4. Kết quả đạt được
2.3 Thiết bị điện
Module nguồn một chiều.
Hình 2.9 Module nguồn một chiều
Thông số kĩ thuật:
- Mã module: TPAK.A7100
- Dòng điện vào (INPUT) là dòng điện xoay chiều điện áp ổn định từ 100 – 240VAC
- Tần số 50Hz cường độ dòng điện 2A
- Dòng điện ra (OUTPUT) là dòng điện một chiều 24VDC - Dòng điện 4.2A
- Công suất 1000W
Chức năng trong hệ thống: chuyển đổi từ nguồn điện xoay chiều ra điện áp 1 chiều hạ thế từ 220V xuống điện áp 24V và cung cấp cho các thiết bị của hệ thống.
Module thực hành nút ấn.
Hình 2. 1 Module thực hành nút ấn
Thông số kĩ thuật:
- Mã module: TPAK.A3000
- Tín hiệu vào là dòng điện một chiều 24VDC
- Số nút ấn: 3 nút ấn ở trạng thái thường mở (gồm một nút ấn nhớ và 2 nút ấn không nhớ)
- Có hiện thị đèn LED trên mỗi nút ấn
Module thực hành đèn báo, còi báo.
Hình 2. 2 Module đèn báo còi báo
Thông số kĩ thuật
- Mã module: TPAK.A8000
- Tín hiệu vào: dòng điện một chiều 24VDC - Số đèn báo: 6
- Số còi: 1
Module rơle trung gian.
Hình 2. 3 Module rơle trung gian
Thông số kĩ thuật:
- Mã module: TPAK.A9000 - Số rơle: 3
- Điện áp cuộn dây: 24VDC - Tiếp điểm: 5A 250VAC - Thời gian tác động: 20ms max - Nhiệt độ làm việc: -55°C-70°C Gồm hai bộ phận chính:
- Cuộn hút (nam châm điện): khi cuộn hút có tín hiệu điện các thanh tiếp điểm từ thường mở thành thường đóng và ngược lại.
Nguyên lý hoạt động:
Đây là loại rơle 12V có 8 chân khi chưa được cấp nguồn thì cặp chân số 2-4 và 6-8 ở dạng thường mở. Cặp chân số 2-3 và 6-7 ở dạng thường đóng.
Khi rơle được cấp nguồn thì cặp 2-4 và 6-8 sẽ đóng lại, đồng thời cặp chân số 2-3 và 6-7 chuyển sang thường mở.
Hình 2. 4 Sơ đồ nguyên lý rơle trung gian
Chức năng trong hệ thống: chuyển mạch tín hiệu điều khiển cho các phần tử phía sau.
Module rơle thời gian ON
Thông số kĩ thuật:
- Mã module: TPAK.A5000
- Nguồn cung cấp: nguồn điện một chiều 24VDC - Thời gian cài đặt: 0.05 giây – 100 giờ
- Chế độ hoạt động ngõ ra 6/16 loại dải thời gian cài đặt - Tuổi thọ hoạt động: 100,000 lần
- Kích thước: 48×48 mm - Loại đế cắm 8 chân
- Nhiệt độ xung quanh từ -10 đến 55℃
Cấu tạo:
- Bộ định thời gian
- Mạch từ của nam châm điện - Các tiếp điểm
- Vỏ bảo vệ chân tiếp điểm Nguyên lý hoạt động:
Khi rơle được cấp điện thì các tiếp điểm 1 và 3 ở dạng thường đóng, tiếp điểm 1 và 4 ở dạng thường mở các tiếp điểm này được xem là dạng không tính thời gian. Nghĩa là khi có điện điều khiển là các dạng tiếp điểm này lập tức đóng mở.
Các tiếp điểm đóng chậm/mở chậm sẽ hoàn toàn không thay đổi vị trí chúng chỉ thay đổi khi kim chỉ trên mặt đồng hồ của rơle được điều chỉnh.
Ví dụ: ta chỉnh kim mặt rơle là 5 giây có nghĩa là khi cấp nguồn vào các vị trí đóng chậm (5-8)/mở chậm (6-8) thì sau 5 giây các tiếp điểm mở sẽ đóng lại, các tiếp điểm thường đóng sẽ mở ra. Nghĩa là nó sẽ tính thời gian sau đó mới đóng mở.
Hình 2. 6 Sơ đồ nguyên lý rơle thời gian ON
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH HỆ THỐNG CẤP PHÔI TỰ ĐỘNG