GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thông câu hỏi, trò chơi, hoạt động dự án

Một phần của tài liệu KHBD giáo án GDCD 6 bộ CTST chuẩn cv5512 cả năm (Trang 59 - 62)

hỏi, trò chơi, hoạt động dự án ...

+Trò chơi đối mặt: Tìm những câu ca dao tục ngữ, danh ngôn về tự lập

+ Hoạt động dự án 1: Xây dựng và thực hiện kế

hoạch khắc phục những biểu hiện thiếu tự lập của bản thân

+ Hoạt động dự án 2:

Nhóm 1:Viết những câu slogan về tự lập

Nhóm 2: Viết một đoạn văn ngắn nhắc nhở mình về tính tự lập

Nhóm 3:Viết một lá thư ngắn gửi người bạn thân nhắc nhở về tính tự lập

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh cử đại diện nhóm trình bày.

- Học sinh lắng nghe, nghiên cứu, trao đổi, trình bày nếu còn thời gian

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

“Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm cho người đời sau. Cô tin là qua bài học ngày hôm nay, sẽ có rất nhiều bạn biết tự lập trong cuộc sống.

*******************************************

TRƯỜNG THCS TRẦN CAOTỔ: KHXH TỔ: KHXH

Họ và tên giáo viên:

Đoàn Thị Kim

TÊN BÀI DẠY:

BÀI 6: TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN ( Chân trời sáng tạo)

Môn học: GDCD; lớp: 6A1-6A11 Thời gian thực hiện: 3 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Trình bày khái niệm và ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân. - Nêu được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

- Biết tôn trọng bản thân và những người xung quanh.

- Xây dựng kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

-Tự chủ và tự học: Tự nhận thức được những khả năng của bản thân để từ đó tự giác học tập, lao động.

- Giao tiếp và hợp tác: Nhận thức được năng lực giao tiếp, hợp tác để phát huy năng lực này của bản thân.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận thức được năng lực của bản thân trong việc giải quyết các vấn đề và sáng tạo để rèn luyện và phát huy.

- Điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những năng lực, đặc điểm của bản thân, hiểu và đánh giá được ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân. Tự điều chỉnh và nhắc nhở mọi người xung quanh biết rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của bản thân, hướng đến các giá trị xã hội.

- Phát triển bản thân: Tự nhận biết được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí và các quan hệ xã hội của bản thân. Lập kế hoạch và kiên trì thực hiện kế hoạch để phát huy sở trường của bản thân, hạn chế các nhược điểm.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái: Rèn luyện và phát huy tinh thần nhân ái, yêu thương con người, tôn trọng cộng đồng và những người xung quanh.

- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung từ đó rèn luyện, phát triển bản thân.

- Trung thực: Tự nhận thức được tính trung thực của bản thân, rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải.

- Trách nhiệm: Tự nhận thức và rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống và học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu power point, giấy A0, bảng nhóm, bút dạ...

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, tranh ảnh... báo chí, thông tin, tranh ảnh...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú và tâm thế cho bài học.

- Giúp HS huy động được kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề liên quan đến tự nhận thức bản thân.

- Biết được những điều mình thích, mình không thích, điểm mạnh, điểm yếu, ước mơ của bản thân.

Một phần của tài liệu KHBD giáo án GDCD 6 bộ CTST chuẩn cv5512 cả năm (Trang 59 - 62)