Cơ sở pháp lý và thể chế về kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu PHẠM THỊ QUỲNH ANH - 1906040082 - KTQT26 (Trang 47 - 56)

2.2.1.1. Phát triển các khái niệm về Kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc

Vào cuối những năm 1990, đối mặt với những thách thức về tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và giảm thiểu phát thải carbon, các học giả Trung Quốc đã lấy cảm hứng từ việc xuất bản Đạo luật quản lý chất thải và chu trình kín của Đức vào năm 1996 và lần đầu tiên đề xuất khái niệm nền kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc (Zhu, 1998 , Zhu, 2008).

hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế trong quá trình sản xuất, luân chuyển và tiêu dùng (NDRC, 2008). Định nghĩa đơn giản này tuy không thể hiện tốt hết các chức năng và nội hàm của kinh tế tuần hòan, nhưng nó bao hàm giá trị cốt lõi của các nguyên tắc 3R. Các nguyên tắc “3R” – bao gồm giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế vật liệu và năng lượng - thường được mô tả như ba cách tiếp cận khả thi để thực hành kinh tế tuần hoàn (Feng, 2004). Chúng đã được đưa vào cả sản xuất và tiêu dùng khi nguyên liệu và năng lượng được sử dụng trong hai lĩnh vực này (Zhu và Qiu, 2007).

Cắt giảm là giảm thiểu đầu vào của năng lượng và nguyên liệu thô bằng cách nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời giảm thiểu các loại chất thải trong quá trình sản xuất, luân chuyển và tiêu dùng, đây là phương án được ưu tiên nhất trong ba nguyên tắc. Tái sử dụng đề cập đến các sản phẩm phụ, sản phẩm thu hồi, sản phẩm tái sản xuất và chất thải từ một công ty hoặc ngành đang được sử dụng làm tài nguyên / nguyên liệu thô cho chính nó hoặc các ngành công nghiệp khác. Nó yêu cầu sử dụng các sản phẩm ở khả năng tối đa với việc bảo trì và cải tạo thường xuyên để kéo dài độ bền của sản phẩm. Tái chế khuyến khích chế biến các vật liệu có thể tái chế thành các sản phẩm mới để có thể giảm mức tiêu thụ nguyên liệu thô. Những cách tiếp cận này được kỳ vọng sẽ đạt được một nền kinh tế hiệu quả trong khi thải ra ít chất ô nhiễm hơn.

Qua 10 năm thăm dò và thực hành, Trung Quốc đã nêu ra nội hàm và đặc điểm của riêng mình cho nền kinh tế tuần hoàn. Yuan và cộng sự (2008) kết luận rằng nền kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc là một ý tưởng về mô hình kinh tế và chiến lược phát triển tôn trọng tự nhiên hơn là chính sách quản lý môi trường (Zhu, 2008, Su và cộng sự, 2013, Geng và cộng sự, 2012). Nó phù hợp với chiến lược phát triển khoa học của Trung Quốc và rất hữu ích trong việc nâng cao hiệu quả tài nguyên và quản lý môi trường, cùng với việc đạt được sự phát triển bền vững và đôi bên cùng có lợi trong cả kinh tế và môi trường. Ngoài ra, nền kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc không chỉ hướng đến nền kinh tế 3R để xử lý chất thải rắn đối với các vật thể mà ở tất cả các nguồn lực khan hiếm liên quan đến sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, bao gồm nước, đất đai, năng lượng, vật liệu và chất thải tương ứng. Các học giả và

nhà hoạch định chính sách cũng nhận ra nhu cầu ngày càng tăng trong việc phát triển từ tái chế chất thải mức độ thấp dựa trên hiệu quả sinh thái (giảm ô nhiễm và chất thải) sang tái chế sản phẩm và dịch vụ mức độ cao dựa trên các hiệu ứng sinh thái (ngăn ngừa ô nhiễm và tiêu dùng) (Yuan và cộng sự, 2008)

