Năm
1. Doanh thu bán hàng
và cung cấp các dịch vụ 144.236.639.089 132.238.350.000 140.113.302.301
2. Các khoản giảm trừ 147.233.000 0 0
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 144.089.406.089 132.238.350.000 140.113.302.301 4. Giá vốn hàng bán 132.763.603.301 120.486.498.541 112.103.406.322 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 11.325.802.788 11.751.851.459 28.009.895.979
6. Doanh thu hoạt động
tài chính 191.809.281 103.883.521 197.700.092
7. Chi phí bán hàng 7.467.802.190 7.437.991.080 8.913.924.710
8. Chi phí tài chính 199.576.798 972.384.213 192.310.102
9.Chi phí quản lý kinh
doanh 3.101.021.734 2.112.002.216 17.886.301.377
10. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh 749.211.347 1.333.357.471 1.215.059.882
11. Thu nhập khác 471.401.210 427.992.010 770.048
12. Chi phí khác 200.138.557 461.008.218 100.393.832 13.Lợi nhuận khác 271.262.653 (33.016.208) (99.623.784) 14. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế 1.020.474.000 1.300.341.263 1.115.436.098 15. Chi phí thuế TNDN
phải nộp 224.504.368 286.188.496 245.396.030
16. Lợi nhuận sau thuế 795.969.632 1.014.152.767 870.040.068
Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán
Theo bảng tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2014-2016 và bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 2014-2016, lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 870.040.068 đồng lớn hơn năm 2014 là 74.070.436 đồng nhưng lại giảm đi so với năm 2015 là 144.112.699 đồng. Để đánh giá hiệu quả của việc quản lý tài chính của công ty TNHH Hải Long thì ta sẽ xem xét lần lượt qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dưới đây:
+Đánh giá chung về kết quả kinh doanh, khả năng sinh lợi của tài sản, nguồn vốn và doanh thu.
Bảng 3.3: Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Hải Long qua tài sản, nguồn vốn và doanh thu
Đơn vị : VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
2014 2015 2016
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (1)
144.236.639.089 132.238.350.000 140.113.302.301
Lợi nhuận sau thuế (2) 795.969.632 1.014.152.767 870.040.068
Tổng tài sản (3) 29.821.344.573 42.883.433.287 40.973.709.783
Tổng nguồn vốn (4) 29.821.344.573 42.883.433.287 40.973.709.783
Vốn chủ sở hữu (5) 4.500.000.000 5.000.000.000 5.000.000.000
Mức lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) = (2) / (1) 0,0055 0,0077 0,0062 Nguồn vốn Sức sản xuất của nguồn vốn = (4) / (1) 4,8367 3,0837 3,4196 Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) = (2) / (5) 0,1769 0,2028 0,1740
Sức sinh lợi của tài sản
(ROA) = (2) / (3) 0,0267 0,0236 0,0212
Nguồn: Báo Cáo Tài Chính
Qua số liệu phân tích ở bảng trên, ta thấy được hiệu quả kinh doanh qua doanh thu, lợi nhuận, tài sản và nguồn vốn.
Hệ số ROS mức lợi nhuận trên doanh thu thuần: Năm 2014, hệ số ROS của công ty là 0,55%, tức là một đồng doanh thu năm 2014 tham gia vào kinh doanh thì được 0,0055 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2015, hệ số ROS của công ty đạt 0,77%,
tăng so với năm 2014 là 0,22%. Nhưng hệ số ROS này đến năm 2016 giảm đi so với năm 2015 là 0,15% còn 0,62%. Trong khi hệ số ROS ngành mà công ty đang hoạt động từ 2014-2016 lần lượt là: 7%, 6% và 6%. Như vậy, hệ số ROS của công ty nhỏ hơn hệ số ROS của ngành. Chứng tỏ, công ty làm ăn không được hiệu quả lắm.
Hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty qua sức sản xuất và sức sinh lời.
