Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 74 - 79)

Ngoài ra để nhân rộng mô hình hơn nữa thì cần mở các hội nghị, hội thảo về nuôi ong. Kết hợp các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, đài, tivi, Internet về những lợi ích và kết quả mô hình. Đồng thời, triển khai cho người dân tham quan mô hình thành công để bà con hiểu hơn về nuôi ong cũng như hiệu quả mà nghề này mang lại để có định hướng sản xuất đối với hộ mình.

65

Phần 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận.

Trong nền kinh tế quốc dân thì nông nghiệp chiếm tỷ lệ gần 70% và để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để thực hiện thành công mục tiêu này thì tất cả các địa phương trên cả nước phải đồng bộ thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ. Không chỉ về mặt số lượng mà chất lượng cũng cần phải được nâng cao. Qua quá trình thực hiện đề tài tại địa bàn xã Trung Thành, kết quả nghề nuôi ong mang lại cũng ở mức khá, góp phần tăng thu nhập cho bà con nhân dân, giải quyết được việc làm cho người lao động địa phương. Khai thác được lợi thế về tài nguyên đất, cung cấp nguồn mật phấn cho ong sản xuất mật. Vốn đầu tư nhỏ, ít rủi ro đối với người nuôi, quay vòng vốn nhanh, hiệu quả sử dụng vốn cao. Tuy nhiên, vẫn còn không ít khó khăn tồn tại ảnh hưởng đến hoạt động nuôi ong. Hoạt động sản xuất chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của người dân, chưa có hộ nào thực sự sản xuất theo mô hình công nghệ cao mặc dù đã được tập huấn kỹ thuật. Hơn nữa, thời tiết diễn biến thất thường nên việc kiểm soát đàn ong càng khó khăn hơn. Một số hộ nuôi với mục đích lấy sản phẩm phục vụ nhu cầu của gia đình nên chưa thực sự quan tâm đến năng suất và sản lượng mật ong, ít quan tâm đến chăm sóc, cho ăn và phòng bệnh cho đàn ong ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng mật ong của toàn xã. Thị trường tiêu thụ còn bó hẹp ở mức độ trong xã và các xã lân cận, kênh phân phối nhỏ lẻ chưa thực sự đồng bộ. Mật ong sản xuất ra thường đợi người đến mua chứ chưa thực sự có một đầu mối thu mua nào dẫn đến việc tiêu thụ mật ong bị hạn chế, người mặc dù nhóm sở

66

thích đã sáng tạo ra bao bì sản phẩm riêng cho mình,nhưng cũng lo lắng khi bỏ vốn sản xuất mà không ai mua. Khả năng nhân đàn còn yếu, thông thường mỗi đàn ong mỗi năm phải nhân được 1 đàn là tự nhiên nhưng ở đây số đàn nhân được là rất ít, nguyên nhân chính là việc tạo và nuôi chúa công nghiệp chưa thực sự có hiệu quả. Hơn nữa, còn phụ thuộc vào hoạt động của đàn ong thợ, nguồn mật phấn dồi dào hay không mới có thể tạo chúa khỏe mạnh, tách đàn mới thành công. Bà con dân tộc chưa được tiếp cận với mô hình nuôi ong, đây là hình thức có thể xóa đói giảm nghèo một cách bền vững mà chính quyền địa phương nên đưa đến với bà con ở các bản xa, có lợi thế hơn về nguồn mật phấn. Với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông huyện, nhó sở thích nuôi ong và sự mạnh dạn của bà con thôn bản thì hứa hẹn sẽ mang lại thành công cho người nuôi nhiều hơn nữa

4.2. Kiến nghị.

Nghề nuôi ong là nghề không xa lạ gì đối với người dân địa phương, có người duy trì nhiều năm nay, có người nuôi rồi bỏ nhưng thực sự nghề này mang lại lợi ích không nhỏ đối với người nông dân khi mà điều kiện đất đai, địa hình, giao thông không được thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Qua quá trình tìm hiểu về đề tài, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

* Đối với Nhà nước.

Nhà nước cần linh hoạt trong việc thi hành các chính sách nông nghiệp như: tín dụng, vay vốn, trợ giá đầu vào, đầu ra cho các hoạt động sản xuất phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội của từng địa phương. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ khuyến nông của địa phương, nâng cao trình độ kỹ thuật, năng lực công tác cho cán bộ khuyến nông. Giúp họ tự tin, nắm vững vàng kiến thức để hỗ trợ bà con khi cần thiết. Bên cạnh đó, cần có chính sách lương, thưởng hợp lý đối với bậc công việc của cán bộ

67

giúp họ thấy công sức của mình bỏ ra là phù hợp. Có chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài, có năng lực, phẩm chất chính trị, kiến thức chuyên môn về công tác tại những địa bàn vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo.Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, tạo ra giống mới có tính chống chịu cao hơn phù hợp với điều kiện thời tiết của địa phương đồng thời giống mới có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất, sản lượng cao. Khuyến khích, thúc đẩy các địa phương mạnh dạn áp dụng giống mới vào sản xuất. Thu hút sự đầu tư của các tổ chức phi chính phủ vào việc phát triển mô hình ở các địa phương. Liên kết với các doanh nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm... vớingười nuôi để thu mua sản phẩm, nâng cao hiệu quả phân phối cũng như hiệu quả sản xuất. Đồng thời doanh nghiệp cung cấp giống, vật tư, thuốc phòng bệnh cho bà con nông dân. Tiến hành các hội thảo, tham quan mô hình mẫu tại các địa phương điển hình sản xuất mô hình để cán bộ, nông dân cùng học hỏi lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật, tạo liên kết nghề nuôi ong trên khắp cả nước. Vinh danh những đơn vị, cá nhân điển hình sản xuất giỏi, kết hợp với truyền thông báo đài đưa tin nhằm thúc đẩy, tạo động lực cho bà con làm nghề nuôi ong cũng như nhân rộng rãi mô hình.

