Thực hiện các giải pháp nhằm giảm tải áp lực cho cán bộ làm công tác tín

Một phần của tài liệu Phùng Thị Thu Uyên - 1906030292 - K26ATCNH (Trang 92 - 96)

6. Kết cấu luận văn

3.2.7. Thực hiện các giải pháp nhằm giảm tải áp lực cho cán bộ làm công tác tín

cao của Agribank trong phê duyệt, thực hiện kế hoạch hành động đối với khoản nợ có vấn đề.

Hoạt động của Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng được mô tả sơ bộ như sau:

Bước 1: Định kỳ hàng tháng/quý/năm Hệ thống cảnh báo sớm tự động nhận diện, chiết xuất cảnh báo sớm định kỳ; Phòng giao dịch/Phòng khách hàng nhập cảnh báo sớm đột xuất.

Bước 2: Xuất danh sách khách hàng cảnh báo sớm trên Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng.

Bước 3: Bộ phận có chức năng quản lý các khoản nợ có vấn đề tiến hành đề xuất biện pháp ứng xử kịp thời tương ứng với mức độ cảnh báo của khách hàng.

3.2.7. Thực hiện các giải pháp nhằm giảm tải áp lực cho cán bộ làm côngtác tín dụng tác tín dụng

Hiện nay, tại các chi nhánh của Agribank còn thiếu cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý rủi ro. Do đó, hầu hết công tác quản lý rủi ro đang được cán bộ quản lý nợ vay đảm nhiệm. Vì vậy, các cán bộ này đang chịu áp lực rất lớn do quản lý khối lượng khách hàng nhiều, khoản vay nhỏ lẻ, địa bàn dàn trải, thường xuyên

chịu rủi ro từ các nguyên nhân như thiên tai, dịch bệnh,…(đặc điểm của các khoản vay KHCN cá nhân trên địa bàn nông nghiệp nông thôn là thị trường chính của Agribank). Vì vậy, tôi xin đề xuất một số giải pháp để giảm tải áp lực cho cán bộ quản lý nợ vay, từ đó giúp cho cán bộ có nhiều thời gian để tập trung cho công tác quản lý rủi ro, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng đối với KHCN, cụ thể như sau:

Thứ nhất, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu nợ.

Căn cứ Hợp đồng tín dụng và thông tin trên hệ thống nội bộ, Người quản lý nợ vay thường xuyên theo dõi nợ đến hạn; hàng tháng lập danh sách nợ đến hạn, chủ động đánh giá khả năng trả nợ thực tế của khách hàng và thông báo nợ (gốc, lãi và phí) đến hạn cho khách hàng. Việc này đang tiêu tốn rất nhiều thời gian của cán bộ vì khối lượng khoản vay KHCN một cán bộ quản lý là rất nhiều, vì vậy, Agribank cần nghiên cứu triển khai ngay chương trình thu nợ tự động trên App Agribank E- Mobile Banking (ứng dụng di động thông minh do Agribank kết hợp với Công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt VNPAY phát triển).

Mục đích của chương trình: Thông qua chương trình thu nợ tự động trên App Agribank E-Mobile Banking nhằm hỗ trợ KHCN chủ động trong việc trả nợ tiền vay (tại bất kỳ thời gian nào và không phải đến ngân hàng) đồng thời giảm tải cho các chi nhánh trong công tác thu nợ (giảm số bút toán thu nợ tiền mặt thủ công và xử lý chứng từ giao dịch), hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ, chuyển dần sang mô hình ngân hàng số. Giải pháp hỗ trợ KHCN tra cứu thông tin khoản vay, trả nợ tiền vay trên App Agribank E-Mobile Banking.

Chức năng của chương trình: Cho phép KHCN tra cứu thông tin dư nợ, lãi suất, ngày vay, ngày đến hạn của từng giải ngân. KHCN chủ động thực hiện trả nợ tiền vay (trả gốc, lãi, tất toán khoản vay) tại bất kỳ thời gian nào trong ngày.

Thứ hai, đẩy mạnh mô hình cho vay qua tổ vay vốn.

Mô hình cho vay qua tổ là mô hình cho vay đặc trưng của Agribank được triển khai chủ yếu trên địa bàn chủ lực của Agribank là nông nghiệp nông thôn để phục vụ các khách hàng chính là hộ sản xuất và cá nhân. Địa bàn này được đánh giá là nơi các tổ chức chính trị, xã hội hoạt động mạnh mẽ vì vậy Agribank đã tiến hành

ký kết thỏa thuận với Trung ương Hội nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam để triển khai thực hiện mô hình cho vay qua tổ vay vốn, nâng cao hiệu quả đồng vốn đến với người nông dân. Mô hình cho vay qua tổ vay vốn trong thời gian qua đã chứng minh hiệu quả của việc giảm tải áp lực quản lý khách hàng của cán bộ làm công tác tín dụng, mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KHCN.

Tổ vay vốn được tổ chức qua các tổ chức hội, các tổ trưởng là thành viên có uy tín trong các tổ hội, thường nắm rõ về gia cảnh của các hội viên, nên có thể giúp ngân hàng lựa chọn được những khách hàng tốt, và có thể chăm sóc được tốt hơn với những khách hàng ở vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện cho khách hàng có thể vay vốn một cách thuận tiện hơn. Từ đó, về phía ngân hàng, cho vay qua tổ vay vốn giúp ngân hàng tìm kiếm được những khách hàng có chất lượng. Đồng thời, về phía khách hàng, khách hàng sẽ yên tâm hơn khi giao dịch, thủ tục, hồ sơ đã hướng dẫn sơ bộ qua tổ đã tạo thuận lợi nhiều hơn cho các cá nhân khi tiếp cận vốn vay.

