Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu giai đoạn 2016-2020

Một phần của tài liệu HÀ ÁNH NGỌC-1906030254-TCNHK26A (Trang 39 - 45)

2.1.3.1. Hoạtđộng huy động vốn

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, huy động vốn được xem là một trong những khâu trọng yếu. Ngân hàng nào có tiềm lực về vốn lớn thì khả năng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh càng lớn, điều này là tiền đề giúp đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng, Eximbank chi nhánh Ba Đình đã có nhiều hình thức huy động vốn từ tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân, tổ chức với nhiều sản phẩm đa dạng như combo tài khoản thanh toán; combo năng động, sành điệu; tiền gửi E-Favor; tiết kiệm Trường Phát Lộc; tiết kiệm Phúc Bảo An… Chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Eximbank chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2016 đến 2020

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng nguồn vốn huy động tại CN 2,245 2,232 3,886 2,542 2,365

+ Theo nguồn huy động 2,245 2,232 3,886 2,542 2,365

Từ dân cư 1,160 1,254 2,504 1,491 1,551

Từ tổ chức 1,085 978 1,382 1,051 814

+ Theo kỳ hạn 2,245 2,232 3,886 2,542 2,365

< 12 tháng 1,330 1,138 2,650 1,405 1,283

≥ 12 tháng 915 1,094 1,236 1,137 1,082

+ Theo loại tiền tệ 2,245 2,232 3,886 2,542 2,365

VND 1,650 1,486 2,943 2,056 1,892

Ngoại tệ quy đổi 595 746 943 486 473

+ Theo hình thức huy động 2,245 2,232 3,886 2,542 2,365

Tiết kiệm 1,230 986 2,134 1,591 1,076

Tiền gửi thanh toán 635 897 973 545 941

Tiền gửi có kỳ hạn của TCKT 380 349 779 406 348

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Eximbank chi nhánh Ba Đình, giai đoạn 2016-2020)

Qua bảng số liệu thống kê 2.1 cho thấy, hoạt động huy động vốn của Eximbank chi nhánh Ba Đình có sự biến động qua các năm từ 2016 đến 2020. Cụ thể, năm 2016 tổng vốn huy động chỉ là 2,245 tỷ đồng nhưng đến năm 2017, tổng huy động vốn giảm nhẹ xuống còn 2,232 tỷ đồng, ước tính giảm 13 tỷ đồng so với năm trước. Sang đến năm 2018, huy động vốn tăng trưởng mạnh mẽ thêm 1,654 tỷ đồng, đạt 3,886 tỷ đồng. Năm 2019 huy động đạt 2,542 tỷ đồng; năm 2020, số huy động vốn lại trên đà giảm và chỉ đạt mức 2,365 tỷ đồng.

Trong cơ cấu huy động vốn, huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng cao hơn so với huy động từ các tổ chức kinh tế, bình quân giai đoạn 2016-2020 chiếm tỷ

trọng 58%. Nguồn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu nguồn huy động, bình quân giai đoạn 2016-2020 chiếm 65%. Các hình thức huy động vốn tập trung ở một số sản phẩm theo đối tượng khách hàng, gồm tiền gửi tiết kiệm dân cư, tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế.

Sự tăng trưởng ổn định về huy động vốn trong thời gian qua là kết quả tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức hoạt động kinh doanh và sự năng động, nỗ lực, kỷ luật của đội ngũ cán bộ nhân viên chi nhánh. Các sản phẩm huy động được thiết kế linh hoạt, đa dạng và phong phú, cụ thể như sau:

- Các sản phẩm huy động vốn dân cư: tiền gửi thanh toán (combo tiết kiệm thanh toán; combo năng động, sành điệu; tiền gửi E-Favor; tiền gửi thanh toán không kỳ hạn….) và tiền gửi tiết kiệm (gửi tiền càng dài, lãi suất càng cao lên đến 7%/năm; khuyến mại lớn cùng Eximbank; tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn; tiết kiệm Eximbank VIP; tiết kiệm Trường Phát Lộc; tiết kiệm Online; tiết kiệm Phúc Bảo An…)

- Các sản phẩm huy động vốn từ các TCKT: tiền gửi thanh toán; tiền gửi lãi suất ưu đãi; tiền gửi có kỳ hạn; tiền gửi qua đêm; tiền gửi tích lũy; tiền gửi kỳ hạn tự chọn; tiền gửi thanh toán lãi suất bậc thang…

2.1.3.2. Hoạtđộng cho vay

Hoạt động cho vay giữ một vai trò hết sức quan trọng và đem lại nguồn thu nhập lớn cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây tổn thất lớn đối với các ngân hàng thương mại. Tình hình hoạt động cho vay của ngân hàng Eximbank chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2016- 2020 như sau:

Bảng 2.2: Tình hình cho vay của Eximbank chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

Dư nợ tại chi nhánh 2,038 1,615 3,745 2,394 1,985

+ Ngắn hạn 1,530 1,140 2,868 1,896 1,248

VND 856 680 1,695 1,535 894

Ngoại tệ quy đổi 674 460 1,173 361 354

+ Trung dài hạn 508 475 877 498 737

VND 364 335 654 359 595

Ngoại tệ quy đổi 144 140 223 139 142

Phân loại theo thành phần kinh tế 2,038 1,615 3,745 2,394 1,985 Tổ chức kinh tế 1,614.1 1,266.16 2,535.4 1,778.7 1,504.6 Cá nhân, hộ gia đình 423.9 348.84 1,209.6 615.3 480.4 Phân loại nhóm nợ 2,038 1,615 3,745 2,394 1,985 Nhóm 1 1,956 1,526 3,610 2,235 1,865 Nhóm 2 64 75 95 110 89 Nhóm 3 12 9 32 41 23 Nhóm 4 6 5 8 8 8 Nhóm 5 0 0 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Eximbank chi nhánh Ba Đình, giai đoạn 2016-2020)

Tổng dư nợ của chi nhánh các năm qua duy trì ổn định. Tuy nhiên, hoạt động cho vay vẫn tiềm ẩn những rủi ro tín dụng, thể hiện trong cơ cấu Nhóm nợ và Nợ quá hạn.

Trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, tăng trưởng dư nợ không ổn định. Năm 2016, dư nợ tại thời điểm cuối năm là 2,038 tỷ đồng, năm 2017 giảm 423 tỷ đồng so với năm 2016, đạt 1,615 tỷ đồng nhưng dư nợ năm 2018 chứng kiến sự tăng trưởng

tương đối khả quan (năm 2018 tăng lên 2,130 tỷ đồng so với năm trước và đạt 3,745 tỷ đồng). Sang đến năm 2019 tổng dư nợ đạt 2,394 tỷ đồng; giảm 1,492 tỷ đồng so với năm trước và tiếp tục giảm thêm 409 tỷ đồng, đạt 1,985 tỷ đồng năm 2020. Trong cơ cấu dư nợ tại chi nhánh, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ trung và dài hạn. Đối với cơ cấu theo thành phần kinh tế, dư nợ cho vay của cá nhân hộ gia đình vẫn chiếm phần nhỏ so với cho vay các tổ chức kinh tế.

Đối với nợ quá hạn, trong thời gian qua tại chi nhánh vẫn thường xuyên phát sinh các khoản vay quá hạn (nợ nhóm 2 trở lên). Năm 2016, nợ quá hạn là 82 tỷ đồng, và sang đến năm 2017, tổng dư nợ quá hạn là 89 tỷ đồng,. Năm 2018, nợ quá hạn là 135 tỷ đồng (tăng 46 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước), năm 2019 nợ quá hạn tăng đột biến ở mức 159 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực trong việc đôn đốc thu hồi nợ và tìm kiếm khách hàng mới, đến năm 2020, nợ quá hạn giảm còn 120 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với toàn hệ thống, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh vẫn còn khá cao. Do đó, hoạt động cho vay của chi nhánh trong năm 2021 cũng cần được chú trọng để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% theo quy định của NHNN.

2.1.3.3. Hoạt độngdịch vụ

Bên cạnh hai mảng hoạt động truyền thống mang lại nguồn thu chính là huy động vốn và cấp tín dụng, từ nhiều năm nay, các ngân hàng thương mại cũng như Eximbank chi nhánh Ba Đình luôn đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ bán lẻ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua.

Những sản phẩm dịch vụ đang được chi nhánh đẩy mạnh cung cấp và đem lại những đóng góp quan trọng về mặt lợi nhuận như: dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại tệ, thẻ, bảo lãnh, ngân hàng điện tử…

Bảng 2.3: Thu dịch vụ của Eximbank chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

Thu dịch vụ ròng 607 682 700 721 740

Dịch vụ thanh toán quốc tế 154 161 194 191 194

Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 89 91 158 151 162

Dịch vụ bảo lãnh 267 295 271 303 305

Dịch vụ thanh toán trong nước và các dịch vụ khác

(E-banking, dịch vụ thu hộ, chi hộ lương, nghiệp vụ ngân quỹ)

97 135 77 76 79

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Eximbank chi nhánh Ba Đình, giai đoạn 2016-2020)

Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ khác của chi nhánh được duy trì ổn định qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nguồn thu thấp. Năm 2016, tổng thu dịch vụ ròng là 607 triệu đồng. Năm 2017, tổng thu phí từ các hoạt động dịch vụ ròng là 682 triệu đồng, năm 2018 là 700 triệu đồng, năm 2019 tăng nhẹ 21 triệu đồng, đạt 721 triệu đồng. Năm 2020, tổng thu dịch vụ ròng của Eximbank chi nhánh Ba Đình đạt 740 triệu đồng.

Trong cơ cấu các khoản thu trên, các lĩnh vực mang lại nguồn thu chủ yếu bao gồm: dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Các dịch vụ gia tăng được chi nhánh cung cấp khá phong phú và đa dạng. Dịch vụ bảo lãnh bao gồm: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng, bảo lãnh thanh toán… Các dịch vụ khác được cung cấp dưới nhiều hình thức cho khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế bao gồm: dịch vụ thanh toán theo phương thức C.A.D-giao chứng từ nhận tiền ngay; sản phẩm UPAS-Usance Payable At Sight nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp nhập khẩu thông qua việc chuyển L/C thanh toán tiền hàng từ "trả ngay" thành "trả chậm"; bao thanh toán (mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên xuất khẩu và bên nhập khẩu thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương); thanh toán xuất khẩu; thanh

toán nhập khẩu; giao dịch hối đoái (Spot, Forward, Swap, Option); dịch vụ chuyển tiền nội địa và nước ngoài; dịch vụ quản lý tiền gửi tập trung; dịch vụ thu hộ…

Một phần của tài liệu HÀ ÁNH NGỌC-1906030254-TCNHK26A (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w