Sức sản xuất của nguồn vốn: Năm 2014, công ty có chỉ tiêu về sức sản xuất của nguồn vốn là 4,8367, tức là trong năm 2014 với một đồng vốn bỏ ra kinh doanh tạo ra được 4,8367 đồng doanh thu thuần. Năm 2015, sức sản xuất của nguồn vốn là 3,0837 tức là với một đồng vốn bỏ ra kinh doanh đã tạo ra được 3,837 đồng doanh thu thuần. Do đó, từ 2014-2016, sức sản xuất nguồn vốn giảm. Năm 2016, công ty có sức sản xuất của nguồn vốn là 3,4196. Như vậy, so với năm 2015, sức sản xuất của nguồn vốn công ty tăng lên 0,3359 đồng doanh thu thuần.
Hệ số thu thập trên vốn chủ sở hữu (ROE): Năm 2014, hệ số ROE của công ty là 0,1769 đồng hay 17,69%, tức là với một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra được 0,1769 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số ROE của năm 2015 là 0,2028 đồng, còn của năm 2016 là 0,1740 đồng. Ta thấy, năm 2015 hệ số ROE có tăng 0,0259 đồng hay 2,59% so với năm 2014 do lợi nhuận sau thuế tăng lên. Nhưng năm 2016 hệ số ROE lại giảm đi 0,0288 đồng hay 2,88% do lợi nhuận sau thuế giảm. Trong khi, hệ số ROE của ngành từ 2014-2016 lần lượt là: 10%, 9% và 9%. Chứng tỏ, khả năng sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chưa hiệu quả.
Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản qua hệ số thu nhập trên tổng tài sản ROA hay chính là sức sinh lời của tài sản.
Hệ số thu nhập trên tổng tài sản (ROA): Năm 2014, Hệ số ROA là 0,0267 đồng hay 2,67% nghĩa là với một đồng tài sản bỏ ra kinh doanh tạo ra được 0,0267 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2015, có hệ số ROA là 0,0236 đồng và năm 2016 là 0,0212 đồng. Trong khi, hệ số ROA của ngành năm 2014-2016 là: 5%, 4% và 4%. Ta thấy, công ty vẫn chưa biết cách sử dụng tài sản một cách hiệu quả do hệ số còn quá nhỏ.
Trước tiên, ta sẽ tìm hiểu tình hình chi phí của công ty trong ba năm 2014-2016 qua bảng 3.4, trang 35 dưới đây:
Bảng 3.4: Tổng hợp chi phí của công ty năm 2014-2016
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Giá vốn hàng bán 132.763.603.301 120.486.498.541 112.103.406.322 Chi phí tài chính 199.576.798 972.384.213 192.310.102 Chi phí bán hàng 7.467.802.190 7.437.991.080 8.913.924.710 Chi phí quản lý kinh doanh 3.101.021.734 2.112.002.216 17.886.301.377 Chi phí khác 200.138.557 461.008.218 100.393.832 Tổng chi phí 143.803.266.676 130.975.859.842 138.996.318.727
Nguồn:Báo Cáo Tài Chính
Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng: Năm 2014, có tổng chi phí là 143.803.266.676 đồng. Năm 2015, tổng chi phí giảm đi 12.827.406.834 đồng tức là giảm 8,92% so với năm 2014. Năm 2016, có tổng chi phí là 138.996.318.727 đồng, tăng lên 802.0458.885 đồng tức là tăng lên 6,12% so với năm 2015.
Các cơ chế quản lý chi phí thực hiện thông qua giá mua, giá bán nội bộ do các bên thỏa thuận. Đảm bảo giá bán sản phẩm và dịch vụ của công ty ra thị trường trên quan hệ cung – cầu và đảm bảo cạnh tranh.
Dựa vào thông tin về chi phí của công ty ta thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí qua sức sản xuất và sức sinh lời.
