Kết quả nghiên cứu năng suất của tập đoàn giống sắn được trình bày ở bảng 4.8.
- Năng suất củ tươi
Năng suất củ tươi là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệu quả kinh tế của cây sắn. Năng suất củ sắn một phần phụ thuộc vào khả năng quang hợp, một phần
phụ thuộc vào quá trình phân bố các chất khô tạo được vào bộ phận khác của cây. Chất khô tạo được nhờ quang hợp được sử dụng cho sinh trưởng thân lá và sự phát triển của củ.
Năng suất củ tươi = Khối lượng củ/gốc x mật độ cây/ha. Như vậy năng suất sắn phụ thuộc chặt chẽ vào khối lượng củ/gốc và mật độ cây/ha.
Bảng 4.8: Năng suất của các giống sắn tham gia thắ nghiệm CT TN Giống sắn NSCT (tấn/ha) NSTL (tấn/ha) NSSVH (tấn/ha) CSTH (%)
1 Cao sản Yên Bái (M1) 13,20 23,40 36,60 36,07 2 Cao sản Sơn La (M2) 17,40 42,00 59,40 29,29 3 Cao sản cụ Yên Bái (M3) 18,80 31,60 50,40 37,30 4 Tăng sản Phú Thọ (M4) 10,60 21,00 31,60 33,54 5 Sắn xanh Sơn La (M5) 27,00 33,40 60,40 44,70 6 Sắn xanh Yên Bái (M6) 4,40 24,40 28,80 15,28 7 Sắn xanh Yên Bái (M7) 8,20 16,00 24,20 33,88 8 Sắn xanh Phú Thọ (M8) 8,60 23,20 31,80 27,04 9 Sắn xanh Sơn La(M9) 13,80 24,00 37,80 36,51 10 NTB 1 (M10) 11,00 21,80 32,80 33,54 11 Sắn xanh Thái Nguyên (M11) 20,40 19,00 39,40 51,78 12 Rayong 72 (M12) 20,40 33,20 53,60 38,06
Qua số liệu bảng 4.8 và hình 4.1 cho thấy năng suất củ tươi của các giống sắn dao động từ 4,40 - 27,00 tấn/ha. Trong thắ nghiệm giống sắn xanh Sơn La (M5), sắn xanh Thái Nguyên (M11) và Rayong 72 (M12) đạt năng suất cao hơn các giống trong thắ nghiệm đạt > 20 tấn/ha (20,40 - 27,00 tấn/ha). Các giống sắn còn lại có năng suất củ tươi < 20 tấn/ha (4,40 - 18,80 tấn/ha). Trong đó đạt năng suất cao nhất trong thắ nghiệm là giống sắn xanh
Sơn La (M5) đạt 27,00 tấn/ha và thấp nhất là giống sắn xanh Yên Bái (M6) đạt 4,40 tấn/ ha. 0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Công thức thắ nghiệm NSCT (Tấn/ha)
Hình 4.1. Biểu đồ năng suất củ tươi của các giống sắn tham gia thắ nghiệm
- Năng suất thân lá
Năng suất thân lá là năng suất toàn bộ bộ phận trên mặt đất, năng suất thân lá phụ thuộc vào khả năng tăng trưởng chiều cao cây, đường kắnh thân, khả năng phân cành ẦTrong điều kiện canh tác như nhau, các yếu tố này phụ thuộc chủ yếu vào giống.
