II. Về chế độ tài chính
2.2. Việc hình thành các quỹ từ lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp liên doanh (DNLD) và doanh nghiệp khác có vốn đầu t nớc ngoài:
(DNLD) và doanh nghiệp khác có vốn đầu t nớc ngoài:
Điều 41 Luật DNLD (1996) quy định: "Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, DNLD trích 5% lợi nhuận còn lại để lập quỹ dự phòng. Quỹ dự phòng giới hạn ở mức 10% vốn pháp định của doanh nghiệp....". Nếu so với quy định của luật sửa đổi bổ sung năm 1992 quy định này của luật DNLD năm 1996 đã giảm nhẹ nghĩa vụ trích lập quỹ dự phòng của doanh nghiệp liên doanh (Giảm mức tối đa từ 25% xuống còn 10% vốn pháp định của doanh nghiệp).
Không thể phủ định tính quan trọng của quỹ dự phòng của DNLD nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thờng, liên tục trong trờng hợp rủi ro, bất trắc, hoặc trong thời gian chuyển sang kinh doanh sản phẩm khác... có thể có biến động lớn về vốn kinh doanh. Tuy nhiên trong luật DNLD có quy định việc hình thành quỹ dự phòng, nhng quy định này còn thiếu tính cụ thể, cha làm rõ mục đích cũng nh cơ chế sử dụng quỹ dự phòng. Mặt khác mức trích lập quỹ dự
phòng còn cao, nhất là các dự án có vốn đầu t cao và thực sự không có ý nghĩa đối với những dự án thua lỗ kéo dài trong nhiều năm. Quy định này không những can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DNLD, mà còn hạn chế những khả năng sử dụng lợi nhuận của các bên liên doanh. Trên thực tế có rất nhiều DNLD rất cần vốn để mở rộng kinh doanh nhng vẫn phải dành một khoản tiền không nhỏ để lập quỹ dự phòng. Mặt khác, đối với các DNLD hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm thì pháp luật đã quy định rõ việc trích lập quỹ dự trữ bắt buộc để duy trì hoạt động kinh doanh của họ và đảm bảo sự ổn định của thị trờng tài chính tiền tệ.
Sự bất hợp lý và cha rõ ràng của quy định này, cùng với việc không áp dụng đối với doanh nghiệp 100% vốn nớc ngoài đã gây nên nhiều băn khoăn thắc mắc cho các nhà đầu t nớc ngoài khác muốn liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam. Luật doanh nghiệp hiện hành cũng không quy định nghĩa vụ trích lập dự phòng đối với doanh nghiệp trong nớc (Quy định này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nớc).
Để góp phần tạo sự bình đẳng về nghĩa vụ giữa doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nớc ngoài, cũng nh doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài và doanh nghiệp trong nớc, Điều 41 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu t nớc ngoài tại Việt Nam năm 2000 đã bãi bỏ về tỷ lệ bắt buộc từ lợi nhuận còn lại của DNLD để lập quỹ dự phòng, đồng thời cho phép doanh nghiệp: "Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác, việc trích lập các quỹ dự phòng, quỹ phúc lợi, quỹ mở rộng sản xuất và các quỹ khác do doanh nghiệp tự quyết định".
Mặc dù đã có sự đổi mới căn bản trong cơ chế phân phối lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp, cơ chế này vẫn bộc lộ một số tồn tại, một số điểm cha thật phù hợp với doanh nghiệp liên doanh.
Nh ta đã biết, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thì các doanh nghiệp không đợc hạch toán các loại tiền thởng, kể cả về tiền thởng về phát minh sáng chế hay giải pháp cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá công nghiệp.... vào chi phí sản xuất. Do vậy, để khuyến khích cán bộ, nhân viên tăng năng suất lao động và nâng
cao chất lợng sản phẩm các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài sử dụng một phần lợi nhuận sau thuế để trích lập các quỹ của doanh nghiệp, trớc hết là quỹ khen thởng, quỹ phúc lợi. Vì vậy, theo em Điều 41 Luật ĐTNN nên sửa thành: "Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác, việc trích thu nhập còn lại để lập các quỹ dự phòng, quỹ khen thởng và quỹ phúc lợi và các quỹ khác trong doanh nghiệp''.