2.2.1.2. Thiết lập các đường lối, mô hình, chiến lược và chính sách phát triển Sau khi tham dự hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển năm 1992, phát triển bền vững đã được chính quyền trung ương Trung Quốc đưa vào lịch trình. Cụ thể năm 1992 Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã xây dựng 10 Chiến lược hàng đầu cho Môi trường và Phát triển và chính thức đề xuất luật Sản xuất sạch hơn. Năm 1993, Cục Bảo vệ Môi trường Nhà nước Trung Quốc, được sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, bắt đầu Dự án Trình diễn B-4, dự án sản xuất sạch hơn có hệ thống đầu tiên ở Trung Quốc. Thông qua dự án, chính phủ đã kiểm toán kế hoạch sản xuất sạch hơn của 27 công ty và 29 dự án nhỏ khác. Kết quả đánh giá cho thấy nhiều công ty đạt được sản xuất sạch hơn thông qua việc chấn chỉnh. Ví dụ, sau khi đầu tư 68.500 CNY và thực hiện 10 chương trình, nhà máy bia Yên Đài số 2 đã thu được lợi ích kinh tế 2,89 triệu CNY và giảm sử dụng than xuống còn 810 tấn (21%), điện năng xuống 134.000 kWh (18%), lương thực 3,56 tấn (18%), lượng nước lên 98,000 tấn (28 %), và xả rác thải còn 20.000 tấn (27%). Sau đó, một số dự án sản xuất sạch hơn hợp tác Trung - nước ngoài được thực hiện liên tiếp, do đó đã thúc đẩy hiệu quả sự phát triển của sản xuất sạch.

Năm 1994, Trung Quốc xác định phát triển bền vững là chiến lược quốc gia của mình bằng cách xuất bản Dân số và Phát triển cho thế kỷ 21 trên Sách trắng Trung Quốc. Kinh tế tuần hoàn là một trong những cách tiếp cận hiệu quả để thúc đẩy phát triển bền vững về phía trước, các hành động đã được thực hiện sau khi khái niệm kinh tế tuần hoàn được đề xuất vào năm 1996. Cục Bảo vệ Môi trường Nhà nước (SEPA, trước đây là Bộ Bảo vệ Môi trường-MEP) bắt đầu thúc đẩy khái niệm Kinh tế tuần hoàn bằng cách khởi động một loạt các dự án thử nghiệm trên khắp đất nước vào năm 1998 (Yuan và cộng sự, 2008).

Năm 2002, Luật Khuyến khích sản xuất sạch hơn chính thức được phát hành. Luật này không đề cập trực tiếp đến kinh tế tuần hoàn, nhưng nó đề cập đến kiểm

toán môi trường để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, ngăn ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải, phù hợp với nền kinh tế tuần hoàn và hữu ích trong việc thực hiện kinh tế tuần hoàn trong thời gian đầu (NPC, 2002).

Sau đó, Gợi ý về Đẩy nhanh Phát triển Nền kinh tế Tuần hoàn của Quốc vụ viện Trung Quốc được xuất bản vào năm 2005, đây là tài liệu đầu tiên hỗ trợ việc thúc đẩy thực hiện nền kinh tế tuần hoàn ở cấp quốc gia (The State Council, 2005). Tài liệu này cung cấp hướng dẫn về các biện pháp tài chính, thuế và đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nền kinh tế tuần hoàn, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của chính phủ và trọng tâm của công tác thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

Đề cương Phát triển Trung và Dài hạn Quốc gia về Khoa học và Công nghệ (2006-2020) đã đưa Kinh tế tuần hoàn vào làm công nghệ then chốt trong tài liệu phát hành năm 2006, và đã cung cấp các hỗ trợ công nghệ để thực hành kinh tế tuần hoàn (NDRC, 2006).

Cũng cùng năm 2002, Kinh tế tuần hoàn đã được Chính quyền trung ương Trung Quốc chấp nhận là chiến lược phát triển chính của quốc gia (Yuan và các cộng sự, 2008). Kế hoạch quốc gia “5 năm (2005-2010)” lần thứ 11 và kế hoạch quốc gia “5 năm (2011-2015)” lần thứ 12 đều coi Kinh tế tuần hoàn là nhiệm vụ chính để xây dựng xã hội, bảo tồn tài nguyên và thân thiện với môi trường (NPC, 2006 , 2011). Một số mục tiêu của kế hoạch là tăng tỷ lệ tái sử dụng chất thải công nghiệp lên 72% vào năm 2015, đồng thời nâng cao hiệu quả sản lượng tài nguyên lên 15%. Kế hoạch vạch ra một chiến lược ba cấp, trong đó 10 sáng kiến tái chế quan trọng đối với chất thải công nghiệp và chuyển đổi các khu công nghiệp đã được thực hiện, 100 thành phố thí điểm như Quảng Châu và Tô Châu.đã quyết định thử nghiệm các sáng kiến, và 1,000 khu công nghiệp nữa sẽ được thành lập (John A. Mathews& Hao Tan, 2016). Một khoản đầu tư trị giá 468 tỷ đô la Mỹ đã được đưa ra để đạt được các mục tiêu được trình bày trong kế hoạch, trong đó kế hoạch cũng hướng vào việc nội bộ hóa các mục tiêu bền vững trong các tổ chức và thúc đẩy một mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng lượng tái tạo. Mục tiêu của các sáng kiến là đưa 50% khu công nghiệp quốc gia và 30% khu công nghiệp cấp tỉnh trải qua quá

