Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp khởi ngiệp của Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam. (Trang 60 - 62)

Từ kinh nghiệm của một số nước về huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, Việt Nam có thểáp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp mới trong nước như sau:

- Hoàn thiện hệ thống luật pháp hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi tối đa cho các DNNVV. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế dựa trên luật pháp, do vậy một môi trường luật pháp thuận lợi, tích cực sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp nhiều hơn là những chính sách ưu đãi của chính phủ.

- Xây dựng một hệ thống các tổ chức tài chính phục vụ cho nhu cầu vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Khó khăn của các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay trong việc tiếp cận nguồn vốn vay là vấn đề thế chấp/bảo lãnh và việc chính phủ hỗ trợ quá mức cho các doanh nghiệp Nhà nước. Một biện pháp trực tiếp nhằm khắc phục khó khăn này là thành lập các tổ chức tài chính phục vụ cho các chính sách của chính phủđể cấp vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Khi chưa thực hiện được điều này, cần yêu cầu các ngân hàng quốc doanh tăng cường tài trợ và hỗ trợ các dịch vụ tài chính khác cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, chính phủ chỉ can thiệp vào hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp bằng các chính sách tài trợ khi thị trường tài chính với các cơ chếđộc lập của nó không thể thực hiện được điều này để tránh sự phụ thuộc quá mức của doanh nghiệp vào vốn tài trợ của chính phủđồng thời giảm bớt gánh nặng cho ngân sách.

- Khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm: Nguồn vốn tài trợ của chính phủ Việt Nam cho các doanh nghiệp khởi nghiệp là không lớn do phục thuộc rất nhiều vào ngân sách Nhà nước và mô hình phát triển kinh tế. Vì vậy, sự hỗ trợ vốn từ các doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm là vô cùng cần thiết và chính phủ nên đưa ra các chính sách ưu đãi hấp dẫn để khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp này.

- Phát triển dịch vụ bao thanh toán. Một biện pháp tài trợ hữu hiệu khác cho các doanh nghiệp khởi nghiệp là chiết khấu các khoản phải thu của các DN này thông qua dịch vụ bao thanh toán. Dịch vụ này không những giúp các DN có thể giải quyết được những khó khăn về thanh khoản mà còn giúp các ngân hàng cóđược các khoản chiết khấu chất lượng từ những DN có mức độ rủi ro tín dụng thấp. Do đó, chính phủ cần xây dựng một chính sách thuế ưu đãi làm giảm chi phí cho các đối tượng tham gia dịch vụ bao thanh toán để tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển.

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC MÔ HÌNH GỌI VỐN KHỞI NGHIỆP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam. (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w