BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1.

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH VỀ NGUYỄN TRÃI VÀ PHÂN TÍCH ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ ĐẦY ĐỦ CÓ VĂN MẪU (Trang 27 - 53)

Bài 1.

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, … Song hào kiệt đời nào cũng có. (Trích Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi)

1. Văn bản đã xác định nền độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt ở những yếu tố nào?

2. Việc sử dụng những từ ngữ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, bao đời nhằm khẳng định điều gì?

3. Từ việc đọc hiểu văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta hiện nay.

Đáp án

Câu 1 (0,5 điểm)

Văn bản đã xác định nền độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt qua các yếu tố: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ riêng, phong tục tập quán riêng, lịch sử với các triều đại riêng.

Câu 2 (0,5 điểm)

Việc sử dụng những từ ngữ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, bao đời đã khẳng định được tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt.

Câu 3 (1,0 điểm)

Từ việc đọc hiểu văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của bản thân về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta hiện nay. Sau đây là một số gợi ý:

– Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước là trách nhiệm, bổn phận của mỗi người dân Việt Nam.

– Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, kiên quyết ngăn chặn mọi sự xâm phạm chủ quyền đất nước.

– Dân tộc ta có chính nghĩa, có sức mạnh của lòng yêu nước, có ý chí chiến đấu ngoan cường, có sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới chắc chắn sẽ bảo vệ được chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Đề 2.

Thuyết minh ngắn gọn về “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi. Bài làm :

Năm 1428, khi cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn đã thắng lợi, quân Minh buộc phải kí hòa ước, rút quân về nước, nước ta bảo toàn được nền độc lập tự chủ, hòa bình Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo” .Tác

phẩm được đánh giá là ánh “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, được các thế hệ người Việt luôn yêu thích, tự hào.

Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết theo thể cáo, một thể văn có nguồn gốc từ Trung Hoa, viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn hùng biện chính luận, có nội dung thông báo một chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công báo trước toàn dân. Nhan đề tác phẩm có Ý nghĩa là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô. Bài cáo có bố cục chặt chẽ mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục, sử dụng hệ thống hình tượng sinh động, gợi cảm.

Bài cáo gồm bốn đoạn. Đoạn đầu nêu cao luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến, đó là tư tưởng nhân nghĩa kết hợp với độc lập dân tộc: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân-Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” và “Như nước Đại Việt ta từ trước-Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”.

Đoạn thứ hai của bài cáo đã vạch trần, tố cáo tội ác dã man của giặc Minh xâm lược. Đoạn văn là bản cáo trạng đanh thép, tố cáo giặc Minh ở các điểm: âm mưu cướp nước, chủ trương cai trị phản nhân đạo, hành động tàn sát tàn bạo. Đồng thời, đoạn văn cũng nêu bật nỗi thống khổ, khốn cùng của nhân dân, dân tộc ta dưới ách thống trị của kẻ thù: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn-Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”; “Dối trời, lừa dân, đủ muôn nghìn kế-Gây binh kết oán, trải hai mươi năm”. Đoạn văn ngùn ngụt Ý chí căm thù giặc và thống thiết nỗi thương dân lầm than.

Đoạn văn thứ ba là đoạn dài nhất của bài cáo, có Ý nghĩa như bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đoạn văn đã tổng kết lại quá trình khởi nghĩa. Ban đầu cuộc khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn, lương thảo, quân sĩ, người tài đều thiếu, nghĩa quân ở vào thế yếu “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần-Khi Khôi Huyện quân không một đội”, “Tuấn kiệt như sao buổi sớm-Nhân tài như lá mùa thu”, “lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều”…Nhưng nghĩa quân có người lãnh tụ Lê Lợi sáng suốt, bền chí, yêu nước “Ngẫm thù lớn há đội trời chung-Căm giặc nước thề không cùng sống”, biết đoàn kết lòng dân “Sĩ tốt một lòng phụ tử-Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, dùng chiến thuật phù hợp nên nghĩa quân Lam Sơn ngày một trưởng thành “Sĩ khí đã hăng, quân thanh càng mạnh”và ngày càng chiến thắng giòn giã, vang dội “Đánh một trận sạch không kình ngạc-Đánh hai trận tan tác chim muông”, giặc Minh thì liên tiếp thất bại, thất bại sau lại càng thảm hại hơn thất bại trước, mỗi tên tướng giặc bại trận lại có vết nhục nhã riêng: kẻ treo cổ tự vẫn, kẻ quỳ gối dâng tờ tạ tội, kẻ bị bêu đầu…Đoạn văn thứ ba của bài cáo cũng ca ngợi lòng nhân đạo, chuộng hòa bình của nhân dân, dân tộc ta, tha sống cho quân giặc đã đầu hàng, lại cấp cho chúng phương tiện, lương thảo về nước. Đoạn cuối của bài cáo đã tuyên bố trịnh trọng về việc kết thúc chiến tranh, khẳng định nền độc lập, hòa bình vững bền của đất nước, thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

