Dựa trên những nghiên cứu, phân tích đánh giá ta nhận thấy rằng: những phương pháp gia công mài tinh được ứng dụng rộng rãi trong và ngoài nước với tiêu chí chung nhằm nâng cao chất lượng bề mặt chi tiết bằng cách tiếp cận theo nhiều phương pháp gia công khác nhau. Có nghiên cứu thì tập trung ảnh hưởng của các thông số công nghệ của quá trình mài bằng đá mài đến chất lượng bề mặt. Đây là những phương pháp gia công tinh truyền thống đã ứng dụng rộng rãi từ lâu. Các
30
phương pháp gia công truyền thống này cần thời gian gia công tương đối lớn nên hiệu suất không cao. Ngoài ra, hình dạng bề mặt gia công chỉ ở giới hạn nhất định. Để nâng cao chất lượng bề mặt gia công, sự mài mòn của đá mài trong quá trình gia công được kiểm soát bằng lực từ. Tuy nhiên, phương pháp này cũngcó mặt hạn chế do chi phí tương đối cao cho quá trình điệnphân và thiết kế các điện cực.
Bên cạnh đó, có những nghiên cứu ứng dụng dung dịch mài để tiến hành gia công các chi tiết có bề mặt phẳng và bề dày mỏng. Tuy nhiên, sự phân bố hạt mài trong dung dịch đánh bóng trên bề mặt chi tiết không đồng đều và chúng có xu hướng nhanh chóng văng ra khỏi khu vực gia công do lực ly tâm, dẫn đến bề mặt gia công đạt chất lượng không đồng đều. Để nâng cao thời gian tồn tại của hạt mài và phân bố đều hơn trong quá trình gia công này, một dòng điện trường không đồng nhất được thiết lập để tạo ra hiệu ứng điện phân đối với dung dịch đánh bóng. Quá trình gia công này chỉ gia công được những bề mặt chi tiết đơn giản, đây là hạn chế của phương pháp gia công bằng dung dịch mài thông thường.
Để nâng cao khả năng gia công các chi tiết có hình dạng phức tạp hơn, phương pháp gia công bằng dung dịch mài phi Newton đã được nghiên cứu và áp dụng. Các bề mặt phức tạp đã được gia công với dung dịch mài phi Newton có độ nhớt nhất định. Tuy nhiên, việc điều khiển và xác định chính xác độ nhớt của chất lỏng phi Newton trong quá trình gia công gặp nhiều khó khăn.
Thêm vào đó, với sự ra đời của chất lỏng từ tính (MRF) đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu ứng dụng chất lỏng từ tính này trong công nghiệp. Việc ứng dụng chất lỏng từ tính trong gia công tinh bề mặt chi tiết đã được thực hiện. Các nghiên cứu này tập trung vào xác định ảnh hưởng của thông số gia công như khe hở giữa đầu mài và chi tiết, cường độ dòng điện, nồng độ dung dịch mài đến chất lượng bề mặt chi tiết. Các quá trình thực nghiệm đa phần được tiến hành trên các thiết bị thực nghiệm phức tạp, chi phí cao. Bên cạnh đó, hầu hết các nghiên cứu sử dụng một đầu mài nhỏ trên đó là dung dịch mài từ tính và chuyển hóa đông cứng lại khi có từ trường.
31
Do vậy, việc nghiên cứu thiết kế và chế tạo thiết bị gia công tinh bề mặt chi tiết là rất cần thiết và sẽ mang lại hiệu quả kinh tế.Chính vì thế, việc địnhhướng nghiên cứu đề tài này là cấp thiết, với kết quả nghiêncứu sẽ xây dựng được phương pháp gia công tinh, thông số công nghệ gia công phù hợp và thiết bị gia công tinh bề mặt chi tiết phục vụ cho lĩnh vực gia công chính xác.