cơ thể ngƣời ở Việt Nam
3 1 1 Quá trình hình thành chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam
Chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam đƣợc hình thành trong một quá trình tƣơng đối dài, từ năm 1992 với ca ghép thận đầu tiên đƣợc thực hiện thành công tại Bệnh viện 103 Quá trình đó có thể chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn từ năm 1992 đến tháng 12-2006
Đây là giai đoạn khởi sự, chuẩn bị cho ra đời của luật, chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam Ở giai đoạn này, Nhà nƣớc chƣa chính thức ban hành chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN, nhƣng trên thực tế một số cơ quan Nhà nƣớc đã quyết định và cấp kinh phí cho các hoạt động liên quan đến lấy, ghép mô, BPCTN nhƣ: quyết định và cấp kinh phí cho các đề tài nghiên cứu khoa học về lấy, ghép thận, gan; quyết định thành lập ban chỉ đạo quốc gia về ghép thận, ngày 02-02-1991,; quyết định cử 10 chuyên gia y tế sang Cu Ba học về ghép thận; đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại một số cơ sở y tế để chuẩn bị cho việc lấy, ghép mô, BPCTN Nhờ đó, các hoạt động nghiên cứu khoa học về lấy, ghép mô, BPCTN đã đƣợc tiến hành thành công tại nhiều cơ sở y tế, tạo cơ sở khoa học cho việc thực hiện thành công các ca ghép thận, ghép gan từ ngƣời hiến sống
Nhƣ vậy, ở giai đoạn này, tuy chính sách chƣa đƣợc ban hành nhƣng nhiều nội dung của chính sách đã đƣợc triển khai thực hiện và đạt kết quả ngoài mong đợi Những kết quả đạt đƣợc ở giai đoạn này là cơ sở thực tiễn để Quốc hội ban Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến lấy xác, tháng 11 năm 2006
Đây là giai đoạn chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN chính thức đƣợc ban hành tại Điều 10 của Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến lấy xác năm 2006 và có hiệu lực từ 01-7-2007
Ở giai đoạn này, để tổ chức thực hiện Luật và chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN, Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ban ngành liên quan đã ban hành hoặc phối hợp ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm cụ thể hóa, hƣớng dẫn việc thực hiện Luật, thực hiện chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN
Điều đặc biệt ở giai đoạn này là sau khi có luật quy định về chết não thì các nghiên cứu về lấy, ghép mô, BPCTN từ ngƣời hiến sau khi chết đã đƣợc tiến hành tại nhiều cơ sở y tế Nhờ đó, kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN từ ngƣời hiến sau khi chết đã đƣợc thực hiện thành công tại nhiều cơ sở y tế trong cả nƣớc, nhƣ ghép thận từ ngƣời hiến chết não tại Bệnh viện Chợ Rẫy (2008), ghép tim tại Học viện Quân y (2010); ghép tim tại Bệnh viện Trung ƣơng Huế (2011) Từ đó cho đến nay, kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN từ ngƣời hiến sống và ngƣời hiến sau khi chết đã trở thành thƣờng quy tại nhiều cơ sở y tế trong cả nƣớc, đã cứu sống và đem lại hạnh phúc cho hàng nghìn ngƣời bệnh suy mô, BPCTN giai đoạn cuối
Ở giai đoạn này, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc về thực hiện chính sách, pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần đƣợc giải quyết nhƣ: nguồn cung mô, BPCTN thông qua việc hiến còn quá ít, đặc biệt là ngƣời hiến sau khi chết; công tác tổ chức tƣ vấn, vận động, đăng ký hiến mô, BPCTN còn rất yếu và thiếu; công tác điều phối ghép mô, BPCTN còn nhiều bất cập Mặt khác, môi trƣờng chính sách đã có nhiều thay đổi Tất cả những vấn đề đó đòi hỏi chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam cần đƣợc bổ sung, sửa đổi cả nội dung và việc tổ chức thực hiện để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
3 1 2 Vấn đề chính sách chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam
Vấn đề chính sách của chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam cũng giống nhƣ các quốc gia trên thế giới chính là nhằm đáp ứng yêu cầu điều trị, chữa bệnh cho những bệnh nhân suy mô, BPCTN giai đoạn cuối đang ngày càng
