Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly thu nhận enzyme (18; 9)

Một phần của tài liệu BÀI tập CUỐI kỳ học PHẦN hóa SINH học THỰC PHẨM NGUỒN gốc và PHƯƠNG PHÁP THU NHẬN ENZYME POLYPHENOL OXIDASE từ lá TRÀ XANH (Trang 25 - 30)

Quá trình trích ly dịch chiết trà hiện nay chủ yếu áp dụng pp trích ly bằng dung môi. Nguyên tắc của TL bằng DM là dựa vào sự thẩm thấu dung môi vào tế bào, chất cần trích ly hòa tan vào dung môi và khuếch tán ra khỏi tế bào. Quá trình TL kết thúc khi chất cần trích đạt nồng độ cân bằng trong và ngoài tế bào. Quá trình trích ly có ưu điểm là thiết bị đơn giản, có thể xử lý một lượng rất lớn nguyên liệu và có thể thực hiện quy trình liên tục. Các yếu tố chính cần lưu ý khi thực hiện:

̶̶œ Lựa chọn dung môi trích ly: chủ yếu dung môi phân cực như nước, ethanol, methanol, aceton,... Phần lớn các tài liệu công bố đều sử dụng dd ethanol hoặc methanol có nồng độ 40 - 70%,... hoặc aceton 50%, khi dùng dưới hoặc trên nồng độ này hiệu quả trích ly thường thấp.

̶̶; Kích thước của nguyên liệu: càng nhỏ thì diện tích tiếp xúc bề mặt giữa nguyên liệu và dung môi sẽ càng lớn. Việc xay nghiền nguyên liệu thành bột làm phá vỡ tế bào, tăng diện tích tiếp xúc nên các chất cần trích ly được giải phóng vào dung môi một cách dễ dàng hơn. Tuy nếu nguyên liệu quá mịn sẽ bị lắng đọng lên lớp màng, tắc các ống mao dẫn hoặc bị dòng dung môi cuốn vào các chất cần trích ly sẽ làm cho dung dịch chứa nhiều cặn và làm phức tạp cho quá trình xử lý tiếp theo (Aguilera và ctv, 2003).

̶̶; Tỉ lệ nguyên liệu : dung môi: Với cùng một lượng nguyên liệu, nếu ta tăng lượng dung môi sử dụng thì hiệu suất trích ly sẽ tăng theo. Đó là do sự chênh lệch nồng độ của hợp chất cần trích ly trong nguyên liệu và trong dung môi sẽ càng lớn. Tuy nhiên nếu lượng dung môi sử dụng quá lớn thì sẽ làm loãng dịch trích ly và tốn thời gian cho các quá trình xử lý tiếp theo. Cho nên cần phải chọn tỉ lệ giữa nguyên liệu và dung môi cho thích hợp.

̶̶œ Nhiệt độ trích ly: Khi tăng nhiệt độ các hợp chất sẽ chuyển động nhanh hơn, do đó sự hòa tan và khuếch tán của hợp chất từ nguyên liệu vào dung môi sẽ được tăng cường, đồng thời độ nhớt của dung môi giảm, dung môi dễ dàng xuyên qua lớp nguyên liệu và làm cho diện tích tiếp xúc bề mặt giữa nguyên liệu và dung môi càng lớn. Tuy nhiên nhiệt độ quá cao thì có thể xảy ra một số phản ứng hóa học không mong muốn trong dịch trích và sự tổn thất các cấu tử hương sẽ gia tăng, cho nên nhiệt độ là yếu tố có giới hạn, cần phải lựa chọn nhiệt độ thích hợp trong quá trình trích ly. Trong toàn bộ quá trình trích ly, nhiệt độ không nên vượt quá 80oC, tuy nhiên cũng có một số quy trình

thực hiện ở nhiệt độ thấp 5 – 10oC, 40 – 50oC, thậm chí 100oC (Yuko và ctv, 1999; Yukihiko và ctv, 1986).

̶̶; Thời gian trích ly: Khi tăng thời gian trích ly thì hiệu suất thu hồi dịch chiết sẽ tăng. Tuy nhiên nếu kéo dài thời gian trích ly quá lâu thì hiệu suất thu hồi dịch chiết sẽ không tăng đáng kể và gây bất lợi về mặt năng lượng (Bombardelli và ctv, 2000; Yuko và ctv, 1999).

̶̶;Độ ẩm của nguyên liệu: Độ ẩm của nguyên liệu giảm thì tốc độ trích ly tăng, vì độ ẩm cao sẽ gây ra sự kết dính giữa các phân tử. Nước còn lại trong nguyên liệu sẽ liện kết với các protein và các chất háo nước khác, ngăn cản sự dịch chuyển của dung

môi thẩm sâu vào trong nguyên liệu sẽ làm chậm quá trình khuếch tán, đồng thời cũng làm ảnh hưởng cho quá trình tiếp theo (Aguilera và ctv, 2003).

KẾT LUẬN

Error: Reference source not foundTóm lại, hàm lượng Polyphenol Oxidase tập trung nhiều ở lá trà tươi đa dạng về hoạt tính hóa học, thể hiện qua mức độ tan trong các dung môi khác nhau. Lựa chọn chính xác loại dung môi cũng như chế độ trích ly phù hợp sẽ quyết định số lượng và chất lượng chế phẩm enzyme. Phương pháp trích ly bằng dung môi được sử dụng phổ biến trong chế biến trà truyền thống. Dung dịch và chế phẩm thô thu nhận sẽ tiếp tục nghiên cứu khả năng ức chế và bất hoạt enzyme dựa theo mục đích sản xuất. Qua đó ta ứng dụng hiệu quả các tác động có lợi của enzyme nhằm đem lại chất lượng cho sản phẩm cũng như hạn chế hiện tượng hóa nâu trên rau quả. Cần khuyến khích nghiên cứu chuyên sâu, khảo sát, phân tích số liệu và các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến enzyme PPO từ đa dạng nguồn thu nhận, nhằm để khám phá và tận dụng hiệu quả enzyme oxy hóa khử trong tương lai. Error: Reference source not found

Một phần của tài liệu BÀI tập CUỐI kỳ học PHẦN hóa SINH học THỰC PHẨM NGUỒN gốc và PHƯƠNG PHÁP THU NHẬN ENZYME POLYPHENOL OXIDASE từ lá TRÀ XANH (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w