Bảng 3.5: Đánh giá về hiệu quả sử dụng chi phí của công ty 2014-2016
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (1)
144.236.639.089 132.238.350.000 140.113.302.301
Lợi nhuận sau thuế (2) 795.969.632 1.014.152.767 870.040.068
Tổng chi phí (3) 143.803.266.676 130.975.859.842 138.996.318.727
Sức sản xuất của chi
phí = (3) / (1) 1,0030 1,0096 1,0080
Sức sinh lợi của chi phí
Nguồn: Báo Cáo Tài Chính
Sức sản xuất của chi phí: Năm 2014, công ty có sức sản xuất của chi phí là 1,0030 đồng, tức là một đồng chi phí bỏ ra trong kinh doanh tạo ra được 1,0030 đồng doanh thu thuần. Năm 2015, công ty có sức sản xuất của chi phí là 1,0096 đồng và năm 2016 là 1,0080 đồng. Ta thấy, qua ba năm thì sức sản xuất của chi phí có tăng nhưng tăng ít chưa có dấu hiệu công ty sử dụng chi phí hiệu quả.
Sức sinh lợi của chi phí: Sức sinh lợi của chi phí năm 2015 là 0,0077 tức là một đồng chi phí sẽ tạo ra 0,0077 đồng lợi nhuận sau thuế, đã tăng lên 0,0022 so với năm 2014 nhưng vẫn còn quá thấp. Năm 2016, công ty có sức sinh lời của chi phí là 0,0062 tức là giảm so với năm 2015 là 0,00015. Như vậy, công ty chưa kiểm soát chi phí tốt.
+ Đánh giá chỉ tiêu tài chính khác
Bên cạnh các chỉ tiêu trên, để đánh giá hiệu quả quản lý tài chính của công ty còn phải xét thêm những chỉ tiêu khác. Dựa vào các chỉ tiêu này có thể đánh giá được tình hình hiện tại và dự báo tình trạng tài chính trong tương lai.
Công ty thực hiện việc huy động vốn bằng nhiều hình thức, công ty cũng thực hiện xem xét kỹ lưỡng về những ưu điểm, khuyết điểm của từng phương thức vay vốn. Tuy nhiên, với việc kinh doanh của công ty ngày càng phát triển thì việc có một nguồn vốn ổn định là điều rất quan trọng. Đối với nhu cầu vay vốn ngắn hạn, công ty áp dụng phương pháp huy động vốn từ hệ thống ngân hàng. Tuy ngân hàng rất khó tiếp cận nhưng do quy mô của công ty nhỏ nên cũng đã đáp ứng được một phần về vốn vay, giúp ổn định về nguồn vốn của công ty. Ngoài ra, công ty có thực hiện các hình thức huy động vốn khác để không bị lệ thuộc nhiều vào ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết nội lực cũng như sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất, công ty cần quan tâm đến việc tiết giảm các chi phí, tích cực cải tiến công nghệ để có thể nâng cao năng suất, và hiệu quả của công việc, tập trung vào kinh doanh sản phẩm chính, tập trung vào ngành chính vận tải là chủ yếu, đồng thời giảm lệ thuộc vào vay ngân hàng.
Ta xét đến khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ bằng các tài sản của công ty qua hệ số nợ - Chỉ số đòn bẩy tài chính.
Bảng 3.6: Đánh giá chung về khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ bằng tài sản của công ty TNHH Hải Long 2014-2016
Đơn vị : VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng tài sản (1) 29.821.344.573 42.883.433.287 40.973.709.783
Tổng nợ phải trả (2) 25.321.344.573 37.883.433.287 35.973.709.783
Hệ số nợ = (2) / (1) 0,8491 0,8834 0,8779
Nguồn: Báo Cáo Tài Chính
Qua số liệu của bảng 3.6, trang 37, ta nhận thấy: Năm 2014, công ty có hệ số nợ là 0,8491 đồng hay 84,91%. Hệ số nợ năm 2015 là 0,8834 đồng hay 88,34% và của năm 2016 là 0,8779 đồng hay 87,79%. Ta thấy rằng hệ số nợ năm 2015 cao hơn của năm 2014 là 3,43% nhưng năm 2016 có hệ số nợ thấp hơn năm 2015 là 0,55%. Hệ số nợ của công ty trong ba năm tăng lên và hệ số này lớn gần bằng 1. Chứng tỏ, Công ty có khả năng đảm bảo thanh toán nợ bằng tài sản giảm đi, rủi ro cho các khoản vay đang tăng lên.
Bảng 3.7: Đánh giá chung về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty TNHH Hải Long 2014-2016
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tài sản ngắn hạn (1) 20.731.621.200 31.114.794.438 33.732.490.24 2 Hàng tồn kho (2) 17.542.638.160 23.751.327.891 24.448.390.66 3 Nợ ngắn hạn (3) 25.321.344.573 32.652.696.793 28.732.490.24 2
Hệ số thanh toán hiện
thời = (1) / (3) 0,8187 0,9529 1,1740
Hệ số thanh toán nhanh
= [(1) – (2)] / (3) 0,1259 0,2255 0,3231
Nguồn: Báo Cáo Tài Chính
Ta thấy, Hệ số thanh toán hiện thời của công ty các năm 2014, 2015 lần lượt là 0,8187 đồng; 0,9529 đồng các số nhỏ hơn 1, tức là tài chính của công ty chưa được ổn định, gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Nhưng năm 2016, có hệ số thanh toán hiện thời là 1,1740 đồng lớn hơn 1 điều này phản ánh tài chính của công ty đang tốt hơn. Năm 2014-2016, hệ số thanh toán hiện thời của ngành là:
46%, 49% và 45%. Trong khi, hệ số thanh toán hiện thời của công ty 3 năm 2014- 2016 là: 81,87%; 95,29% và 117,4%. Chứng tỏ, công ty có khả năng thanh toán hiện thời tốt, công ty đủ khả năng trả nợ.
Với hệ số thanh toán nhanh của công ty năm 2014, 2015 và 2016 lần lượt là 0,1259 đồng; 0,2255 đồng và 0,3231 đồng. Cho thấy, Để thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn, công ty có thể thanh toán được bằng các tài khoản thanh khoản cao lần lượt qua các năm 2014, 2015 và 2016 là: 12,59%; 22,55% và 32,31%. Trong khi, hệ số thanh toán nhanh của ngành 2014-2016 lần lượt là: 134%, 135% và 133%. Chứng tỏ, khả năng thanh toán nhanh của công ty chưa được tốt.
2.2. Tình hình quản lý nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên lớn nhất. Vì vậy, công tác nhân sự của Công ty TNHH Hải Long luôn được chú trọng thường xuyên. Cơ cấu nhân sự luôn được thay đổi cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh nên Công ty luôn có hướng sắp xếp và phân bố nhân sự phù hợp.
Bảng 3.8: Thống kê số lượng – cơ cấu nguồn nhân lực Công ty (2014- 2016)
Đơn vị tính: Người Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015 so với 2014 2016 so với 2015 Chênh lệch (số lượng) Chênh lệch ( tỷ lệ %) Chênh lệch ( số lượng ) Chênh lệch ( tỷ lệ %) Tổng số lao động 50 75 89 25 50,00 14 18,67
1. Cơ cấu lao động theo giới tính
Nam 35 60 70 25 71,43 10 16,67
Nữ 15 15 19 0 0,00 4 26,67
2. Cơ cấu theo độ tuổi
Dưới 30 20 35 45 15 75,00 10 28,57 Từ 31 đến 40 tuổi 22 35 39 13 59,09 4 11,43 Từ 41 đến 50 tuổi 4 3 3 -1 -25,00 0 0,00 Từ 51 tuổi trở lên 4 2 2 -2 -50,00 0 0,00
3. Cơ cấu theo trình độ Đại học 9 15 18 6 66,67 3 20,00 Cao đẳng, Trung học 31 46 56 15 48,39 10 21,74 Công nhân kỹ thuật 10 14 15 4 40,00 1 7,14
Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán
Tổng số lao động bình quân trong Công ty năm 2015 tăng lên 25 người, chiếm tỷ lệ 50% so với năm 2014, năm 2016 tăng lên 14 người, chiếm tỷ lệ 18,67% so với năm 2015.
- Về cơ cấu lao động theo giới tính
+ Lao động nam năm 2015 tăng lên 25 người, chiếm tỷ lệ 71,43% so với năm 2014, đến năm 2016 thì số lượng lao động nam tăng 10 người, chiếm tỷ lệ 16,67% so với năm 2015.
+ Lao động nữ năm 2015 vẫn giữ nguyên so với năm 2014, đến năm 2016 tăng lên 4 người, chiếm tỷ lệ 26,67% so với năm 2015.
- Về cơ cấu lao động theo độ tuổi
+ Lao động có độ tuổi dưới 30 tuổi: Năm 2015 tăng 15 người, chiếm tỷ lệ 75% so với năm 2014, đến năm 2016 tăng 10 người, chiếm tỷ lệ 28,57% so với năm 2015. + Lao động có độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi: Năm 2015 tăng 13 người, chiếm tỷ lệ 59,09% so với năm 2014, đến năm 2016 tăng 4 người, chiếm 11,43% so với năm 2015.
+ Lao động có độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi: Năm 2015 giảm 1 người, chiếm tỷ lệ 25% so với năm 2014, đến năm 2016 không có gì thay đổi.
+Lao động có tuổi từ 51 trở lên: Năm 2015 giảm 2 người, chiếm tỷ lệ 50% so với năm 2014, đến năm 2016 vẫn giữ nguyên so với năm 2015.
- Về cơ cấu theo trình độ
+Trình độ đại học: Năm 2015 số lao động tăng 6 người, chiếm tỷ lệ 66,67% so với năm 2014, đến năm 2016 tăng 3 người, chiếm tỷ lệ 20% so với năm 2015.
+Trình độ cao đẳng, Trung học: Năm 2015 số lao động tăng 15 người, tăng 48,39% so với năm 2014, đến năm 2016 tăng 10 người, tăng 21,74% so với năm 2015. +Trình độ công nhân kỹ thuật: Năm 2015 tăng 4 người, tăng 40% so với năm 2014, đến năm 2016 tăng 1 người, tăng 7,14% so với năm 2015.
Tình hình quản lý nguồn nhân lực ở công ty Về chế độ làm việc
Chế độ làm việc của các nhân viên tại cơ sở cũng đang được quản lý khá tốt. Cụ thể: Đối với bộ phận quản lý: Làm việc ngày 8 giờ, tuần làm việc 5 ngày, nghỉ vào ngày thứ 7 và chủ nhật, không kể chế độ nghỉ lễ tết mà Nhà nước quy định. Đối với các bộ phận chế biến, sản xuất, bốc dỡ, vận chuyển: Công ty áp dụng chế độ làm việc 3 ca liên tục, thực hiện chế độ đảo ca ngược nghỉ ngày chủ nhật, thứ bảy tùy theo từng cán bộ bộ phận do công việc có thể bố trí được nghỉ hay không. Thời gian nghỉ giữa ca cho cán bộ công nhân viên vào ban ngày là 30 phút/ ca, ban đêm là 45 phút/ ca.Thời gian làm việc chung cho khối sản xuất, chế biến: ca 1: từ 7 giờ đến 15 giờ, ca 2: từ 15 giờ đến 23 giờ, ca 3: từ 23 giờ đến 7 giờ. Đối với các phân xưởng