a) Giám sát vận hành
- Giám sát lưu lượng và thời gian lưu: lưu lượng nước không được thấp quá hoặc cao quá. Nếu thấp quá thì không đủ trung hòa, điều hòa nồng độ, nhiệt độ lượng nước sản xuất phát sinh thêm dẫn đến nước thải sau xử lý không đạt tiêu chuẩn. còn nếu lưu lượng nước quá cao thì dẫn đến việc tràn nước ra môi trường vào các khung giờ sả thải cao điểm.
+ Trạm 1: Lưu lượng 3.500 m3/ngày.đêm Điều kiện chuẩn cho từng bể:
- Bể gom: 500m3. Thời gian lưu: 6h
- Bể điều hòa: 2000 m3. Th ời gian lưu: 24h. - Bể keo tụ 1: 40 m3. Thời gian lưu: 30p. - Bể tạo bông 1: 40 m3. Thời gian lưu: 30p. - Bể lắng ngang: 365 m3. Thời gian lưu: 4h.
- Bể vi sinh hiếu khí: 1000 m3. Thời gian lưu: 12h.
- Bể vi sinh thiếu khí anoxic: 600 m3. Thời gian lưu: 7,5h. - Bể lắng vi sinh: 800 m3. Thời gian lưu: 10h.
- Bể keo tụ 2: 40 m3. Thời gian lưu: 30p. - Bể tạo bông 2: 40 m3. Thời gian lưu: 30p. - Bể lắng hóa lí 2-1: 320 m3. Thời gian lưu: 4h. - Bể lắng hóa lí 2-2: 320 m3. Thời gian lưu:4h. - Bể khử trùng:112m3. Thời gian lưu: 1,5h. - Bể nén bùn: 300 m3.
- Bể chứa bùn: 200 m3.
+ Trạm 2: Lưu lượng 3.500 m3/ngày.đêm Điều kiện chuẩn cho từng bể:
- Bể gom: 250m3. Thời gian lưu: 3h.
- Bể điều hòa: 3500 m3. Th ời gian lưu: 44h. - Bể keo tụ 1: 40 m3. Thời gian lưu: 30p. - Bể tạo bông 1: 40 m3. Thời gian lưu: 30p.
- Bể vi sinh hiếu khí: 1000 m3. Thời gian lưu: 12h. - Bể lắng vi sinh: 800 m3. Thời gian lưu: 10h. - Bể trung gian: 120 m3. Thời gian lưu: 1,5h. - Bể nén bùn: 200m3.
- Kiểm tra nồng độ tại bể.
+ Trung hòa nồng độ ô nhiễm ở bể điều hòa để xử lý hiệu quả BOD và COD của vi sinh.
+ Tại bể lắng ngang: lưu lượng dưới 80m3/h thì bể hoạt động bình thường, nhưng có những ngày sản xuất nhiều thì lưu lượng có thể vượt nếu không có người giám sát. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả lắng, cặn lơ lửng tràn qua máng lắng gây sốc cho vi sinh vật ở bể vi sinh.
+ Bể vi sinh: kiểm tra máy thổi khí thường xuyên tránh tình trạng hư hỏng, làm cho quá trình cung cấp khí không ổn định dẫn đến vi sinh chết trong bể. Thiếu dinh dưỡng, độ kiềm cũng đẫn đến tình trạng vi sinh chết.
b) Giám sát sử dụng hóa chất
- Chọn những nhân viên am hiểu tính chất, thành phần hóa chất. - Giữ vệ sinh sạch sẽ, hóa chất phải để đúng nơi quy định. - Vệ sinh các bồn chứa hóa chất sau mỗi lần pha hóa chất.
- Đảm bảo pha đúng loại hóa chất, đúng liều lượng và nồng độ cần dùng. - Thực hiện pha hóa chất khi lượng hóa chất trong bồn còn 30%.
- Đảm bảo an toàn lao động tuyệt đối khi pha hóa chất.
- Tại bể vi sinh cần giám sát liều lượng, nồng độ đường và men thêm vào bể. Nếu quá nhiều nhiến vi sinh vật sốc dẫn đến chết sinh khối nổi lớp bùn lên bề mặt và không phân hủy được ammonia có trong nước thải dẫn tới nước sau xử lý không đạt chất lượng. Còn nếu quá ít dẫn đến giảm khả năng phân hủy sinh học, qua đó làm giảm hiệu suất hoạt động của nước sau xử lý.
- Tại bể trung gian, người giám sát cần điều chỉnh lượng than hoạt tính được thêm vào bể. Nếu ít quá thì không đủ hấp thụ lượng màu, cân bằng axit-kiềm, tẩy trắng, khử mùi nước thải có nồng độ màu cao trong sản xuất dệt nhuộm – in hoa. Còn nếu nhiều quá làm ảnh hưởng đến kinh tế.