trình chuyển đổi kinh tế hoàn toàn theo tuần hoàn vào năm 2015, và tại đó sẽ gần như không phát thải chất ô nhiễm và chất thải

Vào năm 2008, trong báo cáo trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Hu, 2007), Chủ tịch Hồ đã tuyên bố rằng thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trên quy mô lớn là yêu cầu chính trong việc xây dựng một xã hội thịnh vượng. Sau đó năm 2012, trong báo cáo trước Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, Chủ tịch Hồ cũng một lần nữa chỉ ra rằng Phát triển Kinh tế tuần hoàn là một chiến lược quốc gia, và cũng là một trong những cách tiếp cận chính để đạt được mục tiêu xây dựng nền văn minh sinh thái (Hu, 2012).

Liên hợp quốc cũng đã đồng ý rằng Kinh tế tuần hoàn có thể là một cách tiếp cận để đạt được phát triển bền vững. Trong nghị quyết thứ 5 về Hóa chất và Chất thải, được Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA) của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) thông qua tại phiên họp đầu tiên năm 2014, nhấn mạnh rằng việc quản lý hợp lý hóa chất và chất thải – một phần của thực hiện Kinh tế tuần hoàn, sẽ đóng góp đáng kể vào phát triển bền vững (UNEP, 2014). Sau đó, tại kỳ họp thứ hai của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Môi trường của UNEP vào năm 2016, nghị quyết thứ 7 và nghị quyết thứ 9 đã tuyên bố thêm rằng tất cả các bên liên quan đều cần và được yêu cầu tham gia vào việc quản lý chất thải lành mạnh về môi trường để ngăn ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi chất thải, kể cả thức ăn thừa. Trong nghị quyết thứ 8, cũng đã tuyên bố rằng Kinh tế tuần hoàn có thể là một cách tiếp cận để tiêu dùng và sản xuất bền vững (UNEP, 2016). Những nội dung này đều đã được thể hiện trong Luật Khuyến khích Kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc được xuất bản năm 2008.

Cụ thể, vào ngày 29 tháng 8 năm 2008, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc lần thứ 11 đã thông qua Luật Khuyến khích Kinh tế Tuần hoàn, có hiệu lực tại Trung Quốc vào ngày 1 tháng 1 năm 2009 (NPC, 2008). Đây là luật chuyên ngành thứ ba về Kinh tế tuần hoàn sau Đức và Nhật Bản trên toàn thế giới. Về nội dung, Luật cho rằng các chiến lược kinh tế tuần hoàn sẽ chỉ được thực hiện nếu nó khả thi về công nghệ, thực tế về kinh tế, phù hợp trong việc tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Hội đồng Nhà nước chịu trách

nhiệm quản lý việc thúc đẩy nền Kinh tế tuần hoàn, nơi họ phải tổ chức, điều phối và điều chỉnh các chiến lược Kinh tế tuần hoàn quốc gia. Theo luật, bất kỳ chính sách công nghiệp mới nào do Chính phủ tạo ra đều phải đáp ứng các tiêu chí thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Ngành công nghiệp phải thực hiện các hệ thống quản lý nhằm giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên và phát sinh chất thải, đồng thời cải thiện việc thu hồi và tái chế tài nguyên. Thông qua Luật thúc đẩy Khuyến khích Kinh tế tuần hoàn , Chính phủ Trung Quốc khuyến khích nghiên cứu, phát triển, thúc đẩy và hợp tác quốc tế về khoa học liên quan đến nền kinh tế tuần hoàn, cũng như hỗ trợ giáo dục, công khai và phổ biến kiến thức khoa học. Mục đích là cung cấp cho người dân nhận thức tốt hơn về việc thực hành tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường (Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, 2008).

Năm 2012, Luật Khuyến khích Sản xuất Sạch hơn cũng được sửa đổi, theo đó nâng cao cường độ trừng phạt các hành vi bãi bỏ quy định (The State Council, 2013).

