Nguyên lý hoạt động

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP trường cao đẳng dầu kh (Trang 25)

I. GIỚI THIỆU

2. NỘI DUNG THỰC TẬP

2.4.4. Nguyên lý hoạt động

- Như tất cả các thiết bị khác, ta luôn vận hành dòng nóng trước tiên, chờ cho ổn định rồi mới cho dòng lạnh đi vào và thự hiện quá trình trao đổi nhiệt tại reboiler.

Có 2 cách vận hành:

- Chất lưu qua tất cả 4 thiết bị

- Chất lưu qua 3 thiết bị và không qua reboiler

2.5. Thiết bị trao đổi nhiệt 2.5.1. Khái niệm truyền nhiệt

Truyền nhiệt là quá trình trao đổi nhiệt giữa hai môi trường có nhiệt độ khác nhau qua vách ngăn cách.

Các dạng trao đổi nhiệt

- Dẫn nhiệt qua bề mặt vách ngăn.

- Trao đổi nhiệt giữa môi trường có nhiệt độ cao với bề mặt vách ngăn được thực hiện bằng đối lưu hoặc bức xạ và đối lưu.

- Trao đổi nhiệt giữa bề mặt vách ngăn và môi trường có nhiệt độ được thực hiện cơ bản bằng đối lưu.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu suất trao đổi nhiệt

- Diện tích tiếp xúc.

- Thời gian lưu.

- Chiều lưu thể.

- Thiết bị truyền nhiệt ngược chiều ống lồng ống.

2.5.2. Cấu tạo của thiết bị truyền nhiệt

Hình 2.13. Thiết bị truyền nhiệt.

Nguồn cấp nhiệt: thùng chứa TK 4001 chứa nước và một thiết bị gia nhiệt được gắn vào thùng.

- Mục đích: gia nhiệt cho dòng nóng để đi vào thiết bị truyền nhiệt.

- Thiết bị truyền nhiệt: hệ thống ống lồng ống gồm 2 lớp: lớp trong và lớp ngoài ngăn cách bởi tấm kim loại tròn có lỗ để cho ống luồn vào bên trong. Ngoài ra còn có những thiết bị khác như hệ thống bơm trục vít, bơm nước, thùng chứa nguyên liệu, bảng điều khiển, đồng hồ đo nhiệt độ, áp suất, các van an toàn và van tự động.

2.5.3. Nguyên lý hoạt động của thiết bị truyền nhiệt

- Nguyên liệu được đưa vào thùng chứa rồi được bơm vào hệ thống lồng ống (dòng lạnh). Cùng với quá trình nguyên liệu chuyển động trong hệ thống này, mở van và bơm nước trong TK 4001 qua thiết bị gia nhiệt, nguồn nóng được đi vào thiết bị trao đổi nhiệt để trao đổi nhiệt với dòng lạnh đến nhiệt độ cần thiết và đi ra ngoài.

- Trong công nghiệp hiện nay đa số là sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp, vì 2 chất lưu không trộn lẫn vào nhau và không làm thay đổi tính chất của lưu chất, trao đổi trực tiếp chỉ áp dụng cho hai lưu chất giống nhau.

- Khi vận hành ta cho chạy dòng lạnh chạy trước, dòng nóng chạy sau vì dòng nóng nguy hiểm đến thiết bị, dòng lạnh bảo vệ được thiết bị tránh hư hỏng.

2.5.4. Vấn đề thƣờng gặp của thiết bị trao đổi nhiệt

- Bị giảm hiệu quả trao đổi nhiệt theo thời gian.

- Nguyên nhân: đóng cặn trong bề mặt ống do tạp chất có trong lưu chất, sau một thời gian vận hành thì phải bảo trì và có thể thay tất cả các ống trong hệ thống trao đổi nhiệt.

2.6. Máy nén khí

2.6.1. Khái niệm máy nén khí

- Máy nén khí là thiết bị làm tăng áp chất khí, giúp cho năng lượng cho dòng khí tăng lên và đồng thời nén khí lại khiến nó tăng áp suất và nhiệt độ.

- Mục đích: Máy nén khí dùng để vận chuyển và lưu trữ các khí như hidrocacbon, không khí,…

- Một máy nén khí làm việc theo 2 hoạt động nén và phát.

System: Compressor Tank Dryer Discharge

2.6.2. Phân loại

- Piston Compressor: Là loại máy dùng để biến đổi năng lượng của khí với sự trợ giúp của piston tạo ra khí ở áp suất cao, dễ dàng tăng tỉ số nén và áp suất đầu ra.

- Crew Compressor: là loại máy nén khí sử dụng bánh vít, máy gồm 2 cuộn là chèn hình xoán ốc để nén khí, tiếng ồn thấp và gọn nhẹ.

→ Đây là 2 máy nén khí sử dụng phổ biến trong các nhà máy công nghiệp.