- Tại bể keo tụ tạo bông, theo dõi lượng PAC và NaOH châm vào bể để đảm bảo nồng độ pH luôn nằm trong khoảng 6,5 – 7,5. Đồng thời theo dõi lượng
Polymer- khi châm vào bể tạo kết tủa bông bùn nhanh hơn cho quá trình lắng bùn ở bể lắng.
- Định kỳ tiến hành lấy mẫu kiểm tra, nếu hóa chất đó không còn phù hợp thì tiến hành cải tiến thay thế bằng hóa chất khác hoặc nếu kiểm tra phát hiện nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải tăng lên hay giảm xuống thì tiến hành điểu chỉnh lượng hóa chất.
c) Hướng dẫn vận hành
Bảng 5: Quy trình vận hành đối với từng hạng mục Hạng mục Nhân viên vận hành tiến hành
Song chắn rác Kiểm tra hoạt động của thiết bị
Vệ sinh lấy rác thường xuyên 1 giờ/ lần.
Bể điều hòa
Vệ sinh lấy rác thường xuyên trong bể (định kỳ 1h/lần).
Vệ sinh, làm sạch rác trong các bơm (khi bị nghẹt rác hoặc định kỳ 1 tuần/lần)
Vận hành máy thổi khí để xáo trộn nước thải (luân phiên 4h đổi máy 1 lần).
Kiểm tra pH của nước thải đầu vào.
Bể keo tụ
Đo pH 1h/lần hoặc khi nước thay đổi (pH tối ưu: 6,5 – 7,5) Canh chỉnh hóa chất liên tục nhằm đảm bảo chất lượng nước sau xử lý là tốt nhất và lưu lượng hóa chất sử dụng là hợp lý nhất. (Định kỳ 1h/lần hoặc khi có sự thay đổi nước thải) Vận hành canh chỉnh bơm định lượng hóa chất phèn nhôm và chất khử màu.
Quan sát quá trình tạo bông sau khi châm hóa chất.
Bể tạo bông
Canh chỉnh hóa chất liên tục nhằm đảm bảo chất lượng nước sau xử lý là tốt nhất và lượng hóa chất sử dụng là hợp lý nhất. (Định kỳ 1h/lần hoặc có khi có sự thay đổi của nước thải). Vận hành điều chỉnh bơm định lượng hóa chất polymer anion. Quan sát và đánh giá cảm quan bông bùn tạo thành (30% bùn và
Bể lắng
Theo dõi chế độ lắng của nước thải sau khi châm hóa chất. Bơm bùn về bể chứa bùn cách mỗi giờ một lần hoặc khi thấy nước thải có hiện tượng khó lắng, nổi bùn nhiều trên mặt bể. Bơm cạn bể, vệ sinh bùn trong bể (định kỳ 1 tháng/lần). Đo pH mỗi giờ một lần, pH tối ưu: 6,0 – 7,5.
Bể trung gian
Vận hành bơm để bơm nước vào bể sinh học.
Kiểm tra lượng bùn hóa lý có trôi qua bể trung gian từ bể lắng 1 hay không, nếu có thì tăng cường bơm bùn bể lắng 1 về bể chứa bùn.
Hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng bùn hóa lý trôi qua bể Aerotank.
Vệ sinh bơm và bể trung gian (định kỳ 1 tháng/lần).
Bể Aerotank
Vận hành máy thổi khí để duy trì DO > 2mg/l.
Kiểm tra lượng bùn sinh học, duy trì trong khoảng từ 25% - 35%, quan sát và ghi nhận khả năng lắng (định kỳ mỗi ca trực thực hiện 2 lần).
Bổ sung dinh dưỡng NPK (khi lượng bùn ít hơn 25%).
Bể khử trùng
Kiểm tra chất lượng nước thải liên tục, mỗi giờ một lần hoặc khi thấy sự thay đổi về màu, mùi của nước thải.
Châm hóa chất khử trùng và phá bọt với tỷ lệ hợp lý. Định kỳ vệ sinh bể: mỗi tuần 1 lần.
Bể chứa bùn
Vận hành bơm bùn lên bể nén bùn khi lượng bùn trong bể nén bùn còn 20%.
Vệ sinh, lấy rác làm sạch các bơm bùn khi nghẹt rác hoặc định kỳ 1 tháng/lần.
