NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TTGDTX HIỆN NAY.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm " ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ " potx (Trang 26 - 30)

TTGDTX HIỆN NAY.

A. Những định hướng đổi mới PPDHVLPT đã nêu ở trên là những định hướng lâu dài. Trước mắt việc thực hiện đổi mới PPDH theo những định hướng hướng lâu dài. Trước mắt việc thực hiện đổi mới PPDH theo những định hướng đó gặp những khó khăn sau đây:

1. Về nguyên tắc, không thể đổi mới riêng PPDH được. Phải đổi mới đồng bộ cả nội dung dạy học, tổ chức dạy học, sách giáo khoa và cả cách đánh giá thi cử.v.v.. thì mới tránh được tình trạng cái nọ vô hiệu hoá cái kia.

2. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học còn thiếu thốn, phụ tác thí nghiệm không có; giáo viên dạy quá nhiều giờ, nhất là các giáo viên dạy các khoa học thực nghiệm; học viên ở mỗi lớp học quá đông; bàn ghế chưa phù hợp, điện nước bố trí không đúng quy cách v.v.

3. Chưa dễ dàng gì khắc phục ngay những nhận thức, thói quen dạy và học của thầy và trò, của các nhà quản lý cũng như tạo được dư luận của xã hội và của cha mẹ học viên ủng hộ việc đổi mới PPDH.

B. Do những khó khăn nói trên, trước mắt ta chỉ nên coi việc đổi mới PPDHVLPT như một việc tiến hành đổi mới đi đôi với tìm tòi, thử nghiệm PPDHVLPT như một việc tiến hành đổi mới đi đôi với tìm tòi, thử nghiệm những công đoạn của các quá trình dạy học mới.

1. Trước hết giáo viên cần phải tập nắm bắt mục tiêu dạy học của từng bài, đến từng đơn vị kiến thức. Mục tiêu này bao gồm mục tiêu kiến thức, mục tiêu kỹ năng, mục tiêu thái độ, tác phong.

Phải biết lượng hoá mục tiêu hoặc nắm được mục tiêu đã lượng hoá.

Về kiến thức, ta tạm lượng hoá theo 3 mức độ:

a) Mức độ nhận biết. b) Mức độ thông hiểu. b) Mức độ thông hiểu.

c) Mức độ vận dụng vào các tình huống mới.

Về kỹ năng, ta tạm đưa ra 2 mức độ.

a) Làm được một công việc.

b) Làm thành thạo một công việc.

Chú ý đây là mục tiêu mà học viên cần đạt được sau khi học chứ không phải mục tiêu hoạt động của giáo viên trên lớp. Do đó mục tiêu này phải được lượng hóa bằng những hành động của học sinh, thông qua đó ta có thể quan sát và đánh giá mức độ đạt mục tiêu của các em.

2. Sau khi đã nắm được cách lượng hóa mục tiêu, giáo viên nên nghiên cứu các cách tổ chức cho học viên hoạt động, chiếm lĩnh kiến thức ứng với mỗi mức độ lượng hóa nhất định.

Chẳng hạn, có thể có những cách tổ chức như sau:

Giáo viên Học sinh

* Thông qua kiến thức, đặt câu hỏi * Tiếp thu – Trả lời

* Làm thí nghiệm – Yêu cầu học viên nhận xét * Quan sát suy luận trả lời

* Yêu cầu học viên làm thí nghiệm và rút ra kết luận.

* Làm thí nghiệm xử lý kết quả

* Tổ chức cho học viên nghiên cứu theo nhóm - Tổ chức tranh luận trong nhóm để rút ra kết luận

* Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu-Tranh luận đi đến thống nhất ý kiến-Bảo vệ ý kiến của mình

Nhìn chung, tất cả những hình thức tổ chức dạy học truyền thống đều sẽ mang ít nhiều mầu sắc đổi mới nếu giáo viên tìm được cách làm cho học viên “suy

nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn” so với cũ.

.Trong một giờ dạy khoa học, giáo viên nói quá nhiều. Trung bình khoảng trên 48% thời gian lên lớp dành cho việc diễn giảng của giáo viên. Ngôn ngữ của giáo viên lại thường thao thao. Kết quả là phần lớn thời gian tiết học là thời gian chép của học viên do đó không có sự động não suy nghĩ.

Trong khâu tổ chức lên lớp, vấn đề mà ta cần đưa ra thử nghiệm là tổ chức cho học viên học theo nhóm lên lớp. Người ta gọi hình thức dạy học này là dạy học tương tác (Interactining teaching).

Cấu trúc sơ bộ của phương pháp này như sau :

* Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm.

* Giáo viên trao nhiệm vụ học tập, nghiên cứu cho các nhóm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Các nhóm thực hiện, các nhiệm vụ tìm hiểu, giải quyết vấn đề bao gồm: làm thí nghiệm, nghiên cứu tài liệu, xử lý số liệu, thảo luận để đi đến kết luận chung, lập biểu bảng, chuẩn bị để bảo vệ ý kiến của nhóm trước lớp.

* Giáo viên tổ chức cho đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả và bảo vệ ý kiến của nhóm mình.

* Giáo viên rút ra nhận xét và kết luận chung. Kiến thức coi như đã được hợp thức hóa.

* Cuối cùng giáo viên có thể đưa ra một vài tình huống mới để đánh giá sự nắm vững kiến thức của học sinh.

3. Đổi mới cách soạn giáo án.

a) Trong giáo án cần ghi rõ mục tiêu đã được lượng hóa cho toàn bài cũng như cho từng đơn vị kiến thức.

b) Trong giáo án cần nêu các yêu cầu chuẩn bị cho tiết lên lớp.

* Cách tổ chức lớp.

* Thiết bị thí nghiệm cần dùng.

* Bảng biểu

c) Nên chia nội dung của bài học thành một số không nhiều các đơn vị kiến thức, mỗi đơn vị kiến thức là một cụm các kiến thức có liên quan mật thiết với nhau. mỗi đơn vị kiến thức là một cụm các kiến thức có liên quan mật thiết với nhau.

Ứng với mỗi đơn vị kiến thức, cần tiên liệu hình thức hoạt động dạy – học thích hợp và cả thời gian (áp chừng) dành cho nó.

Trong mõi giờ hoạt động cần dự kiến.

- Công việc làm của giáo viên.

- Công việc làm của học sinh.

- Kết quả mà ta mong muốn học viên đạt được (đã được lượng hóa).

Các hoạt động dạy và học trongg 1 tiết học nên thay đổi đa dạng để tránh sự nhàm chán.

Có một số liệu điều tra như sau: Người ta cho một nhóm đông người nghe một buổi thuyết giảng qua băng ghi âm. Sau đó yêu cầu trả lời một lọat câu hỏi trắc nghiệm để thăm dò mức độ nắm nội dụng bài thuyết giảng.

d) Trong giáo án cũng nên chuẩn bị cả cách đánh giá học viên (câu hỏi, về trắc nghiệm, phiếu học tập v. v..) nghiệm, phiếu học tập v. v..)

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm " ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ " potx (Trang 26 - 30)