Bài cáo có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa yếu tố chính luận sắc bén với yếu tố văn chương truyền cảm, kết hợp giữa lí luận chặt chẽ và hình tượng nghệ thuật sinh động. Cảm hứng nổi bật xuyên suốt tác phẩm là cảm hứng anh hùng ca hào hùng sôi nổi, mãnh liệt. Giọng điệu của bài cáo rất đa dạng, khi tự hào về truyền thống văn hóa, anh hùng lâu đời của dân tộc, khi thì căm phẫn sục sôi trước tội ác của kẻ thù, khi thống thiết xót thương trước nỗi đau lầm than của nhân dân, khi lo lắng trước những khó khăn của cuộc kháng chiến, khi hào hùng ngợi ca chiến thắng, khi trịnh trọng tuyên bố độc lập của dân tộc, đất nước.

“Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là bản anh hùng ca ca ngợi chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta thế kỉ XV. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, không chỉ lưu giữ những sự kiện lịch sử mà còn lưu truyền lòng yêu nước tự hào dân tộc đến các thế hệ người Việt Nam.

III. BÀI TẬP VỀ NHÀ

Phân tích tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi).  

ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ (2)

(Nguyễn Trãi) I. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Đề 1.

Phân tích tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi). Gợi ý :

I. MỞ BÀI:

- Năm 1427, kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết bài cáo này để thông báo cho toàn dân biết.

- Bình Ngô đại cáo : Tuyên bố về sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô II. THÂN BÀI:

1. Luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến

- “Việc nhân nghĩa…trừ bạo”: “Nhân nghĩa” là lo cho dân được sống yên bình, hạnh phúc; mà muốn dân yên thì trước hết phải lo tiêu diệt quân tàn bạo → Tư tưởng tích cực

- Khẳng định nền văn hiến lâu đời; chủ quyền và phong tục tập quán; nền lịch sử và hào kiệt dân tộc

- “từ trước”, “đã lâu”, “vốn xưng”, “đã chia”, “cũng khác” => sự tồn tại hiển nhiên, vốn có, lâu đời của một nước Đại Việt độc lập, có chủ quyền và văn hiến.

=> Bằng giọng văn ngắn gọn, ý tứ lập luận chặt chẽ, biện pháp so sánh, sóng đôi ta – TQ, NT đã đưa ra những dẫn chứng đầy tính thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa và chân lí.

2. Tố cáo tội ác của giặc Minh

* Vạch trần âm mưu: Mượn danh nghĩa “ Phù Trần diệt Hồ” để thôn tính nước ta. * Vạch trần tội ác, chủ trương cai trị phản nhân nghĩa:

- Tội ác diệt chủng: “nướng dân đen”, “vùi con đỏ” → man rợ thời Trung cổ → Hình ảnh vừa chân thực, cụ thể vừa tổng hợp, khái quát

- Tội ác bóc lột và vơ vét của cải:

+ Thuế khóa: “nặng thuế khóa sạch không đầm núi”

+ Phu phen: “Nặng nề những nỗi phu phen”, “nay xây nhà, mai đắp đất” + Vơ vét của cải: “vét sản vật, bắt chim trả, bẫy hươu đen”

+ Diệt sản xuất: “tan tác cả nghề canh cửi”

+ Huỷ hoại môi trường sống: “tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ” - Hình ảnh kẻ thù xâm lược: khát máu, thú dữ, không còn tính người Thằng há miệng, đứa nhe răng máu mỡ bấy no nê chưa chán.

