PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN cơ KHÍ cửu LONG VĨNH LONG (Trang 28)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sử a)

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Trong quá trình thực tập tại Công ty nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động của Công ty, trên cơ sở đó thu thập những tài liệu có liên quan đến đề tài trong ba năm 2006, 2007 và 2008 như các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính của Công ty.

Ngoài việc thu thập số liệu trong Công ty, đề tài nghiên cứu còn thu thập thông tin từ các báo, tạp chí và internet. Các nguồn này sẽđược ghi cụ thể trong mục tài liệu tham khảo cuối luận văn.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Với số liệu đã thu thập sẽđược xử lí, phân tích dựa trên kiến thức có được sau bốn năm học tại trường Đại Học Cần Thơ dưới sự hướng dẫn của thầy cô và nỗ lực của cá nhân em.

Bên cạnh những kiến thức có được còn nghiên cứu thêm các giáo trình, bài giảng cùng với các báo, tạp chí chuyên ngành. Ngoài ra còn tiếp thu những ý kiến đóng góp của các anh chị, cô chú trong Công ty, cùng với sự hướng dẫn và chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn, từđó đưa ra những đánh giá, nhận xét, kết luận và những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty cũng nhưđể hoàn thành tốt luận văn.

Một số phương pháp sử dụng trong phân tích gồm có: - Phương pháp so sánh

- Phương pháp thay thế liên hoàn

Lợi nhuận trên chi phí Lợi nhuận ròng Tổng chi phí

2.2.2.1. Phương pháp so sánh

- Định nghĩa phương pháp so sánh

Là phương pháp nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở ( chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội.

- La chn tiêu chu%n để so sánh

Tiêu chuNn so sánh là chỉ tiêu của một kỳđược lựa chọn làm căn cứ để so sánh được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:

+ Tài liệu năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.

+ Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.

+ Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu

đơn đặt hàng,…nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp

ứng nhu cầu.

Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được.

- Điu kin so sánh được

Các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất, cả về thời gian và không gian • Về mặt thời gian: các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán phải đảm bảo thống nhất trên 3 mặt sau:

+ Bảo đảm tính thống nhất về nội dung kinhh tế. + Bảo đảm tính thống nhất về phương pháp tính toán. + Bảo đảm tính thống nhất vềđơn vịđo lường.

• Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và

điều kiện kinh doanh tương tự như nhau.

- K thut so sánh

So sánh bng s tuyt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.

http://www.kinhtehoc.net

Trong đó:

yo: chỉ tiêu năm trước; y1: chỉ tiêu năm sau

∆y: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

So sánh bng s tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%) phản ánh tình hình của sự kiện khi số tuyệt đối không thể

nói lên được. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển của các hiện tượng kinh tế.

y1

∆y = *100 - 100% yo

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước; y1: chỉ tiêu năm sau.

∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

2.2.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp xác định mức độảnh hưởng của từng nhân tốđến sự biến

động của chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt các nhân tố và cốđịnh các nhân tố khác trong các lần thay thếđó. Quá trình thực hiện phương pháp thay thế

liên hoàn gồm 4 bước sau:

Bước 1: Xác định đối tượng phân tích: Nếu Gọi Q

1là chỉ tiêu kỳ phân tích và Q

0là chỉ tiêu kỳ gốc thì đối tượng phân tích được xác định là: Q

1 - Q

0 = ∆Q

Bước 2: Thiết lập mối quan của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích, và sắp sếp các nhân tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố

chất.

Giả sử có 3 nhân tốảnh hưởng là: a,b,c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích Q và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến c phản ánh về chất theo nguyên tắc đã trình bày ta thiết lập được mối quan hệ như sau:

Q = a . b . c Kỳ phân tích: Q 1 = a 1.b 1.c 1 và ∆y = y1 - yo

Kỳ gốc là: Q 0 = a

0.b 0.c

0

Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2. Thế lần 1: a 1.b 0.c 0 Thế lần 2: a 1.b 1.c 0 Thế lần 3: a 1.b 1.c 1

Có bao nhiêu nhân tốảnh hưởng thì có bấy nhiêu lần thay thế.

Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước ( so với kỳ gốc) ta được mức ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tốđược xác định bằng đối tượng phân tích là ∆Q.