- Centri fugal: sử dụng đĩa xoay hình cánh quạt hoạt bánh đẩy để ép khí vào phần rìa của bánh đẩy để làm tăng tốc độ khí. Máy nén với lưu lượng lớn và dùng cho cả cụm công nghiệp nên giá thành cao vì không được sử dụng phổ biến trong nhà máy.

2.6.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí2.6.3.1. Piston Compressor 2.6.3.1. Piston Compressor

Hình 2.14. Piston Compressor.

Cấu tạo

- Mô tơ: chuyển đổi điện năng thành cơ năng để máy hoạt động.

- Đầu nén: dùng để nén không khí, gồm các bộ phận như xilanh, piston, bạc đạn,…

- Van an toàn: kiểm soát được áp suất của máy bơm hơi.

- Đồng hồ đo áp: hiển thị áp lực.

- Bình chứa: chứa khí đã được nén.

- Van xả nước: loại bỏ nước đọng, tránh rỉ sét.

Nguyên lý hoạt động

- Máy nén khí piston hoạt động dựa trên nguyên l thay đổi thể tích, nén khí lại và giữ khí trong một không gian khép kín không cho khí ra ngoài khi đó áp suất của khí trong xilanh sẽ tăng lên. Khi áp suất cao hơn áp suất ngưng tụ hơi thì khí sẽ được đẩy ra khỏi

không gian kín đó. Ngoài ra của dựa trên nguyên tắc chuyển động lên xuống của piston trong xilanh.

- Tỉ số nén:

- Hệ thống bôi trơn: đối trọng, phun tóe.

2.6.3.2. Crew Compressor

Hình 2.15. Crew Compressor.

Cấu tạo

- Cụm đầu khí nén: có nhiệm vụ đẩy khí ở áp suất thấp lên áp suất cao, là bộ phận quan trọng nhất.

- Bộ lọc khí: làm sạch khí trước khi đưa vào máy nén.

- Bộ phận truyền động: nối đầu nén với động cơ.

- Động cơ chính: Thực hiện nhiệm vụ kết hợp với các bộ phận khác sản xuất khí nén.

- Ngoài ra còn có thêm những bộ phận phụ khác, đó là hệ thống các van: van xả nước tự động, van đóng ngắt tải, van một chiều, van chặn đầu, van tra dầu, van nhiệt. Hệ thống lọc dầu, bình nén khí và quạt làm mát.

Nguyên lý hoạt động

- Chuyển động động cơ tác động lên 2 đầu trục vít làm nó bắt đầu quay. Tiếp đến, khe hở và buồng nén bắt đầu nhỏ dần. Sự việc này tạo ra áp lực. Áp lực này chính là khí nén.

Như vậy, cơ chế hoạt động của máy thiết bị nén khí trục vít tương đối đơn giản. Vai trò quan trọng nhất nằm ở 2 đầu trục vít.

- Sử dụng cánh tản nhiệt và quạt để làm mát, quát có 2 loại là quạt hút và quạt đẩy, tùy theo máy mà sử dụng cho phù hợp.

3. TỔNG KẾT

3.1. Kết quả quá trình thực tập

Trong thời gian đi thực tập tại trường Cao Đẳng Dầu Khí (PVMTC) đã giúp cho em có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị máy móc cơ bản của chuyên nghành Lọc Hóa Dầu và áp dụng những kiến thức đã học áp dụng vào chúng. Ngoài ra em còn học được nhiều kiến thức mở rộng của những thầy từng trải và dày dặn kinh nghiệm, nâng tầm hiểu biết và thực tế công việc có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất.

+ Nhận biết được các loại van và nguyên l hoạt động.

 Cấu tạo, nguyên l hoạt động và cách vận hành của bơm li tâm, tháp chưng, thiết bị tách, thiết bị trao đổi nhiệt, máy nén khí.

Tuy nhiên vì thời gian và khả năng có hạn lại chưa có kinh nghiệm thực tế nên bài báo cáo còn nhiều sai sót. Vì vậy em rất mong muốn nhận được sự góp của thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

3.2. Đề xuất và kiến nghị

- Kính mong trường Đại Học Dầu Khí Việt Nam trang bị cho chúng em những thiết bị mới để đáp ứng nhu cầu học tập và sự phù hợp với xu thế phát triển và thay đổi của khoa học kĩ thuật có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao để phù hợp với quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

- Em mong nhà tường có thể tổ chức thêm nhiều buổi đi tham quam và thực tập ở những xí nghiệp, để giúp cho em có điều kiện tiếp cận thực tế hơn nữa và củng cố lại những kiến thức chuyên ngành mà chúng em đã được học tập tại trường.

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Paratical Guide to Compressor Tec… Edition

- Fundamentals of Petroleum Refining_2010

- Heselton, Kenneth E-Boiler operator’s…(2014)

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP trường cao đẳng dầu kh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w