→ Lột tả bộ mặt điên cuồng khát máu của giặc Minh. → Tội ác chồng chất của kẻ thù: Lấy cái vô hạn (trúc Nam sơn) để nói cái vô hạn (tội ác của giặc); dùng cái vô cùng (nước Đông Hải) để nói cái vô cùng (sự nhơ bẩn của kẻ thù).

Câu văn đầy hình tượng và đanh thép, tố cáo tội ác tày trời, chồng chất của giặc Minh.) * Nghệ thuật:

- Sử dụng động từ mạnh, biện pháp liệt kê, câu hỏi tu từ - Câu văn đầy hình tượng, lời văn hùng hồn, đanh thép

=> NT đã đứng trên lập trường thương dân vì dân mà tố cáo, lên án giặc Minh. tp chứa đựng những yếu tố cơ bản của tuyên ngôn nhân quyền.

a. Người anh hùng Lê Lợi: Lê Lợi là sự kết hợp và thống nhất giữa con người bình thường và lãnh tụ nghĩa quân.

- Xuất thân bình thường “chốn hoang dã nương mình”

- Lòng căm thù giặc sâu sắc: “há đội trời chung”, “thề không cùng sống”

- Có lí tưởng, hoài bão cao cả: “tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông” - Có quyết tâm thực hiện lí tưởng: “đau lòng nhức óc, quên ăn vì giận”, ‘trằn trọc…đồ hồi” → xứng đáng là linh hồn, lãnh tụ nghĩa quân.

- Khó khăn buổi đầu: + thiếu nhân tài + lương thực hết

+ lực lượng không cân sức - Tâm trạng Lê Lợi

+ suy tính chiến thuật, chiến lược kĩ càng

→ Biết nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu, xét kĩ, tất cả vì nước vì dân. - Phương kế đánh giặc

+ Đoàn kết toàn dân: “Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc….Tướng sĩ một lòng...” + Đường lối chiến tranh du kích: “Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh”, dùng quân mai phục...

+ Tư tưởng chính trị: đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo b. Diễn biến cuộc khởi nghĩa

* Trận mở màn Bồ Đằng - Trà Lân

- Quân ta: phấn khởi, hăng hái, khí thế hào hùng → chiến thắng nhanh chóng - Quân giặc: hoang mang, hoảng sợ (mất vía, nín thở)

* Trận Ninh Kiều - Tốt Động

- Quân giặc: “máu chảy thành sông”, “thây chất đầy nội” → thất bại thảm hại, cảnh chết chóc ghê rợn

- Quân ta: áp dụng lối đánh vào lòng người “mưu phạt tâm công” * Trận Chi Lăng – Xương Giang

- Quân giặc: cầu viện binh nhưng vẫn thất bại, tử vong không đếm xuể, tướng đầu hàng, chạy trốn

→ Cách dụng binh điêu luyện, tài giỏi

- Ngày 18, Ngày 20, Ngày 25, Ngày 28,……→ Nhịp điệu dồn dập, quân giặc bị tiêu diệt hết mảng này đến mảng khác

èChiến thắng của ta, thất bại thảm hại của giặc (Sự đối lập – tương phản giữa quân ta và giặc bằng những hình ảnh so sánh kì vĩ với các hình ảnh thiên nhiên vũ trụ: sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay, sạch không kình ngạc, tan tác chim muông, quyét sạch lá khô, đá núi phải mòn, nước sông phải cạn. Khung cảnh chiến trường: sắc phong vân phải đổi, ánh nhật nguyệt phải mờ.

- Các động từ mạnh liên kết với nhau thành những chuyển động dữ dội, ác liệt.

- Các tính từ chỉ mức độ tối đa càng làm cho sự đối lập thêm gay gắt, ấn tượng phân biệt càng mạnh mẽ.

- Câu văn khi dài, ngắn, biến hóa linh hoạt với nhạc điệu dồn dập sảng khoái, bay bổng. * Nguyên nhân thắng lợi

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo”

=> Sự kiện tiêu biểu, chọn lọc, tác giả liệt kê từng sự kiện đối lập giữa chiến thắng của ta, thất bại của giặc. Ngôn ngữ diễn tả các động tác mạnh liên kết với nhau → dồn dập, dữ dội. Câu văn khi dài, khi ngắn, nhạc điệu hào sảng, âm thanh hào hùng.