Chiến lược Phát triển Nền kinh tế Tuần hoàn và Kế hoạch Hành động hiện tại được lập vào ngày 23 tháng 1 năm 2013 đã tiếp tục trình bày chi tiết hơn về ý tưởng một nền Kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc. Kế hoạch vạch ra ba cấp độ của nền kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc, theo thứ tự: trong một công ty, trong các khu công nghiệp và ở cấp thành phố hoặc khu vực (Hubert Thieriot, 2015). Kế hoạch đưa ra nhiều mục tiêu khác nhau cho năm 2015 và 2020, bao gồm cả lĩnh vực công nghiệp và xã hội. Các mục tiêu đề ra cần đạt được vào năm 2015 là có một công nghệ tái chế tài nguyên được sử dụng rộng rãi, tiên tiến, tái sử dụng 72% chất thải rắn công nghiệp, một hệ thống hiện đại để thu hồi ít nhất 70% sản phẩm chất thải và cải thiện sự phục hồi của các nguồn lực quan trọng. Các mục tiêu khác bao gồm nâng cao năng suất năng lượng lên 18,5%, tăng năng suất nước lên 43%, hỗ trợ ngành công nghiệp tái chế đạt sản lượng 276 tỷ đô la Mỹ và tái sử dụng 70% một số khoáng chất gây ô nhiễm nặng. Các mục tiêu cho năm 2020 được vạch ra trong kế hoạch bao gồm việc có một hệ thống công nghệ công nghiệp sáng tạo có thể tái sử dụng và tái chế vật liệu một cách hiệu quả, cũng như tạo ra một ngành công nghiệp mới liên quan đến sản xuất thiết bị kỹ thuật tiên tiến nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh. Hệ thống công nghệ công nghiệp tiên tiến sẽ có thể giải quyết các mối quan tâm về

quản lý chất thải của các khu vực nông thôn và thành thị vào năm 2020 (Qi, Jianguo và các cộng sự, 2016)..

Tiếp sau đó Phiên bản mới nhất của Luật Bảo vệ Môi trường, được sửa đổi vào năm 2014, nhấn mạnh đến việc tăng cường tái chế tài nguyên và sản xuất sạch hơn (NPC 2014). Luật Phòng chống và Kiểm soát Ô nhiễm Môi trường do Chất thải rắn được sửa đổi năm 2015 cũng tuyên bố thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn và sản xuất sạch hơn (NPC 2015). Ngoài ra, hơn 200 chính sách, quy định, hướng dẫn và tiêu chuẩn liên quan đến Kinh tế tuần hoàn đã được công bố trong giai đoạn 2005-2015 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kinh tế tuần hoàn, và các ví dụ được nêu trong Bảng 2.1 (The State Council, 2013).

Bảng 2.1: Một số ví dụ về chính sách, hướng dẫn hướng dẫn và tiêu chuẩn liên quan đến kinh tế tuần hoàn trong giai đoạn 2005-2015 của Trung Quốc

STT. Các Biện pháp, chính sách, hướng dẫn và tiêu chuẩn

Năm Nguồn

1 Các biện pháp phục hồi và quản lý tài nguyên tái tạo

2007 Hội đồng Nhà nước

2 Quy định về quản lý thu gom và xử lý thiết bị điện và điện tử thải (WEEE)

2008 Hội đồng Nhà nước

3 Thông báo về việc xây dựng cơ sở thực hiện của Khai thác đô thị

2010 Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia

4 Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 về sử dụng toàn diện và tiết kiệm tài nguyên khoáng sản

2011 Bộ Đất đai và Tài nguyên

5 Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 về Sử dụng toàn diện chất thải rắn công nghiệp trọng điểm

2011 Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin

6

Kế hoạch thực hiện sử dụng toàn diện cây trồng và rơm rạ trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12

2011 Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp

7 Ý kiến về việc thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu các khu công nghiệp

2012 Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Bộ Tài chính

8 Hướng dẫn sử dụng toàn diện các nguồn lực trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12

2012 Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia

9 Chiến lược phát triển nền Kinh tế tuần hoàn và kế hoạch hành động

2013 Hội đồng Nhà nước

10 Kế hoạch hành động của Chiến lược phát triển năng lượng (2014-2020)

2014 Hội đồng Nhà nước

11 Ý kiến về việc đẩy mạnh tiến độ xây

Một phần của tài liệu PHẠM THỊ QUỲNH ANH - 1906040082 - KTQT26 (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w