Xác định mức ảnh hưởng: + nh hưởng ca nhân ta: a 1.b 0.c 0 - a 0.b 0.c 0 = ∆Q a + nh hưởng ca nhân t b: a 1.b 1.c 0 - a 1.b 0.c 0 = ∆Q b + nh hưởng ca nhân t c: a 1.b 1.c 1 - a 1.b 1.c 0 = ∆Q c Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố: a 1.b 1.c 1 - a 0.b 0.c 0 =∆a + ∆b + ∆c Q 1 - Q 0 = ∆Q Đưa ra nhận xét. http://www.kinhtehoc.net

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CỬU LONG VĨNH LONG

3.1. LNCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY

Công ty cổ phần cơ khí Cửu Long có tiền thân là xí nghiệp cơ giới Thái Bình được thành lập từ năm 1978 theo quyết định số 444/QĐ UBT ngày 25 tháng 3 năm 1978 của UBND tỉnh Cửu Long cũ.

Sau quá trình hoạt động lâu dài, sản xuất kinh doanh có hiệu quả xí nghiệp

được công nhận là doanh nghiệp nhà nước với tên gọi là nhà máy cơ khí Cửu Long theo quyết định số 539/QĐ UBT ngày 20 tháng 11 năm 1992 của UBND tỉnh Vĩnh Long.

Ngày 20 tháng 10 năm 2005, nhà máy cơ khí Cửu Long đổi tên thành công ty cổ phần cơ khí Cửu Long theo quyết định số 3474/QĐ BCN.

Công ty cổ phần cơ khí Cửu Long có trụ sở đặt tại số 11, đường Phó Cơ Điều, phường 8, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Giao lộ giữa quốc lộ 1A và quốc lộ 53 là một vị trí thuận lợi về mặt giao thông thủy bộ, nằm đối diện với bến xe Vĩnh Long nên dễ dàng quan hệ với các huyện, thị trong tỉnh, các tỉnh trong khu vực nhất là đồng bằng sông Cửu Long.

Bước đầu thành lập cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty cổ phần cơ khí Cửu Long chỉ dựa vào một số máy móc thiết bị, nhà xưởng tiếp thu từ chế độ cũ đã hao mòn không còn chính xác và không đồng bộ. Qua nhiều năm nỗ lực liên tục thì cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty đã được tăng cường và mở rộng bằng nhiều nguồn vốn như: ngân sách cấp, vay ngân hàng, vốn tích lũy.

Để trưởng thành và lớn mạnh không ngừng là do công gty đã tiến hành những cuộc thử nghiệm tìm tòi cách làm ăn mới, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phNm mở rộng sản xuất kết hợp với mở rộng thị trường tiêu thụ sản phNm.

Tổng số vốn hiện có của công ty đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 là 3.960.000.000VNĐ.

- Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất công nghiệp

- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất các sản phNm từ kim loại; sản xuất máy chuyên dung; đóng mới và sữa chữa tàu thuyền; xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng.

Trụ sở chính: số 11, đường Phó Cơ Điều, phường 8, thị xã Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long.

Sốđiện thoại: 0703.826563

3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

Công ty trước khi cổ phần hóa có 92 người, sau khi cổ phần hóa, để cũng cốđội ngũ nhân viên cho phù hợp với tình hình mới thì số lao động của Công ty chỉ còn 72 người.

Sơ Đồ 2: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần cơ khí Cửu Long – Vĩnh Long

(Ngun: Phòng Kế Toán – Tài Chính)

3.2.1. Đại hội đồng cổ đông

- Kiểm tra tư cách cổđông - Thảo luận và thông qua điều lệ Ban Giám đốc Phòng kế toán Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng tổ chức lao động tiền lương PX cắt gọt PX gò hàn PX lắp ráp PX dịch vụ sử chữa PX ngchữụa i sửa Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Đại hội đồng cổ đông http://www.kinhtehoc.net

- Thảo luận và thông qua các phương án hoạt động sản xuát kinh doanh của Công ty.

- Bầu thành viên hội đồng quản trị và thành viên ban kiểm soát

3.2.2. Hội đồng quản trị

- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán từng loại.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, quyết định mức lương và lợi ích khác cử giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng.

- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty. - Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty.

3.2.3. Ban giám đốc

- Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động Công ty.

- Xây dựng và trình trước hội đồng quản trị kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm của Công ty.

- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỹ luật đối với cán bộ

công nhân viên dưới quyền.

- Ký kết các hợp đồng theo luật định.

- Tổ chức bộ máy quản lý cán bộ, quản lý và sắp xếp lao động tiền lương, quản lý hành chánh quản trị và bảo vệ Công ty...

