hạn chế trong khả năng học thuật, kiến thức xã hội của nhóm sinh viên năm nhất.
- Tài liệu tham khảo còn hạn chế do chưa tìm được số liệu, bài báo, bài viết có liên quan.
- Tài liệu tham khảo còn gặp những vấn đề của việc thông tin tham khảo chưa chính xác từ nhiều nguồn tin trên mạng.
8. KẾT LUẬN VÀ ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP
Qua tiến hành khảo sát, tính toán và kiểm định các dữ liệu thu thập được trên 30 hộ gia đình tại vùng dân cư huyện Bình Chánh, chúng ta có thể rút ra được những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của Chính sách xoá đói giảm nghèo được tài trợ tại vùng dân cư này. Có các bằng chứng thống kê cho thấy Chính sách tài trợ là không hiệu quả bởi các yếu tố như sau: thu nhập hằng tháng của các hộ gia đình, mức độ kỳ vọng của các hộ gia đình đối với chính sách trước và sau khi nhận được tài trợ, và một số yếu tố khác như Trình độ học vấn, Tình hình việc làm và Tham gia chính sách tín dụng vay vốn của các hộ gia đình.
Trong đó ta có thể thấy thu nhập hằng tháng của các hộ gia đình vẫn còn thấp, số hộ có hoàn cảnh thực sự khó khăn vẫn còn nhiều và vùng dân cư này vẫn còn đủ điều kiện để nhận được tài trợ trong tương lai. Điều này đồng nghĩa rằng chính sách tài trợ
chưa có hiệu quả và mức sống của họ vẫn chưa thực sự tăng lên. Bên cạnh đó, mức độ kỳ vọng đối với chính sách của người dân đã giảm xuống sau khi nhận được tài trợ. Có thể nói tài trợ chưa thực sự đáp ứng được so với mức kỳ vọng của các hộ gia đình. Và các yếu tố khác cũng cung cấp các bằng chứng thống kê để chúng ta có thể rút ra kết luận rằng Chính sách tài trợ đối với vùng dân cư là không hiệu quả.
Vì vậy, chúng ta cần xem xét kỹ lại Chương trình để có thể cải thiện hiệu quả trong tương lai. Chúng ta có thể xem xét một số giải pháp sau để thúc đẩy mức độ hiệu quả của Chính sách:
- Cần tăng cường các hoạt động tham gia chính sách hỗ trợ tín dụng đến các hộ. Tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng vay vốn để bảo đảm hộ có hoàn cảnh khó khăn đều có thể tham gia vay vốn của các tổ chức dịch vụ ... Các đơn vị cung cấp sản phẩm tín dụng vay vốn cần đẩy mạnh công tác cung cấp sản phẩm đến cho khách hàng nhất là các hộ nghèo tại các vùng khó khăn, xa xôi hẻo lánh.
- Chính quyền địa phương cần có các chính sách hỗ trợ tuyên truyền và tập huấn kiến thức kế hoạch hóa gia đình, các kiến thức phổ biến thiết thực cho hộ có hoàn cảnh khó khăn về kỹ thuật gia tăng sản xuất, tìm kiếm việc làm và tạo thu nhập.
- Các nguồn quỹ tín dụng chính sách cho vay tín dụng đối với học sinh, sinh viên: Phải kết hợp triển khai đồng bộ chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho con em hộ nghèo sau khi tốt nghiệp các trường Đại học, trung học, trường nghe và thời gian trả nợ vay phải tính từ sau khi các con hoàn thành xong thời gian thử việc: Cần hướng dẫn hộ nghèo tự lập dự án sản xuất, kinh doanh dù theo nhu cầu, khả năng của họ, trên cơ sở có hỗ trợ việc vay vốn theo dự án đã được lập. Bên cạnh việc hỗ trợ vốn vay, cần phải hỗ trợ việc dạy nghề, tạo việc làm, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, sản xuất, giúp hộ nghèo được vay vốn biết vận dụng động vốn vay dùng mục đích, tăng thu nhập cho chính bản thân họ Cần tăng nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo, số vốn cho vay đủ để đảm bảo hỗ trợ cho việc đầu tư (sản xuất, kinh doanh) của hộ nghèo. Hoặc những chính sách tăng hỗ trợ vốn vay hoặc giảm lãi suất vốn vay tạo động lực cho các hộ nghèo vay vốn, đa dạng hóa nguồn thu nhập hơn.
