Từ những luận giải trên cho thấy, hiện đang có một khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam hiện nay. Luận án này đƣợc thực hiện nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn đó. Do vậy, hƣớng nghiên cứu của đề tài đƣợc xác định nhƣ sau:
Một là, trên cơ sở kế thừa các quan điểm và cách tiếp cận về chính sách công,
đề tài phân tích, luận giải đƣa ra quan niệm về chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN; phân tích vấn đề chính sách, từ đó đƣa ra những nội dung tổng thể của chính sách hiến, lấy ghép mô, BPCTN. Luận án cũng sẽ phân tích quy trình thực hiện chính sách và các
yếu tố tác động đến chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN, lấy đó làm cơ sở lý luận để nghiên cứu thực trạng chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam.
Hai là, bám sát vào khung lý luận đã xây dựng, đồng thời, tận dụng các kết
quả nghiên cứu của các tác giả trƣớc đây về thực trạng hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở các cơ sở y tế, Luận án sẽ phân tích thực trạng chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam hiện nay. Luận án sẽ đánh giá những kết quả chủ yếu đã đạt đƣợc, nêu rõ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cập.
Ba là, trên cơ sở kết quả đánh giá chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và
nguyên nhân đã tìm ra, luận án sẽ xây dựng một hệ thống các giải pháp nhằm phát huy những ƣu điểm, tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc của chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam hiện nay.
Kết luận chƣơng 1
Chƣơng 1 đã tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài. Các công trình này tập trung chủ yếu vào 3 nhóm nghiên cứu: Một số nghiên cứu về chính sách công; Một số nghiên cứu về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN; Một số nghiên cứu về chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN.
Thông qua tổng quan, từng công trình và nhóm công trình đã đƣợc nhận xét, đánh giá chỉ ra những những ƣu điểm, hạn chế, khung lý thuyết và phƣơng pháp đƣợc áp dụng. Qua đó khẳng định các giá trị luận án có thể kế thừa trên cả mặt tƣ liệu, lý thuyết tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu, các nhận định, kết luận; chỉ ra những vấn đề còn khoảng trống hoặc chƣa đầy đủ cần phải tiếp tục nghiên cứu, đồng thời xác định hƣớng nghiên cứu của đề tài luận án trên cả phƣơng diện lý thuyết và thực tiễn.
Kết quả của chƣơng 1 có ý nghĩa quan trọng cho định hình khung lý thuyết chƣơng 2 và kế thừa dữ liệu cho triển khai chƣơng 3 và chƣơng 4 của luận án, đồng thời là cơ sở để khẳng định điểm mới của đề tài không trùng lặp với những công trình nghiên cứu trƣớc.
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH VỀ HIẾN, LẤY, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI