- Khung cảnh kinh tế: tình hình kinh tế và thời cơ kinh doanh ảnh hưởng lớn
đến quản lý nhân sự. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển, nhu cầu nhân lực có thể tăng và ngược lại. Khi có biến động về kinh tế thì doanh nghiệp phải điều chỉnh các hoạt động để có thể thích nghi và phát triển tốt nhất. Cần duy trì lực lượng lao động
có kỹ năng cao để khi có cơ hội mới sẽ sẵn sàng tiếp tục mở rộng kinh doanh. Hoặc
nếu chuyển hướng kinh doanh sang mặt hàng mới, cần đào tạo lại công nhân viên. Doanh nghiệp một mặt phải duy trì các lao động có tay nghề, mặt khác, để giảm chi phí lao động, phải cân nhắc việc giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi.
-Dân số, lực lượng lao động: tình hình phát triển dân số với lực lượng lao
động tăng đòi hỏi phải tạo thêm nhiều việc làm mới; ngược lại sẽ làm lão hóa đội ngũ lao động trong Bệnh viện và khan hiếm nhân sự.
- Luật pháp cũng ảnh hưởng đến quản trị nhân sự, ràng buộc các doanh
nghiệp trong tuyển dụng, đãi ngộ người lao động, đòi hỏi giải quyết tốt mối quan hệ về lao động.
-Văn hoá - xã hội: đặc thù văn hóa - xã hội của mỗi nước, mỗi vùng ảnh
hưởng không nhỏ đến quản trị nhân sự với nấc thang giá trị khác nhau, về giới tính,
đẳng cấp...
- Khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển đặt ra nhiều thách thức về quản trị
nhân sự; đòi hỏi tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp, sắp xếp lại lực lượng lao động và thu hút nhân sự mới có kỹ năng cao. Khi công nghệ được cải tiến,
bản chất của công việc trở nên phức tạp hơn, vì vậy nhu cầu của doanh nghiệp đối với lao động có kỹ năng đặc biệt sẽ tăng lên. Tuy nhiên doanh nghiệp thường phải đương đầu với sự thiếu hụt lao động kỹ thuật cao do sự chậm chạp trong đào tạo nhân viên quen với kỹ thuật mới. Bởi sự đào tạo thường diễn ra sau và chậm hơn so với sự đổi mới về kỹ thuật và công nghệ.
- Các cơ quan chính quyền cùng các đoàn thể có ảnh hưởng đến quản trị nhân
sự về những vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ lao động và xã hội (quan hệ về lao động, giải quyết các khiếu nại và tranh chấp về lao động).
- Khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp: quản lý nhân viên
phục vụ khách hàng tốt là ưu tiên hàng đầu. Không có khách hàng tức là không có
việc làm, doanh thu quyết định tiền lương và phúc lợi. Phải bố trí nhân viên đúng để
có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
-Đối thủ cạnh tranh: là sự cạnh tranh về tài nguyên nhân sự; doanh nghiệp
phải biết thu hút, duy trì và phát triển lực lượng lao động, không để mất nhân tài vào tay đối thủ.
-Sức ép của cạnh tranh toàn cầu sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu tương lai của tổ
chức về nhân lực. Giảm quy mô và thiết kế lại công việc là những biện pháp thông thường được sử dụng để giảm giá thành sản phẩm. Những biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu nhân lực của tổ chức.