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO
S.Fritzen (2002). Growth, inequality and the future of poverty reduction in Vietnam,Journal of Asian Economics
J.Pincus, J.Sender (2008). Quantifying pocerty in Vietnam: who counts?,
Journal of Vietnamese Studies
Đinh Thị Quỳnh Giang (2018). Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hoá, Quảng Bình, Luận văn Thạc Sỹ Khoa học Kinh tế, Trường Đại học Huế
Hồ Thuỵ Đình Khanh (2018). Thực hiễn chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn Quận 6, TP.HCM, Luận văn Thạc Sỹ Khoa học Kinh tế, Viện Hàm lâm khoa học xã hội Việt Nam
Nguyễn Hồng Thu (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo thông qua hoạt động tín dụng vi mô tại Bình Dương, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp trường, Trường Đại học Thủ Dầu Một
Nguyễn Lê Phương Hảo (2010). Tình trạng nghèo đói và chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc Sỹ Tài chính, Trường Đại học Tài Chính – Marketing
David R.Anderson (2021), Statistic For Business And Economics, 11th Edition, CENGAGE
PGS.TS. Trần Quốc Toản (2020), Đảng lãnh đạo công cuộc xói đói, giảm nghèo
http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/dang-lanh-dao-cong-cuoc-xoa-doi-giam-ngheo. html?fbclid=IwAR3kPCVrYuXOr5LmhQ_WichE_MPXgpba_VLS4F79p0pUcGW5 WcjMWrcnOcQ
10. PHỤ LỤC : BẢNG CÂU HỎI VÀ KẾT QUẢBảng câu hỏi tìm hiểu Bảng câu hỏi tìm hiểu
“SỰ HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TÀI TRỢCHO VÙNG DÂN CƯ HUYỆN BÌNH CHÁNH, TP.HCM” CHO VÙNG DÂN CƯ HUYỆN BÌNH CHÁNH, TP.HCM”
Xin chào quý Anh/Chị và các bạn, chúng tôi là nhóm sinh viên trực thuộc Khoa Kế toán của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện đề tài “Sự hiệu quả của Chính sách xoá đói giảm nghèo tài trợ cho vùng dân cư huyện Bình Chánh, TP.HCM”. Chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát này nhằm có cái nhìn tổng quát
cũng như có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của Chính sách xoá đói giảm nghèo đang được tài trợ cho các hộ gia đình tại huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Hy vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ quý anh/chị và các bạn. Mong mọi người dành chút thời gian quý báu giúp chúng tôi hoàn thành bảng câu hỏi này nhé!
1. Vui lòng cho chúng tôi biết tên của bạn. Câu trả lời:………(89.23%)
2. Số điện thoại của bạn là gì nhỉ? Câu trả lời:………(95.38%) 3. Giới tính của bạn là :
□Nam(43,08%) □Nữ(54.92%)
4. Thu nhập hằng tháng của gia đình bạn là: Câu trả lời: ………. Đồng/tháng Thu nhập (tr.đ/người/tháng) Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%) 0.7 3 0.1 10 0.8 5 0.1667 16.67 0.9 4 0.1333 13.33 1 2 0.0667 6.667 1.1 4 0.1333 13.33 1.2 4 0.1333 13.33 1.25 3 0.1 10 1.3 4 0.1333 13.33 1.4 1 0.0333 3.333 Tổng 30 1,0 100
5. Mức độ kỳ vọng của bạn đối với Chính sách xoá giảm nghèo đói trước và sau khi nhận được tài trợ (đánh giá trên thang điểm từ 1 – 10)
Câu trả lời: Trước... sau... Thang điểm Trước Tần suất phần
trăm (%)
Sau Tần suất phần trăm (%) 1 0 0 0 0 2 0 0 0 0 3 1 3.33 2 6.67 4 1 3.33 2 6.67 5 2 6.67 5 16.67 6 1 3.33 7 23.33 7 5 16.67 4 13.33 8 8 26.67 3 10 9 5 16.67 4 13.33 10 7 23.33 3 10 Tổng 30 100 30 100
6. Trình độ học vấn hiện tại của bạn □Tốt nghiệp cấp 1 (5/5) (36.67%) □Tốt nghiệp cấp 2 (9/9) (46.67%) □Tốt nghiệp cấp 3 (12/12) (10%) □Không biết chữ (6.67%)
□Khác: ………
7. Tình hình việc làm của bạn hiện tại □Có việc (33.33%)
□Không có việc làm (66.67%) □Khác: ………
8. Bạn có tham gia chính sách tín dụng vay vốn không? □Có (43.33%)
□Không (56.67%)
9. Lý do bạn không tham gia Chính sách tín dụng vay vốn là: □Không có nhu cầu (5.88%)
□Không biết thông tin (47.06%) □Vay không trả được nợ (35.29%) □Khác: ………(11.76%)
Xin được một lần nữa cảm ơn bạn vì sự hợp tác !