Qua số liệu bảng 4.8 và hình 4.2 các giống sắn thắ nghiệm có năng suất thân lá dao động từ 16,00 - 42,00 tấn/ha. Trong đó giống sắn xanh Sơn La (M5), sắn cao sản Sơn La (M2), sắn cao sản cụ Yên Bái (M3) và Rayong 72 (M12) có năng suất thân lá cao hơn các giống trong thắ nghiệm đạt 31,60 - 42,00 tấn/ha. Các giống sắn còn lại có năng suất thân lá < 30 tấn/ha (16,00 - 24,40 tấn/ha). Trong thắ nghiệm giống đạt năng suất thân lá cao nhất là giống sắn xanh Sơn La (M2) đạt 42,00 tấn/ha và thấp nhất là giống sắn xanh Yên Bái (M7) đạt 16,00 tấn/ ha.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Công thức thắ nghiệm NSTL (Tấn/ha)
Hình 4.2. Biểu đồ năng suất thân lá của các giống sắn tham gia thắ nghiệm
- Năng suất sinh vật học của các giống sắn
Năng suất sinh vật học là tổng khối lượng củ tươi và khối lượng thân lá, biểu thị tiềm năng sinh học của các giống sắn trong việc đồng hóa các yếu tố dinh dưỡng, ánh sáng, nước, chất khoáng, không khắ. Năng suất sinh vật học có vai trò quan trọng vì sắn được hình thành củ sớm và ổn định về số lượng củ ngay sau trồng 2- 4 tháng. Việc tắch lũy sản phẩm quang hợp vào cơ quan kinh tế biểu thị khả năng vận chuyển và tắch lũy sản phẩm của quá trình đồng hóa. Năng suất sinh vật học cùng với sự phân phối giữa các bộ phận thân lá và củ của các giống sắn giúp việc chọn tạo giống thành công, tìm ra giống tốt có triển vọng.
Qua số liệu bảng 4.8 và hình 4.3 chúng tôi thấy năng suất sinh vật học của các giống sắn dao động từ 24,20 - 60,40 tấn/ha. Trong đó giống sắn cao sản Sơn La (M2), sắn cao sản cụ Yên Bái (M3), sắn xanh Sơn La (M5) và sắn Rayong 72 (M12) có năng suất sinh vật học đạt cao hơn các giống trong thắ
nghiệm đạt 50,40 - 60,40 tấn/ha. Giống sắn cao sản Yên Bái (M1), sắn tăng sản Phú Thọ (M4), sắn xanh Phú Thọ (M8), sắn xanh Sơn La (M9), NTB1 (M10) và sắn xanh Thái Nguyên (M11) có năng suất sinh vật học > 30 tấn/ ha (31,60 - 39,40 tấn/ha). Các giống sắn còn lại có năng suất sinh vật học < 30 tấn/ha (24,20 - 28,80 tấn/ha). Trong đó giống sắn xanh Sơn La (M5) có năng suất sinh vật học cao nhất đạt 60,40 tấn/ha và năng suất sinh vật học thấp nhất là giống sắn xanh Yên Bái (M7) đạt 24,20 tấn/ha.
0 10 20 30 40 50 60 70 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Công thức thắ nghiệm NSSVH (Tấn/ha)
Hình 4.3. Biểu đồ năng suất sinh vật học của các giống sắn tham gia thắ nghiệm
- Chỉ số thu hoạch
Chỉ số thu hoạch là tỷ lệ giữa năng suất củ tươi và năng suất sinh vật học. Chỉ số thu hoạch biểu hiện khả năng tắch lũy dinh dưỡng từ cơ quan tổng hợp về cơ quan dự trữ. Hệ số thu hoạch thấp chứng tỏ thân lá phát triển mạnh, dinh
dưỡng chủ yếu tập trung để nuôi thân lá, tắch lũy về củ sẽ ắt. Ngược lại chỉ số thu hoạch cao chứng tỏ có sự phân bố hài hòa chất dinh dưỡng giữa các cơ quan trên mặt đất (thân, lá) và cơ quan dưới mặt đất (rễ, củ).
Số liệu bảng 4.8 cho thấy chỉ số thu hoạch của các giống sắn dao động từ 15,28% - 51,78%. Trong thắ nghiệm giống sắn xanh Sơn La (M5) và sắn xanh Thái Nguyên (M11) có chỉ số thu hoạch cao hơn cá giống trong thắ nghiệm đạt 44,70 - 51,78 %. Các giống sắn còn lại có chỉ số thu hoạch < 40 % (15,28 - 38,06 %).