- Đánh giá chiến lược
4. Chiến lược tài chính
Công ty cần xây dựng cho mình một chiến lược tài chính nhằm đảm bảo cho mình có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách đều đặn và bình thường, không bị cản trở do tình hình tài chính không được chủ động. Đây là yếu tố rất quan trọng bởi vì nếu tất cả các chiến lược đã được xây dụng rất tốt song tình hình tài chính không đảm bảo thì công ty sẽ không thể triển khai được các chiến lược của mình được. Điều này làm cho công ty sẽ mất đi các cơ hội kinh doanh từ đó mà làm ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, do đó mà uy tín của doanh nghiệp sẽ không được duy trì và phát triển một cách hợp lý. Khi uy tín của công ty bị ảnh hưởng nó sẽ tác động rất lớn tới việc thu hút các khách hàng mới làm giảm khả năng tới chiến lược mở rộng thị trường của công ty. Chiến lược tài chính mà công ty xây dựng lên phải phù hợp với các chiến lược khác mà công ty đã xây dựng và đồng hàng với các chiến lược này, các chiến lược phải khớp với các chiến lược khác nếu chiến lược này không được chiến lược tài chính hậu thuẫn đi theo thì các chiến lược này không có điều kiện để thực hiện. Vì vậy mà công ty công ty sẽ rất khó có thể thành công.
Các nhiệm vụ của chiến lược tài chính mà công ty phải xây dựng phải được xác định trên cơ sở các căn cứ chủ yếu sau:
- Hiện trạng năm lực của công ty và dự báo những thay đổi có thể trong thời gian tới.
- Mục tiêu và chiến lược lược của công ty cùng các chiến lược bộ phận.
- Các kết quả phân tích và dự báo môi trường kinh doanh bao gồm các cơ hội, nguy cơ, mạnh, yếu của doanh nghiệp.
- Dự báo về thị trường tài chính trong những năm tới cũng như các nhiệm vụ cần huy động vốn và sử dụng vốn trong chiến lược kinh doanh.
Nhiệm vụ cụ thể có thể trong từng giai đoạn chiến lược có thể được đề cập đến việc lựa chọn huy động các nguồn lực tài chính nào? Xác định chi phí kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn cho từng mục đích sử dụng vốn trong thời kỳ cụ thể. Để có thể thực hiện được các chiến lược tài chính cần có các giải pháp chiến lược cần thiết. Các giải pháp này có thể được chia làm hai loại là các giả pháp liên quan trực tiếp đến bộ phận tài chính và các giả pháp phối hợp giữa các bộ phận khác của công ty. Trong đó các giả pháp gắn trực tiếp tới việc huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn đóng vai trò quan trọng nhất.