4. Tuyên bố độc lập

- Lời tuyên bố trang nghiêm, trịnh trọng về nền độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước đã được lập lại: đất nước giang sơn từ nay hòa bình đổi mới vững bền, tương lai sẽ huy hoàng rực rỡ.

- Nhắc đến sức mạnh của truyền thống, công lao của tổ tiên và quy luật thịnh – suy - bĩ – thái mang đậm tính triết lý phương Đông để khẳng định niềm tin và quyết tâm xây dựng đất nước của toàn dân tộc.

III. KẾT BÀI

Với nghệ thuật chính luận tài tình, với cảm hứng trữ tình sâu sắc, Đại cáo Bình Ngô tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một áng thiên cổ hùng văn của dân tộc ta.

Đề 2.

Phân tích phần mở đầu “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi). Dàn ý :

1. Tư tưởng nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”

Mở đầu bài cáo, Nguyễn Trãi nêu ra quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa – tư tưởng bao trùm toàn tác phẩm.

* Nhân: người, tình người (theo Khổng Tử)

* Nghĩa: việc làm chính đáng vì lẽ phải (theo Mạnh Tử)

=> Nhân nghĩa (theo Nho Giáo) là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, dựa trên cơ sở tình thương và đạo lý.

* Chữ “nghĩa” trong câu trên cũng giống chữ “ngãi” trong “Nhớ câu kiến ngãi bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” (“Lục Vân Tiên” – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

* Nguyễn Trãi đã “Việt hóa” tư tưởng nhân nghĩa, chắt lọc những gì cơ bản nhất. Trong quan niệm của Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là lo cho dân (“cốt ở yên dân”); là thương dân (“quân điếu phạt” – rút từ ý “điếu dân phạt tội” trong “Kinh Thư”); vì dân mà diệt trừ gian ác (“lo trừ bạo”) chống ngoại xâm, bóc trần bộ mặt gian ác của kẻ thù, khẳng định dân tộc ta chiến tranh vì chính nghĩa.

=> Tư tưởng của Nguyễn Trãi là sự kết hợp tinh túy giữa nhân nghĩa và thực tiễn dân tộc. * Điều này được thể hiện rất nhiều trong các sáng tác khác của nhà thơ. Trong “Thư trả lời Phương Chính” trích “Quân trung từ mệnh tập” ông đã phê phán sự xảo trá của quân Minh: “Nước mày nhân họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng là điếu dân phạt tội, kỳ thực làm việc bạo tàn, ăn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta, vơ vét của quý, nhân dân không được sống yên ổn. Nhân nghĩa mà lại thế ư?”

=> Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trường của nhân dân, dân tộc nêu cao nhân nghĩa, vạch trần tội ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của quân thù.

=> Tư tưởng nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Ông thực thi, đề cao và tuyên truyền nhân nghĩa để dành quyền lợi cho nhân dân, đoạt lại quyền sống, độc lập, tự do, trả lại cho nhân dân cuộc sống bình yên.

=> Điều này giúp ta hiểu thêm về nhân cách và con người Nguyễn Trãi: một người trung hiếu với nước với dân.

2. Lời tuyên ngôn độc lập:

Sau “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Đại cáo bình Ngô” được tôn là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai. Khi viết những lời này, Nguyễn Trãi đã truyền cho dân chúng niềm tự hào dân tộc, lòng vui sướng khôn siết khi đất nước lại được thái bình. Bằng giọng điệu hào hùng, khảng khái, ông đưa ra những lập luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép. “Như nước Đại Việt ta từ trước,

…Song hào kiệt đời nào cũng có.”

Nguyễn Trãi đưa ra những cơ sở khẳng định chủ quyền dân tộc như sau:

* Văn hiến: Tác giả khẳng định: Qua bao năm bị giặc phương Bắc đô hộ, bị biến thành

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH VỀ NGUYỄN TRÃI VÀ PHÂN TÍCH ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ ĐẦY ĐỦ CÓ VĂN MẪU (Trang 27 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w