Máy ép bùn
Kiểm tra lượng bùn và chất lượng bùn được ép sau băng tải Kiểm tra hoạt động của máy nén khí cũng như trong quá trình hoạt động của máy ép bùn, khi băng tải bị lệch máy có tự điều chỉnh được hay không. Nếu không phải kiểm tra ngay hoặc báo cho người quản lý để kịp thời sửa chữa
máy ép bùn
Kiểm tra hoạt động của bơm rửa băng tải
Mỗi ca trực phải vệ sinh sạch sẽ máy ép bùn trước khi giao ca.
(Nguồn: tác giả khảo sát) 3.2.4.3. Giám sát chất lượng đầu ra
a) Tại trạm quan trắc của công ty
- Đo đạc liên tục, tự động, kết nối và truyền số liệu trực tiếp vào hệ thống giám sát sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.
- Truyền tín hiệu hình ảnh trực tiếp từ camera về hệ thống giám sát. Cập nhật định kỳ thông tin, số liệu đo đạc vào hệ thống giám sát.
- Lưu lượng: lắp đặt trạm quan trắc nước thải sau xử lý với các thông số đo đạc tiêu chuẩn như: lưu lượng, COD, SS, pH, nhiệt độ.
b) Tại nguồn tiếp nhận rạch Vĩnh Bình cách 200m
- Đo đặc và kiểm tra chất lượng nước thải theo QCVN 40:2011 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp cột A.
- Việc đo đạc diễn ra không quá 01 giờ 1 lần (vào ngày 20 hàng tháng); chất lượng nguồn nước tiếp nhận nước thải, thực hiện với chế độ không quá 03 tháng 1 lần (vào ngày 20 các tháng cuối quý) lần theo quy định.
- Các thông số chất lượng nước thải, nước nguồn tiếp nhận do cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước yêu cầu hoặc quy định của quy chuẩn về chất lượng nước hiện hành.
3.2.5. Những quy định đối với nhân viên vận hành
- Nhân viên phải có chứng chỉ và được đào tạo bên lĩnh vực môi trường và có kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải thì mới được tham gia vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, khắc phục sự cố tại trạm xử lý nước thải.
- Nhân viên vận hành phải đọc kỹ hướng dẫn vận hành trước khi vận hành HTXLNT.
- Nhân viên phải luôn đọc kĩ sổ tay hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và hiểu trước khi vận hành hoặc bảo trì bất cứ bộ phận nào của các thiết bị trong trạm.
- Người vận hành hệ thống điện phải được đào tạo chuyên môn về điện, có ý thức và kiến thức về an toàn lao động đối với việc thi công, lắp đặt và vận hành hệ
kìm điện, kìm cắt, trục vít, băng keo điện, bút thử điện....và các thiết bị an toàn như găng tay cách điện, giày cách điện.
- Nhân viên vận hành phải tuân theo sự chỉ đạo của người quản lý, thực hiện đúng quy trình vận hành, nếu không tuân thủ sẽ bị nhắc nhở, kĩ luật, nếu tiếp tục sai phạm sẽ bị chấm dứt hợp đồng lao động
- Nhân viên phải có chứng chỉ và được đào tạo bên lĩnh vực môi trường và có kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải thì mới được tham gia vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, khắc phục sự cố tại trạm xử lý nước thải.
- Nhân viên vận hành phải đọc kỹ hướng dẫn vận hành trước khi vận hành HTXLNT.
- Nhân viên phải luôn đọc kĩ sổ tay hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và hiểu trước khi vận hành hoặc bảo trì bất cứ bộ phận nào của các thiết bị trong trạm.
- Người vận hành hệ thống điện phải được đào tạo chuyên môn về điện, có ý thức và kiến thức về an toàn lao động đối với việc thi công, lắp đặt và vận hành hệ thống điện. Được trang bị các thiết bị sửa điện đơn giản như: đồng hồ Ampe kế, kìm điện, kìm cắt, trục vít, băng keo điện, bút thử điện....và các thiết bị an toàn như găng tay cách điện, giày cách điện..
- Nhân viên vận hành phải tuân theo sự chỉ đạo của người quản lý, thực hiện đúng quy trình vận hành, nếu không tuân thủ sẽ bị nhắc nhở, kỷ luật, nếu tiếp tục sai phạm sẽ bị chấm dứt hợp đồng lao động
3.2.6. Công tác bảo trì bảo dưỡng
Hạng mục công trình: vệ sinh định kỳ 3 tháng/ lần.
Máy móc thiết bị: kiểm tra, vệ sinh bảo dưỡng khi có sự cố hư hỏng hoặc định kỳ 3 tháng/lần.
Hệ thống điện điều khiển: kiểm tra, vệ sinh định kỳ 3 tháng/lần. Vệ sinh công trình thường xuyên, mỗi ngày.
