Nguyên lý làm việc, hướng dẫn vận hành xe chở chất lỏng

Một phần của tài liệu BÀI tập cá NHÂN môn XE CHUYÊN DÙNG đề tài NGHIÊN cứu, tìm HIỂU đặc điểm cấu tạo, PHẠM VI sử DỤNG XE CHỞ CHẤT LỎNG (Trang 33)

2.3.1. Nguyên lý làm việc

Hình 2.24: Hệ thống hút, xả chất lỏng

1- Van xả; 2-Van hút; 3-Thùng chứa; 4-Van phao;

5-Van an toàn 6-Van bốn ngả; 7- Lưới lọc;

8-Bơm chân không; 9-Bình dầu; 10- Van một chiều;

- Nguyên lý làm việc:

29

Đầu tiên, khi chúng ta lắp xong xuôi hệ thống vòi dẫn. Đưa đầu hút vào vị trí miệng bể chứa thải rồi. Thợ kỹ thuật bật công tắc cho hệ thống bơm làm việc. Lúc này, bơm sẽ kéo toàn bộ không khí bên trong khoang tạo áp và khoang chứa chất thải ra bên ngoài. Do hiện tượng vật lý cân bằng áp suất. Nơi có áp suất thấp (bể chứa) sẽ tràn sang nơi có áp suất cao (téc bị hút bỏ khí) để cân bằng.

+ Trường hợp hút:

Sau khi thả đường ống xuống chất lỏng, mở van 2, điều chỉnh van bốn ngả 6 (cửa a

thông với cửa b, c thông với d). cho bơm 8 hoạt động sẽ làm giảm áp ở thùng chưa 3,không khí sẽ từ 3 a b 7 8 9 10 c d ra ngoài, khi đó chất lỏng sẽ theo khóa 2 vào 3 đến khi đầy thì van phao 4 đóng 12 lại. + Trường hợp xả:

Quá trình xả: mở van xả 1, điều chỉnh van 6(cửa d thông với cửa b, c thông với

a)sẽ làm cho không khí đi theo hướng d b 7 8 9 10 c a vào 3, tạo áp lực nén chất lỏng ra ngoài

a. Nguyên lý hoạt động bơm chân không chung cho các dòng

Hình 2.25: bơm chân không

30

Một chu trình làm việc của máy bơm chân không là khi thể tích không khí trong buồng bơm tăng lên để tiến hành hút không khí từ bên ngoài vào và đông van xả được mở ra. Hỗn hợp không khí cặn bản hoặc chất lỏng như hơi nước được đưa vào bơm và di chuyển dần đến không chứa van xả.

Tại đây không khí, cặn bẩn và chất lỏng sẽ được đẩy ra ngoài bằng van xả. Tuy nhiên, với những loại bơm chân không dùng dầu, cặn bẩn sẽ được giữ lại ở lọc tách đầu để hạn chế chăn bẩ theo dầu dầu chân không về két đựng dầu làm ảnh hưởng đến dầu và hoạt động của bơm.

Hỗn hợp chất lỏng, không khí, hơi theo sự biến đổi thể tích của khoang công tác dần bị nén và đẩy ra khỏi cửa ra của máy bơm. Ra khỏi máy bơm, không khí và chất lỏng lại được tách ra. Chất lỏng theo bình ngưng quay lại cung cấp cho máy bơm, tạo thành một vòng khép kín. Trong một số máy bơm hút chân không, không sử dụng chất lỏng, khi đó các khoang công tác cần đảm bảo đóng kín cao.

2.4 Nguyên lý hoạt động của một số dòng máy bơm chân không phổ biến2.4.1. Nguyên lý hoạt động của bơm chân không cánh gạt – rotor 2.4.1. Nguyên lý hoạt động của bơm chân không cánh gạt – rotor

Hình 2.26: bơm chân không cánh gạt – rotor

31

Bơm chân không rotor bao gồm có Rotor (số 5 ) và Satato (số 1) được đặt lệch tâm với nhau. Trên rotor được thiết kế với 2 rãnh để lắp cánh gạt (số 3 ) cùng lò xo nhằm đảm nhận vị trí đưa cánh gạt tỳ vào lòng satato. Khi cung cấp nguồn điện để bơm hoạt động, rotor tiến hành quay quanh trục động cơ tạo thành 3 khoang của bơm chân không.

Ba khoang của bơm tiến hành làm việc tuần hoàn trong quá trình rotor quay. Tại khoang có đặc điểm co giãn thì thể tích sẽ tăng lên và hút không khí từ bên ngoài vào trong bơm chân không. Khi rotor tiếp tục quay, khoang co giẵn được chuyển thành khoang giữa rồi khoang khí nén và khí hoặc hơi sẽ bị nén lại tại đây. Khi áp suất chân không bên trong máy đạt giá trị nhất định, van xả được mở để bơm đẩy không khí ra khỏi bơm chân không.