Tổ trưởng tổ vay vốn được lựa chọn thường là người có uy tín, gần gũi với các thành viên tổ vì vậy có thể theo sát đôn đốc, nắm bắt nhu cầu của các thành viên trong tổ, hỗ trợ các cán bộ tín dụng trong việc mở rộng tín dụng và đôn đốc trả nợ, đảm bảo tỷ lệ lãi thực thu cao, nâng cao chất lượng tín dụng. Mặt khác, việc tham gia các tổ vay vốn cũng tạo điều kiện cho các thành viên tổ có thể học hỏi về phương thức đầu tư sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát huy hiệu quả đồng vốn vay ngân hàng, đảm bảo khả năng trả nợ.

Trong giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ nợ xấu cho vay qua tổ luôn nhỏ hơn 0,5% so với dư nợ; Thời điểm 31/12/2020, tỷ lệ nợ xấu cho vay qua tổ là 0,4% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN là 0,86% và cho vay nền kinh tế là 1,86%; Một số chi nhánh không có nợ xấu hoặc tỷ lệ nợ xấu rất thấp như: Bắc Hải Phòng (0%), Sơn La (0,01%), Thanh Hóa (0,02%), Lào Cai II (0,03%), Bến Tre (0,03%), Bắc Yên Bái (0,04%), Bắc Thanh Hóa (0,04%),…..qua đó thấy rõ chất lượng tín dụng và hiệu quả quản lý khoản vay của tổ vay vốn cao hơn loại hình cho vay trực tiếp đối với khách hàng; bởi vì cho vay qua tổ có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và tổ trưởng vay vốn ngay từ khi khách hàng làm thủ tục vay vốn; các thông

tin liên quan đến sự an toàn của khoản vay, sử dụng vốn vay đúng mục đích đều được tổ trưởng và các thành viên tổ vay vốn nắm bắt và phản ánh kịp thời, giảm tải công việc cho cán bộ làm công tác tín dụng trong công tác quản lý khoản vay, đôn đốc thu hồi nợ. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả QTRRTD đối với KHCN.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động cho vay qua tổ vay vốn của Agribank còn nhiều hạn chế thể hiện ở một số điểm như sau:

Trong cùng một khu vực có điều kiện tự nhiên, dân cư, địa lý tương đối giống nhau nhưng việc triển khai cho vay qua tổ chưa đồng đều. Một số chi nhánh có mạng lưới giao dịch cũng như vị trí địa lý có điều kiện để triển khai cho vay qua tổ nhưng vẫn chưa tích cực triển khai, do nhận thức việc cho vay qua tổ không phải là quy định bắt buộc, phải bỏ chi phí hoa hồng cho tổ trưởng vay vốn... nên không phối hợp với các cấp hội thành lập tổ vay vốn để tuyên truyền cơ chế chính sách cho vay, mô hình kinh tế, hướng dẫn khách hàng các quy định về hồ sơ thủ tục vay vốn, giải ngân vốn vay, thu nợ; chưa mạnh dạn áp dụng ủy quyền thu lãi qua Tổ trưởng tổ vay vốn do lo ngại việc xâm tiêu từ các Tổ trưởng, sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng; những nguyên nhân trên dẫn đến kết quả cho vay qua tổ vay vốn đạt thấp.

Nhận thấy, mô hình cho vay qua tổ vay vốn được triển khai rất hiệu quả, nâng cao chất lượng và quản lý rủi to tín dụng đối với KHCN rất tốt, góp phần giảm tải áp lực cho cán bộ làm công tác tín dụng, vì vậy, Agribank cần đẩy mạnh hơn nữa mô hình này bằng một số giải pháp cụ thể như sau:

Trụ sở chính cần xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả cho vay qua tổ vay vốn, đặt ra mục tiêu cụ thể trong việc mở rộng, phát triển mô hình cho vay qua tổ vay vốn giai đoạn 2021-2025. Có thể xem xét, giao chỉ tiêu cụ thể đối với chi nhánh trong triển khai mô hình cho vay qua tổ.

Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho lãnh đạo tại chi nhánh trực thuộc, cán bộ làm công tác tín dụng nhận thức đầy đủ về tính an toàn, hiệu quả, giảm chi phí khi cho vay qua tổ để các chi nhánh tích cực triển khai.

Phối hợp chặt chẽ với Hội nông dân, Hội phụ nữ thực hiện tốt Thỏa thuận liên ngành, các văn bản quy trình nghiệp vụ cho vay qua tổ, điều kiện, hồ sơ vay vốn,

quyền lợi và trách nhiệm của tổ trưởng và tổ viên.

Xem xét nâng tỷ lệ chi hoa hồng, không quy định mức chi hoa hồng tối đa dành cho Tổ trưởng tổ vay vốn để Chi nhánh có thể linh hoạt trong việc chi hoa hồng phù hợp với tình hình thực tế, từ đó, nâng cao sự gắn bó, trách nhiệm của Tổ trưởng tổ vay vốn.

Một phần của tài liệu Phùng Thị Thu Uyên - 1906030292 - K26ATCNH (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w