3.2.7. Các sự cố thường gặp
- Vi sinh vật trong bể sục khí chết (Thông số cần phân tích COD, pH) - Nước thải sau xử lý đục (Thông số cần phân tích độ đục, TSS)
- Bơm chìm Bơm không hoạt động
Bơm hoạt động nhưng không bơm
Rò rỉ lưu chất
Đèn xanh không hoạt động
- Máy thổi khí: Không quay
Tiếng ồn bất thường Lượng khí giảm Áp suất quá cao Dòng điện tăng cao Độ rung và tiếng ồn
Quá tải lưu lượng, nhiệt độ vượt mức
- Sự cố mất nguồn: trong tủ điện có lắp thiết bị bảo vệ nguồn khi mất nguồn, mất pha thì thiết bị ngắt nguồn điều khiển sẽ ngưng hoạt động và khi đó nhân viên cần kiểm tra lại nguồn cung cấp
- Sự cố quá tải hay ngắn mạch của thiết bị khi đó các thiết bị bảo vệ sẽ cô lập sự cố và báo cho người vận hành biết bằng tín hiệu màu vàng.
- Khi có sự cố xảy ra thì người vận hành có thể ngưng hệ thống thông qua nút nhấn khẩn đây là nguồn điều khiển của từng thiết bị.
3.3. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG
3.3.1. Đánh giá nhu cầu sử dụng nước và xả thải
- Nhìn chung, mức độ khai thác nước giếng nằm ở mức ổn định nằm trong mức cho phép và kiểm soát của cơ quan chức năng.
- Chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn môi trường quy định đối với nước thải dệt nhuộm QCVN 13-MT:2015/BTNMT loại A và QCVN 40:2011/BTNMT loại A. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn được đổ ra kênh tiêu Bình Hòa, ra sông Vĩnh Bình và điểm cuối là sông Sài Gòn.
3.3.2. Nhận xét thành phần và tính chất nguồn thải
Thành phần nước thải phát sinh từ quá trình dệt nhuộm thường không ổn định, thay đổi phụ thuộc vào thiết bị nhuộm, nguyên liệu nhuộm, khi sử dụng các loại thuốc nhuộm khác nhau, có bản chất và màu sắc khác nhau. Đặc tính loại hình nước thải này cần quan tâm đến các chỉ tiêu nhiệt độ, độ màu và COD. Nước thải phát sinh từ nhà máy thường khó xử lý do cấu tạo phức tạp của thuốc nhuộm cũng như nhiều loại thuốc nhuộm và trợ nhuộm được sử dụng trong quá trình sản xuất
3.3.3. Đánh giá chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra tại trạm xử lý nước thải thải
3.3.3.1. Chất lượng nước thải đầu vào tại trạm XLNT
Khi lưu lượng và chất thải đầu vào bị thay đổi thì môi trường Aerotank thay đổi theo, nếu quá trình bùn hoạt tính của bể Aerotank được thiết lập tốt và chất lượng nước thải đầu vào không vượt quá thông số thiết kế. Nếu lưu lượng hoặc nồng độ ô nhiễm trong dòng thải tăng đáng kể, cần phải điều chỉnh các thông số vận hành:
Lưu lượng: kiểm tra lưu lượng nước thải là cần thiết cho sự duy trì hoạt động ổn định của hệ thống
BOD/COD: Kiểm tra nồng độ BOD/COD để kiểm soát quá trình trong bể. Tỉ
số BOD/COD cho biết tỉ lệ chất hữu cơ có thể bị oxi hóa bằng vi sinh vật. Chỉ số COD thể hiện toàn bộ chất hữu cơ bị oxi hóa bằng tác nhân hóa học. Tỉ số BOD/COD dùng để kiểm soát nồng độ chất hữu cơ thích hợp cho qúa trình xử lý sinh học.
Các chất dinh dưỡng: N, P là hai thành phần dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của vi sinh vật. N, P cần có số lượng đầy đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của vi sinh vật. Tỷ lệ BOD: N: P của nước thải cần duy trì 100:5:1 là đáp ứng nhu cầu của vi sinh vật
pH: Quá trình xử lý sinh học duy trì ở pH 6.7 – 7.0 và sinh học hiếu khí hoạt động tốt ở pH 6.5 – 8.5. Nếu pH thay đổi thì cần bổ sung axit/bazơ để đưa pH của bể về môi trường thích hợp cho vi sinh vật hoạt động.
Bảng 6: Thông số nước thải đầu vào của Công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả trạm 1 Kết quả trạm 2 QCVN 40: 2011/BTNMT (Cột A) 1 pH - 6,84 6,74 6 - 9 2 TSS mg/l 72 105 50 3 COD mg/l 1.235 482 75 4 BOD5(200C) mg/l 765 297 30
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả trạm 1 Kết quả trạm 2