gia tăng Tuy nhiên, biểu hiện của vấn đề chính sách có sự khác nhau, do điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam khác với nhiều nƣớc trên thế giới Vấn đề chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam đƣợc đề cập ở hai giai đoạn
Trong giai đoạn từ 1992 đến 2006, Việt Nam thực hiện chính sách hiến, lấy,
ghép mô, BPCTN trong điều kiện là nƣớc đang phát triển ở trình độ thấp; cơ sở vật chất trang thiết bị y tế còn rất thiếu thốn và lạc hậu; khoa học - công nghệ về lấy, ghép mô, BPCTN đang trong giai đoạn nghiên cứu, thực nghiệm là chủ yếu; kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN của Việt Nam đi sau thế giới gần nửa thế kỷ và sau các nƣớc trong khu vực gần 20 năm [52, tr 4]
Từ thực tế đó cho thấy biểu hiện ban đầu của vấn đề chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam trƣớc hết là kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tƣ thuốc men chƣa đáp ứng đủ yêu cầu cho việc thực hiện hoạt động ghép mô, BPCTN Để giải quyết các vấn đề đó phải thực hiện các giải pháp liên quan đến nghiên cứu hoa học và hợp tác quốc tế về lấy, ghép mô,
BPCTN; đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ nhân lực trực tiếp thực hiện việc lấy, ghép mô, BPCTN; đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đủ điều kiện cho việc thực hiện lấy, ghép mô, BPCTN tại các cơ sở y tế Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ giúp nâng dần số lƣợng các cơ sở y tế thực hiện việc lấy, ghép mô, BPCTN và số lƣợng, chất lƣợng các ca ghép Đến khi kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN đạt đến trình độ cao, trở thành thƣờng quy thì vấn đề chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN sẽ xuất hiện thêm những vấn đề mới
Giai đoạn từ năm 2006 đến nay, vấn đề chính sách hiến, lấy, ghép mô,
BPCTN đã đƣợc xác định lại, không chỉ còn là vấn đề kỹ thuật, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men nữa Vấn đề này đã đƣợc đề cập tại tờ trình Quốc hội của Chính
phủ về dự án luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ngày 18 tháng 1 năm 2006:
“…chúng ta phải cần nhiều mô, BPCTN hiến mang tính chất tự nguyện, nếu
chỉ chờ vào nguồn hiến bộ phận cơ thể người của người thân là không thể đủ Do đó, việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người hiến tự nguyện ngoài huyết thống và đặc biệt là ở người hiến sau khi chết là vô cùng cấp thiết”
Nhu cầu đƣợc hiến, lấy, ghép mô, BPCTN là rất lớn và ngày càng gia tăng Hiện nay, cả nƣớc có khoảng 5 000 - 6 000 ngƣời suy thận mạn cần đƣợc ghép thận Tại 5 bệnh viện lớn ở Hà Nội đã có gần 1 500 ngƣời đƣợc chỉ định ghép gan nhƣng không có nguồn cho nên số bệnh nhân này đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ, đến nay ở Việt Nam đã có hơn 200 ngƣời phải sang Trung Quốc và một số nƣớc khác để ghép thận, ghép gan (do không có nguồn của ngƣời cho thận, cho gan) [92]
Việc giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu mô, BPCTN để ghép cho những bệnh nhân suy mô, BPCTN giai đoạn cuối với nguồn cung mô, BPCTN thông qua việc hiến trong thực tế là một công việc rất khó khăn và lâu dài, nó liên quan trực tiếp đến những yếu tố xã hội văn hóa của ngƣời dân trong các cộng đồng xã hội, liên quan đến nhận thức, thái độ… và sự tham gia của ngƣời dân Để giải quyết vấn đề đó, công tác thông tin, tuyên truyền về pháp luật, chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN; công tác tƣ vấn, vận động, đăng ký hiến mô, BPCTN, việc thực hiện chế độ, chính sách đối với ngƣời hiến mô, BPCTN là thực sự cần thiết và vô cùng quan trọng
Nhƣ vậy, ở thời gian ban đầu, vấn đề chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN chính là cần hoàn thiện kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN tại các cơ sở y tế để điều trị, chữa bệnh cho bệnh nhân suy mô, BPCTN giai đoạn cuối của Việt Nam Ở giai đoạn sau, khi mà kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN đã đạt trình độ phát triển cao, vấn đề chính sách nổi lên hàng đầu cần đƣợc giải quyết lại là nguồn cung mô, BPCTN thông qua việc hiến quá ít, không đáp ứng đƣợc nhu cầu ghép mô, BPCTN để chữa bệnh