- Thu hẹp chiều rộng xuống dưới 3m đối với toàn bộ các lối đi tự mở có chiều rộng từ 3m trở lên trên các tuyến đường sắt quốc gia (trong Đề án này tính thu hẹp bề rộng lối đi tự mở bình quân là 2,0m);
- Xây dựng hàng rào, đường gom và các công trình phụ trợ như đường ngang, cầu vượt, hầm chui để thực hiện xóa bỏ lối đi tự mở trên địa bàn khu vực đông dân cư thuộc các khu đoạn đường sắt có tốc độ và mật độ chạy tàu cao; các điểm nguy hiểm (bao gồm cả đền bù GPMB để thực hiện các hạng mục nêu
50 trên). Để thực hiện nội dung này, đề xuất ưu tiên xóa bỏ các lối đi tự mở trên các khu đoạn có tốc độ chạy tàu lớn hơn 60km/h trở lên và mật độ chạy tàu từ 12 đôi tàu/ngày đêm của các tuyến đường sắt Hà Nội-Tp.HCM; Hà Nội-Hải Phòng và Hà Nội-Lào Cai và các vị trí nguy hiểm trên các tuyến đường sắt còn lại. Với
giải pháp này sẽ giảm được 2.078 lối đi tự mở (thống kê lối đi tự mở được xóa
trong giai đoạn này trên địa bàn từng tỉnh tại Hồ sơ quản lý lối đi tự mở Đề án).
- Rà soát các lối đi tự mở vào một hộ dân mà chưa xóa được để quản lý; hộ dân có bản cam kết với chính quyền địa phương về việc hạn chế phương tiện giao thông qua lại, tự bảo đảm ATGTĐS qua lối đi tự mở. Với giải pháp này sẽ quản lý, kiểm soát được 1.340 lối đi tự mở vào một hộ dân.
- Đối với việc xoá các lối đi tự mở trên tuyến đường sắt Hà Nội-Tp.HCM địa bàn thành phố Hà Nội có liên quan đến dự án tuyến ĐSĐT số 1 (Yên Viên- Ngọc Hồi), do công tác GPMB khó khăn, kinh phí lớn, thời gian triển khai ngắn nên trong giai đoạn này tập trung vận động các hộ dân ký cam kết, thực hiện nghiêm việc tham gia giao thông đảm bảo ATGT tại các vị trí lối đi tự mở.
(2) Giai đoạn 2020 - 2025:
- Tiếp tục tăng cường, hỗ trợ cảnh báo bảo đảm ATGTĐS qua các lối đi tự mở mà chưa được xóa bỏ;
- Xây dựng hàng rào, đường gom và các công trình phụ trợ như đường ngang, cầu vượt, hầm chui để thực hiện xóa bỏ lối đi tự mở còn lại;
- Xóa bỏ vị trí đường sắt chuyên dùng giao với đường sắt quốc gia tại Km76+970 thuộc tuyến đường sắt Kép-Hạ Long-Cái Lân;
- Thực hiện các nội dung khác theo quy định của Nghị định 65/2018/NĐ- CP về xử lý các vị trí đường sắt giao nhau với đường sắt, các lối đi tự mở.