Bằng CFA (the Chartered Financial Analyst) được cấp bởi Hiệp hội CFA Hoa Kỳ. CFA là một bằng nghề nghiệp được xem như một tiêu chuẩn vàng đánh giá năng lực, tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của giới đầu tư. Chương trình CFA được công nhận rộng rãi trên khắp thế giới bởi tính thực tiễn cao và cung cấp nền tảng kiến thức và các nguyên tắc hoạt động của thị trường đầu tư toàn cầu. CFA giúp học viên thăng tiến và phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Đầu tư
3.1. Ưu thế khi tham gia học CFA
- Mang đến cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực đầu tư với thu nhập cao
- Được công nhận rộng rãi trên toàn cầu và ở Việt Nam.
- Mang đến sự tín nhiệm và tôn trọng của khách hàng và đồng nghiệp
- Là một lợi thế cạnh tranh
- Kiến thức mang tầm quốc tế và khả năng ứng dụng cao
- Mang lại nhiều mối quan hệ trong lĩnh vực đầu tư
- Cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến với CFA: CFA charterholder thường khởi nghiệp và thăng tiến trong các lĩnh vực sau:
Công ty đầu tư và quản lý quỹ Môi giới
Ngân hàng đầu tư
Quản lý tài sản khách hàng cá nhân Quỹ phòng ngừa rủi ro
Công ty bảo hiểm
3.2. Điều kiện học CFA
Hiệp hội CFA không yêu cầu học viên thi đầu vào. Tuy nhiên để học CFA, học viên cần hội đủ 1 trong các điều kiện sau:
- Ít nhất 4 năm học và làm việc trong lĩnh vực đầu tư
3.3. Điều kiện để trở thành CFA Charterholder:
- Thi đậu lần lượt các kỳ thi Level 1, 2 & 3
- Ít nhất 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đầu tư
- Đăng ký trở thành hội viên của cộng đồng CFA và tuân thủ quy định về đạo đức và tiêu chuẩn nghề nghiệp.
3.4. Chương trình học CFA
Nội dung Level 1 Level 2 Level 3
Đạo đức &tiêu chuẩn
nghề nghiệp 15% 10% 10%
Xác suất thống kê 12% 5 – 10% 0
Phân tích báo cáo tài
chính 20% 15 – 25% 0
Tài chính doanh nghiệp 8% 5 – 15% 0
Các công cụ đầu tư (Tổng
cộng) 50% 30-60% 0
Đầu tư cổ phiếu 10% 20 – 30% 5 – 15%
Đầu tư trái phiếu 12% 5 – 15% 10 – 20%
Đầu tư các sản phẩm dẫn
suất 5% 5 – 15% 5 – 15%
Đầu tư vào các sản phẩm
khác 3% 5 – 15% 5 – 15%
Các loại tài sản đầu tư
Tổng cộng 100
% 100% 100%
CFA là một chương trình chuẩn toàn cầu để đánh giá năng lực của nhà phân tích tài chính trên cơ sở củng cố và phát triển những kiến thức cơ bản của đầu tư. Các thí sinh sẽ phải trải qua 3 vòng thi CFA, từ trình độ 1 đến 3, với thời gian là 6 tiếng cho mỗi kỳ để đánh giá khả năng áp dụng những quy tắc đầu tư ở mức độ chuyên nghiệp cao. Thông thường, mỗi kỳ thi đòi hỏi ít nhất 250 giờ học để chuẩn bị và phụ thuộc vào trình độ của từng thí sinh.Hàng năm, các kỳ thi CFA được tổ chức ở hơn 70 quốc gia trên thế giới.Điều kiện đầu tiên để được hành nghề với vị trí phân tích tài chính chuyên nghiệp, học viên phải đỗ 3 kỳ thi nói trên. Hơn nữa học viên phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực đưa ra quyết định đầu tư. Ngoài ra, học viên còn phải là thành viên của CFA
3.5. Nội dung của CFA
Kỳ thi CFA gồm 3 vòng tương ứng với 3 cấp độ khác nhau:
3.5.1. Cấp độ 1
Gồm các câu hỏi trắc nghiệm để nhận xét khả năng của thí sinh trong việc áp dụng những kiến thức cơ bản vào đánh giá và quản lý danh mục đầu tư.
3.5.2. Cấp độ 2
Chủ yếu tập trung vào đánh giá tài sản qua các trường hợp thực tế cụ thể và yêu cầu nhiều hơn về phân tích cũng như tính toán.
Bao gồm những câu hỏi yêu cầu phân tích và trả lời chi tiết.Tập trung vào lĩnh vực quản lý danh mục đầu tư và đưa ra các giải pháp tài chính thực tế.
Nội dung của các kỳ thi CFA bao gồm những lĩnh vực sau:
- Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn (Ethical and Professional Standards)
- Xác suất thống kê (Quantitative Methods)
- Kinh tế học (Economics)
- Phân tích báo cáo tài chính (Financial Statement Analysis)
- Tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance)
- Phân tích đầu tư vốn chủ sở hữu - cổ phiếu (Analysis of Equity Investments)
- Phân tích đầu tư trái phiếu (Analysis of Debt Investments)
- Phân tích đầu tư chứng khoán phái sinh (Analysis of Derivatives)
- Quản lý danh mục vốn đầu tư (Portfolio Management)