Với dòng bơm chân không vòng dầu cánh gạt, bơm chân không được làm kín bằng dầu nên sẽ ngăn cản được những luồng không khí hoặc hơi khí quay nguocj lại vào trong bơm. Dầu chân không cũng có tác dụng để bôi trơn giúp canh gạt quét qua lòng bơm trơn tru và tăng hiệu quả về áp suất chân không.

2.4.2. Bơm chân không satato – Cánh gạt

Hình 2.27: Bơm chân không satato – Cánh gạt

1,ống xả 2,lỗ đầu ra 3,thân máy bơm

4,đường ống dẫn khí vào 5,cánh gạt 6,vòng Wati 7,lỗ hút gió

32

Khoang giãn làm nhiệm vụ hút không khí bền ngoài vào để tạo một môi trường chân không. Khoang nén làm nhiệm vụ nén không khí để khi không khsi trong bơm đạt tới giá trị phù hợp, vạn xả được mở để đưa không khí ra ngoài bơm. Masat được làm giảm vằng cách sử dụng ổ bi cho rotor. Các máy bơm kiểu cánh gạt này do ma sát lớn, nên tốc độ quay của rotor không cao. Dẫn tới hiệu suất của máy bơm cũng ko cao.

2.5. Hướng dẫn sử dụng

* Trước khi sử dụng kiểm tra tổng thể trước khi vận hành, tham khảo sách hướng dẫn hoặc các tài liệu hướng dẫn có liên quan.

* Kiểm tra kỹ các chất bôi trơn, dầu nhờn động cơ, dầu nhờn bôi trơn cầu chủ động, dầu hộp số, bình điện, áp suất lốp… trước khi vận hành lần đầu tiên hoặc sau một thời gian dài không sử dụng.

* Chất hàng hóa lên thùng xe ngay ngắn theo nguyên tắc nặng dưới, nhẹ trên và chất từ trong ra ngoài. Hàng hóa phải được ràng buộc chắc chắn với thùng xe trước khi vận hành.

* Đảm bảo tất cả các cửa thùng, bạt phủ, bửng thùng… được đóng kín và cài khóa chắc chắn trước khi vận hành xe.

Không được phép chở hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép của xe. Việc chở quá tải không những ảnh hưởng đến tuổi thọ của xe mà còn gây nguy hiểm cho chính sự an toàn của quý khách hàng và những người tham gia giao thông.

*Ghi chú:

• Sau khi nạp đầy, đóng các cửa nạp lại rồi tiến hành kẹp chì niêm phong.

• Dùng ống mềm nối từ đầu nối (04) của từng khoang đến đầu nối (06) vào bơm (05).

• Cho nổ máy xe và gài bộ trích công suất cho hoạt động máy bơm (05) để xuất hàng.

-Với xe chở xăng dầu để đảm bảo an toàn khi cấp phát xăng cần theo thứ tự cấp phát khoang giữa, khoang đuôi và cuối cùng là khoang đầu. Trước khi cấp xả xăng phải xả ống xả cặn trước, kiểm tra xem có cặn không nếu có thì xả cho hết cặn rồi mới cấp xả đường ống chính.

33

-Hướng dẫn sử dụng bồn

• Thường xuyên kiểm tra mối hàn thân bồn và vách ngăn.

• Kiểm tra dây tiếp địa của bồn với đất.

• Không chở quá tải theo thiết kế

• Bình chữa cháy: trên ô tô xi téc được trang bị 02 bình chữa cháy là loại bình CO2 nén với áp suất cao (120 at).

Tác dụng chữa cháy là làm giảm nồng độ ôxy xuống dưới mức duy trì sự cháy nhờ khí CO2 khi phun ra tạo thành dạng bột cách ly nguồn cháy với không khí.

- Các biện pháp và trang bị phòng chống cháy nổ

• Chuyển ống xả: cụm ống xả và ống giảm âm của ô tô cơ sở được chuyển lên phía đầu ô tô, ống xả quay hướng về bên trái (bên tài xế) nhằm mục đích cách ly

nguồn nhiệt ra xa khỏi xăng trong xi téc.

• Xích tiếp đất: ô tô xi téc được lắp thêm một xích tiếp đất để nối giữa vỏ xi téc với mặt đường nhằm mục đích dẫn các điện tích sinh ra xuống đất để ngăn ngừa hiện tượng sóng điện.

• Khi vận chuyển hàng hóa phải đúng với chủng loại đã đăng ký thiết kế

• Các biểu tượng báo hiệu nguy hiểm: dán cảnh báo nguy cơ cháy nổ trên thân phải, trái và phía sau của xi téc được sơn dòng chữ “ Cấm lửa”.

34

Một phần của tài liệu BÀI tập cá NHÂN môn XE CHUYÊN DÙNG đề tài NGHIÊN cứu, tìm HIỂU đặc điểm cấu tạo, PHẠM VI sử DỤNG XE CHỞ CHẤT LỎNG (Trang 33)