. So sánh giữa Cartel và Trust
23. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Tại sao VN phải hội nhập kinh tế quốc tế? Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ
Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ
chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nước thành viên có sự rằng buộc theo những quy định chung của khối. (Giáo trình Kinh tế quốc tế, trang 235).
Tại sao VN phải hội nhập kinh tế quốc tế
- ĐCSVN) - Hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng trong thành tựu to lớn về phát triển kinh tế trong 5 năm qua, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị xã hội, đồng thời chủ động hội nhập, thu hút thêm nguồn lực bên ngoài, cùng với nội lực bên trong tạo nên động lực phát triển kinh tế mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu to lớn.
- Hội nhập trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng góp phần bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển đất nước. Hội nhập đã đưa quan hệ của Việt Nam với các nước, nhất là các đối tác ưu tiên, quan trọng đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững. Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với toàn bộ 5 nước thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, toàn bộ G7, 13/20 nước G20. Quan hệ chặt chẽ với độ tin cậy gia tăng đã tạo điều kiện thuận lợi để duy trì hòa bình, ổn định và môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Đây chính là một cách hiệu quả thực hiện phương châm “bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ lúc nước chưa lâm nguy”.
- Hội nhập trong các lĩnh vực khác góp phần khẳng định và nâng cao vị thế của Việt Nam cũng như tranh thủ nguồn lực, cơ hội phục vụ các đột phá chiến lược, nhất là về phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và cải cách
thể chế. Qua quá trình hội nhập, năng lực, bản lĩnh và trình độ của đội ngũ làm công tác đối ngoại nói chung và hội nhập quốc tế nói riêng liên tục được nâng cao và phát triển đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới.
( Tích cực câu 24 )Trong gần 30 năm qua,hội nhập kinh tế quốc tế đã đạt được các
kết quả quan trọng với các điểm ưu sau:
(1) Từ một nước bị bao vây, cấm vận, chúng ta đã bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước và các tổ chức quốc tế, tiến đến thiết lập quan hệ và ký kết các hiệp định, thỏa thuận hợp tác và hội nhập kinh tế ở tất cả các cấp độ song phương, khu vực và đa phương.
2) Trên cơ sở các cam kết hội nhập,hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo động lực thúc đẩy đổi mới thể chế kinh tế theo hướng ngày gần với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
3) Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm,của các doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế.
(4) Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nền kinh tế mở, thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại
Hội nhập kinh tế quốc tế là yếu tố quan trọng tạo điệu kiện thuận lợi cho Việt Nam mở rộng thị trường và tăng cường xuất khẩu, đưa xuất khẩu đã trở thành một động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Độ mở của nền kinh tế Việt Nam ngày càng lớn: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP đạt 208,6%, điều này chứng tỏ Việt Nam khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước đồng thời tranh thủ được thị trường thế giới.
(5) Hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu vốn và công nghệ của đất nước trong giai đoạn đầu CNH, HĐH
(6) Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, nâng cao trình độ , kỹ năng của lực lượng lao động, góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội và phát triển bền vững.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang tới những cơ hội để tiếp cận các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.Nhờ tăng cường hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa, chúng ta đã có thêm những nguồn lực, cơ hội mới giúp bảo vệ và phát huy có chất lượng, hiệu quả hơn di sản văn hóa Việt Nam. Với việc tham gia các Công ước và nỗ lực từ Trung ương tới địa phương, nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của ta đã được UNESCO công nhận, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội. Mở cửa, đổi mới tạo điều kiện cho sự giao lưu của các luồng văn hóa, đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc phổ biến di sản văn hóa của nước ta ra nước ngoài.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra sự đan xen về lợi ích giữa Việt Nam và các nước, các trung tâm quyền lực, tạo thế và lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác trong khu vực, giúp ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh; làm cho sức mạnh kinh tế của đất nước từng bước được nâng lên là điều kiện quan trọng để tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới.