+ Pha hỗn dịch bào tử: Lấy một vòng que cấy bào tử Streptomyces 40.16
cho vào 10ml nước cất vô trùng, lắc đều tạo hỗn dịch bào tử ở độ pha loãng 10-1
(định ước). Sau đó dùng 1ml hỗn dịch bào tử này pha loãng đến nồng độ 10-6
làm mẫu chứng, 9ml còn lại được đưa vào đĩa petri vô trùng.
Đột biến dưới tác dụng của ánh sáng UV: 9ml hỗn dịch bào tử ở nồng độ 10-1 trong đĩa petri được chiếu ánh sáng UV (λ=254nm) với khoảng cách và thời gian thích hợp (khoảng cách 60cm, thời gian: 5 phút), sau đó lấy ra để chỗ tối 2-3h, rồi dùng pipet vô trùng pha loãng đến nồng độ 10-5.
+ Cấy các bào tử sau đột biến: Dùng Pepit vô trùng hút chính xác 0,1ml mẫu chứng 10-6 và 0,1ml hỗn dịch bào tử đã đột biến ở các nồng độ 10-4, 10-5
cho vào đĩa petri có chứa MT1, sau đó dùng que trang vô trùng dàn đều giọt hỗn dịch bào tử trên bề mặt thạch, mỗi độ pha loãng làm 3 đĩa, các đĩa petri sau
khi cấy ủ ở nhiệt độ 300C trong 6 ngày cho xuất hiện các khuẩn lạc. Đếm các khuẩn lạc, xác định % độ sống sót theo công thức:
- Tiến hành sàng lọc với các khuẩn lạc sau đột biến tương tự như phương pháp chọn lọc ngẫu nhiên.
- Làm song song mẫu chứng.
- % biến đổi hoạt tính được xác định theo công thức:
% biến đổi hoạt tính =
%100 100 x o D Di
Với Di: là đường kính trung bình vòng vô khuẩn thứ i,
o
D : là đường kính trung bình vòng vô khuẩn mẫu chứng.
Sau khi tiến hành đột biến, dựa vào kết quả thu được lựa chọn ra các biến chủng có % biến đổi hoạt tính (+) cao nhất để tiến hành nghiên cứu tiếp theo.