Tự giới thiệu bản thân

Một phần của tài liệu Chương 2 các kỹ năng giao tiếp cơ bản (Trang 27 - 29)

Trong giới thiệu cũng phải tuân theo nguyên tắc: Người phải tự giới thiệu mình trước là: đàn ông với phụ nữ, trẻ với già và nhân viên phải giới thiệu với sếp trước.

Ngoài tên gọi, khi tự giới thiệu mình bạn có thể giới thiệu kèm theo lên công ty, cơ quan công tác hay mục đích bạn gặp đối tác và các yêu tố khác phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Tốt nhất là nên để người khác giới thiệu bạn , nếu bạn buộc long tự giới thiệu thì phải làm sao để mọi người không xem đó là một sự quấy rầy.

Khi đối tác đã tự giới thiệu, bạn bắt buộc phải tự giới thiệu lại. Đối tác tự giới thiệu những yếu tố như thế nào bạn cũng nên đáp trả lại tương tự.

Không có lý do chính đáng thì không tự giới thiệu. Người ta có thể tự giới thiệu mình hoặc nhờ người khác giới thiệu mình với ai đó vì việc quan trọng chứ không bao giờ vì chuyện vật vãnh như mồi thuốc, hỏi đường…

7.3. Kỹ năng gây thiện cảm trong giao tiếp

7.3.1. Gây thiện cảm với người khác

− Hãy thành thật chú ý tới người khác. Nếu bạn sốt sắng thành thật quan tâm tới người khác thì chỉ trong vòng hai tháng thì sẽ có nhiều bạn thân hơn là hai năm gắng công bắt người khác quan tâm tới các bạn.

− Hãy giữ nụ cười trên môi. Một nụ cười không làm nghèo người phát nó như làm giàu người nhận nó. Trong kinh doanh hãy nhớ rằng “Người nào không biết mỉm cười, đừng nên mở tiệm’’.

− Hãy nhớ tên người đối thoại. Người ta cho cái tên của mình là một âm thanh êm đềm nhất quan trọng nhất trong các âm thanh.

− Hãy biết lắng nghe người khác nói và khuyến khích họ nói về họ. Muốn được người khác chứ ý tới, trước hết trước hết phải biết chứ ý tới người. Hãy đặt những câu hỏi mà người ta thích thú trả lời.

− Thành thật làm cho họ thấy sự quan trọng của họ. Luôn luôn phải làm cho người khác cảm thấy sự quan trọng của họ.

7.3.2. Kỹ năng làm cho người khác nghe mình

− Đừng ham tranh luận. Hãy để khách hàng, bạn bè, người yêu, bạn trăm năm của ta thắng ta trong những cuộc tranh luận nho nhỏ mà không thể tránh được.

− Hãy trọng ý kiến người khác, đừng bao giờ bảo họ lầm. Muốn thuyết phục người khác, phải lập luận một cách chắc chắn đừng cho người ta nhận thấy chủ ý của bạn, phải khéo léo lắm, tế nhị lắm. Đừng cho người ta đoán được bạn muốn chứng minh bạn đúng còn họ thì sai.

− Nếu bạn lầm lỗi, hãy nhận lỗi ngay. Nếu phản kháng lại thì có được cũng không tốt. Còn cứ nhịn đi thì được nhiều hơn cái mình muốn có.

− