Xuất giải pháp để nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ phụ trách

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã lao xả phình, huyện tủa chùa, tỉnh điện biên (Trang 54)

trách nông nghiệp xã Lao Xả Phình

Xã Lao Xả Phình là một xã đặc biệt khó khăn, được hưởng chính sách 135 của chính phủ. Đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Trình độ dân trí còn thấp, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp do đó công tác tuyên truyền các cơ chế chính sách, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân còn nhiều hạn chế.

Xuất phát từ thực trạng trên em xin đưa ra một số giải pháp sau:

- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng thêm kiến thức cho cán bộ khuyến

nông xã.

- Phải có kiến thức, trình độ chuyên môn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, chức trách được giao

- Phong cách làm việc:

+ Luôn năng động, sáng tạo

+ Sự nhiệt tình, hăng hái, trung thực, khách quan trong công tác

+ Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nói đi đôi với làm,

không độc đoán chuyên quyền, luôn sâu sát, gần gũi, gắn bó với quần chúng nhân dân.

- Thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất của người dân để có các chính sách tác động kịp thời, hiệu quả.

- Các nguồn quỹ tín dụng nông thôn, người cán bộ nông nghiệp phải có trách nhiệm hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn tín dụng nông thôn để phát triển sản xuất.

- Xây dựng nhiều mô hình về đổi mới cơ cấu cây trồng.

- Tích cực học hỏi kinh nghiệm của cán bộ nông nghiệp cùng lĩnh vực hoạt động của các địa phương khác.

- Thường xuyên đổi mới nội dung phương pháp tuyên truyền để tăng sức hấp dẫn. Tăng thời lượng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin như đài phát thanh của xã.

- Tăng cường thông tin trên thị trường, tạo điều kiện và cơ hội để nông dân tiếp cận với thị trường, chủ động bố trí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể địa phương như: hội nông dân , hội phụ nữ, hội đoàn thanh niên… Giúp đỡ cán bộ phụ trách nông nghiệp thực hiện công tác tuyên truyền.

- Phối hợp với các công ty giống và vật tư nông nghiệp để cung ứng vật tư nông nghiệp kịp thời cho nông dân, giảm sự ép giá của tư thương từ đó giảm chi phí đầu vào trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Khuyến khích người dân chủ động trao đổi hợp tác với cán bộ phụ trách nông nghiệp.

- Tìm hiểu nhu cầu đào tạo của nông dân, xây dựng và tổ chức các lớp tập huấn theo nhu cầu đào tạo của nông dân.

- Thúc đẩy sự tham gia của người dân bằng cách thay đổi các phương pháp tập huấn, thay vì phương pháp thuyết trình, cán bộ nông nghiệp nên kết hợp sử dụng phương pháp tham gia như: thảo luận, động não... Để nông dân có cơ hội trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất và đặt câu hỏi trực tiếp với người cán bộ, có như vậy thì mới đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của họ.

- Cần cung cấp cho cán bộ Khuyến Nông kho chứa các loại giống cây trồng mới.

Phần 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập và thực hiện đề tài “Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Lao Xả Phình – xã Lao Xả Phình – tỉnh Điện Biên”, tôi rút ra một số kết luận sau:

- Xã Lao Xả Phình đã được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ nhằm hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất như: Chính sách 135 của chính phủ và chương trình phát triển vùng huyện Tủa Chùa.

- Cán bộ phụ trách nông nghiệp xã còn trẻ có kiến thức và trình độ chuyên môn, nhiệt tình, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, năng động trong công việc và giải quyết công việc.

- Bên cạnh công việc chuyên môn cán bộ nông nghiệp luôn hoàn thành tốt các công việc khác do chủ tịch giao phó như: Công tác sản xuất nông, lâm nghiệp chăn nuôi trên địa bàn các bản.

- Cán bộ phụ trách nông nghiệp xã là người trợ giúp, hướng dẫn cho

người nông dân phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cán bộ còn có hạn chế, trong đó đặc biệt là các phương tiện máy móc, kỹ thuật phục vụ

cho công tác còn thiếu đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác của các cán bộ.

- Với tiềm năng con người và tài nguyên hiện tại của xã nếu cán bộ nông nghiệp xã được đào tạo, phát huy được vai trò của mình, có những chính sách phát triển nông lâm nghiệp tốt sẽ đem lại hiệu quả KT - XH cao, góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH.

4.2. Kiến nghị

4.2.1. Kiến nghị chung

- Để hoạt động nông lâm nghiệp đạt hiệu quả cao thì cần có sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan để hoàn thiện cơ chế chính sách về hoạt động Khuyến nông

- Nghiên cứu các tiến bộ KHKT mới, tiên tiến áp dụng vào thực tế sản xuất của người dân, với chi phí hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Tuyên truyền sâu rộng tới nông dân về vai trò của cán bộ nông nghiệp, từ đó tạo lòng tin với bà con về các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp.

4.2.2.Đối với huyệnTủa Chùa

- Định hướng quy hoạch đội ngũ CBPTNN, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho CBPTNN.

- Tuyển chọn những người có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp ở cấp xã.

- Tăng cường đầu tư kinh phí cho nông nghiệp, đầu tư bổ sung trang thiết bị cho hoạt động nông nghiệp.

- Luôn đưa ra các chỉ đạo kịp thời để CBPTNN nắm bắt được tình hình.

- Phối hợp chặt chẽ với UBND cấp xã trong việc quản lý và sử dụng cán bộ khuyến nông ở cơ sở đảm bảo có hiệu quả, xây dựng kế hoạch nội dung hoạt động hàng tháng, quý, năm để phát huy tính chủ động và nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ khuyến nông xã.

4.2.3.Đối với cấp xã

- Tạo điều kiện để CBPTNN được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng.

- Tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho CBPTNN hoạt động, bố trí có đủ

chỗ làm việc ổn định tại trụ sở UBND xã, bổ sung trang thiết bị làm việc cho CBPTNN.

- Tạo điều kiện để CBPTNN phối hợp với các tổ chức tại địa phương trong quá trình triển khai các hoạt động của họ.

- Có chế độ biểu dương, khen thưởng khi cán bộ hoàn thành tốt công tác.

4.2.4. Đối với CBPTNN

- Cần nhận thức đúng đắn vai trò, trách nhiệm của người CBPTNN với nông dân, nông nghiệp và nông thôn, cần thường xuyên học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng để tổ chức các hoạt động trong nông nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu của bà con nông dân.

- Cần yêu nghề và có tâm huyết với công việc.

- Luôn học hỏi tìm tòi những kinh nghiệm mới, hiệu quả để áp dụng vào sản xuất.

- Nghiên cứu các lĩnh vực liên quan để đáp ứng nhu cầu tư vấn về nông nghiệp cho bà con một cách tốt nhất.

4.2.5. Đối với trường Đại học Nông Lâm, đặc biệt là Khoa kinh tế và Phát triển nông thôn triển nông thôn

- Đối với nhà trường

+ Nhà trường cần phải sát sao hơn nữa trong việc quản lý sinh viên đi về cơ sở thực tập để sinh viên thực tập đạt hiệu quả cao nhất.

+ Cho sinh viên làm các đề tài phải đúng và sát với chuyên ngành đào tạo.

+ Nhân rộng các điểm thực tập ở những vùng, khu vực, huyện, tỉnh còn nhiều khó khăn để sinh viên được va chạm và học hỏi kinh nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với khoa kinh tế và Phát triển nông thôn

+ Xây dựng phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình học để

thu hút sinh viên tập trung vào các môn học.

+ Cần tích cực hơn nữa trong công tác giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cần thiết và trọng tâm cho sinh viên. Đây là nền tảng cho sinh

viên đi thực tập tiếp xúc và làm công việc thực tế tại các cơ sở cũng như sau khi ra trường.

+ Quản lý chặt chẽ và rèn luyện cho sinh viên về thái độ học tập cũng như tính tự giác trong những môn rèn nghề, thực tập nghề nghiệp. Để từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008), Nghị quyết số 26- NQ/TW “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009), Thông tư số 04/2009 TT- BNN hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp , Hà Nội.

3. Chính phủ (2008), Nghị định số 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội Vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội.

4. Quốc hội (2008), Luật cán bộ công chức số 22/2008/QH12, Hà Nội.

5. Thủ tướng chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới và thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội.

6. UBND xã Lao Xả Phình (2016), “Báo cáo tình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo Quốc phòng – An ninh năm 2016 và mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội đảm bảo Quốc phòng – An ninh năm 2016”.

7. UBND xã Lao Xả Phình (2017), “Báo cáo tình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo Quốc phòng – An ninh năm 2017 và mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội đảm bảo Quốc phòng – An ninh năm 2018”.

II. Tài liệu internet 8. http://www.mard.gov.vn 9. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvan ban?clas s_id=1&mode=detail&document_id=81139 10. https://vi.m.wikipedia.org/wiki/N%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p 11. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh- chinh/Thong-tu-04- 2009-TT-BNN-nhiem-vu-can-bo-nhan-vien- chuyen-mon-ky-thuat- nganh-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon- cong-tac-dia-ban-cap-xa- 85708.aspx 12. http://www.hatinh.gov.vn. 13. http://www.nghean.vn:10040/wps/portal/quynhluu/! ut/p/c4/04_SB8K8xL LM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3ED8XX8tgYxM3Zz8LA083gzDPsEAjI wtHE_2CbEdFAKyTTGg!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/ connect/huyen+quynh+luu/hql/ttsk/xaydungdang/8f5367804ca3f0c5b5 b6ff75541bd389 14. http://www.khuyennongvn.gov.vn/vi-VN/guong-san-xuat- gioi/bac-ninh-tam-guong-nguoi-can-bo-khuyen-nong_t114c44n9145 15. http://bnews.vn/nga-nh-nong-nghie-p-canada-tie-p-ca-n-vo-i- cong-nghe-cao/47881.html 16. http://www1.vnua.edu.vn/tapchi/Upload/2102014tc%20so %205%2022.pdf 17. http://iasvn.org/homepage/Phat-trien-nong-nghiep-cong- nghe-cao-cua- Hoa-Ky-9795.html

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã lao xả phình, huyện tủa chùa, tỉnh điện biên (Trang 54)