3.2.4. Ban kiểm soát

- Kiểm tra tính hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.

- ThNm định và báo cáo tài chính hằng năm của Công ty, thường xuyên thông báo với hội đồng quản trị về kết quả hoạt động

- Kiến nghị biện pháp bổ sung, sữa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý,

điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty….

3.2.5. Các phòng ban

- Phòng kế hoch – k thut:

Phối hợp với các phòng ban chức năng xây dựng và quản lý các định mức, kinh tế kỹ thuật.Theo dõi tiến độ sản xuất, điều hành sản xuất theo kế hoạch.

Điều hành khung cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phNm. Nghiên cứu thử

nghiệm và đề xuất việc thực hiện áp dụng công nghệ mới, nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng sản phNm…

- Phòng kế toán:

Quản lý tài chính, tổ chức hoạch kế toán và thực hiện chức năng kiểm soát viên công ty tại Công ty.

Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, thu chi tài chính, kế hoạch giá thành, kế

hoạch khâu tài sản cốđịnh, kế hoạch nộp ngân sách Nhà nước…

- Phòng t chc hành chính - lao động tin lương

Tổ chức bộ máy quản lý cán bộ, bộ máy quản lý và sắp xếp lao động tiền lương, quản lý hành chánh và bảo vệ công ty.

Thường xuyên cũng cố tổ chức bộ máy quản lý cán bộ, lao động phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của từng năm.

Xây dựng kế hoạch tiền lương, kế hoạch đào tạo và bảo vệ lao động, chi phí hành chính và thực hiện các mặt kế hoạch trong công ty…

3.3.TÌNH HÌNH HOẠT DỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

Bảng 1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Ngun: Phòng Kế Toán- Tài Chính)

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty có sự phát triển vượt bậc. Doanh thu công ty tăng liên tục qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, doanh thu năm 2007 tăng 25,90 % ( tương ứng 2.168 triệu) so với năm 2006, năm 2008 doanh thu tiếp tục với tỷ lệ tăng 34,03 % ( tương ứng 3.587 triệu) so với năm 2007, có sự tăng trưởng này là do công ty cặp nhật thông tin kịp thời tính toán được đầu ra, đầu vào đầy đủ, hợp lý phù hợp giá

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch Chênh lệch 2006 2007 2008 số tiền Tỷ lệ số tiền Tỷ lệ Doanh thu thuần 8.372 10.540 14.127 2.168 25,90 3.587 34,03 Tổng chi phí 8.389 10.493 13.446 2.104 25,08 2.953 28,14 Lợi nhuận sau thuế 162 216 679 54 33,33 463 214,35 http://www.kinhtehoc.net

cả thị trường (mặt dù giá cả thị trường không ổn định) đựơc khách hàng chấp nhận thể hiện tăng doanh thu. Bên cạnh đó tốc độ tăng chi phí của năm 2007 là 25,08% so với năm 2006, năm 2008 tốc độ tăng là 28,14%. Mặt dù chi phí qua các năm đều tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng doanh thu nên làm cho lợi nhuận qua các năm lần lượt là năm 2007 tăng 54 triệu so với năm 2006, năm 2008 tăng 463 triệu tương ứng với tỷ lệ 214,35% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận năm 2008 tăng cao so với năm 2007 là nhờ có sự nhạy bén của bộ phận kế hoạch và cung tiêu nắm bắt, cập nhật thông tin giá cả thị trường kịp thời ( bên cạnh tình hình trong và ngoài nước có nhiều biến

động phức tạp, giá cả thị trường không ổn định thay đổi liên tục nhất là các mặt hàng về kim khí ), được thể hiện qua doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 so với năm 2007 tăng 3.587 triệu với tỷ lệ 34,03%.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CỬU LONG -VĨNH LONG

4.1. PHÂN TÍCH DOANH THU

Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phNm hàng hoá. Trong quá trình tiêu thụ, sản phNm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn được thể hiện thông qua chỉ

tiêu doanh thu. Do đó, trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, đặc biệt là tăng doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ vì đây là doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp tái sản xuất, trang trãi các chi phí..

Công ty cổ phần cơ khí Cửu Long là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên doanh các mặt hàng phục vụ nông nghiệp, phục vụ chế biến công nghiệp,…Sau

đây là tình hình tổng doanh thu của công ty.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN cơ KHÍ cửu LONG VĨNH LONG (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)