* Đối với chính quyền địa phương.

Nghề nuôi ong là nguồn mang lại thu nhập của bà con trong xã. Đã trải qua nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa có một hộ nuôi nào có năng suất, sản lượng đạt mức kỹ thuật, chưa có một vùng quy hoạch tập trung nào cho nuôi ong. Trong khi các địa phương khác đã triển khai từ rất lâu. Để không ngừng nâng cao hiệu quả nuôi ong, nâng cao chất lượng đàn ong, chất lượng mật thì chính quyền địa phương cần tích cực hỗ trợ bà con nông dân nhiều hơn nữa. Cán bộ khuyến nông phải tích cực hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi ong. Nắm vững tình hình thời tiết, khí hậu cũng như kỹ thuật kịp thời khuyến cáo bà con khi có sự thay đổi, tránh đàn ong bốc bay, ong chết và mất đàn. Hỗ trợ vốn

68

mua công cụ, dụng cụ nuôi ong cho bà con. Có thể liên hệ nhà phân phối cho người nuôi ong khi cần thiết thì mua sắm trang thiết bị, tiết kiệm thời gian và chi phí khi bà con đi mua lẻ tẻ. Liên hệ với các cửa hàng, đầu mối thu mua mật ong cho bà con nông dân. Triển khai chọn các hộ nuôi thử nghiệm các mô hình giống mới để đánh giá mức độ phù hợp của giống mới đối với điều kiện của địa phương. Trình diễn và cho tham quan các mô hình mẫu cho bà con nông dân. Thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi ong cho người nông dân. Thúc đẩy hoạt động của câu lạc bộ nuôi ong phát huy được vai trò hướng dẫn và thu hút, hỗ trợ cho bà con nuôi ong. Giúp chia sẻ kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau giữa những người nuôi ong với nhau và giữa người nuôi ong lâu năm với người mới nuôi

* Đối với người nông dân.

Có kế hoạch đầu tư, nuôi, chăm sóc và mua sắm trang thiết bị cụ thể phù hợp với điều kiện của hộ mình. Đối với những hộ mới nuôi chỉ nên nuôi từ 2-3 đàn để tiện theo dõi và chăm sóc đàn ong, vừa học hỏi kinh nghiệm nuôi từ từ. Khi đã thuần thục thì có thể tăng số lượng đàn nuôi lên để nâng cao thu nhập cho hộ mình. Tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi ong, chuyển giao công nghệ và giống mới do cán bộ khuyến nông, trung tâm khuyến nông tổ chức. Tích cực trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa những người nuôi ong với nhau, học hỏi các hộ nuôi giỏi, nuôi điển hình trên địa bàn xã. Tích cực và chủ động liên hệ với cán bộ khuyến nông khi phát hiện dấu hiệu khác thường mà bản thân không nhận định được vấn đề để kịp thời phòng tránh hoặc giải quyết. Tích cực tìm kiếm thị trường, tránh tình trạng ỷ lại, thụ động. Nhằm thu hồi vốn, quay vòng vốn cho hoạt động sản xuất tiếp theo.

69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Vững (2006), Luận văn thạc sĩ, Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học của tổ hợp lai F1 giống ong ngoại tại miền Bắc nước ta. Trường Đại học Nông nghiệp I.

2. Nguyễn Thị Nga (2008), Luận văn thạc sĩ, Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng của một số yếu tố tự nhiên và nhân tạo đến tỷ lệ nước trong mật ong nội Apis cerana. Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên. 3. PGS.TS Mai Văn Xuân (2008), Bài giảng kinh tế nông hộ và trang trại, Đại

học kinh tế Huế.

4. Nguyễn Thị Nga (2002), ảnh hưởng của qui mô đàn và mùa vụ đến sản lượng của mật của ong nội Apis cerana nuôi tại Bộ môn ong - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoá luận tốt nghiệp đại học

5 . Nguyễn Quang Tấn (1994), Những hoạt động nghiên cứu về con ong của Trường Đại học Nông Lâm Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh, Tuyển tập báo cáo Hội nghị ong toàn quốc lần thứ nhất

6. Lê Quang Trung (1999), Kỹ thuật nuôi ong nội cho người nuôi ong, Bài giảng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

7. Cục khuyến nông - khuyến lâm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Thông tin khoa học kỹ thuật ngành ong.

8. UBND xã Trung Thành, Báo cáo kinh tế xã hội xã Trung Thành giai đoạn 2014 - 2017.

9. Đề án xây dựng xã Trung Thành điển hình về phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2017-2020. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 74 - 79)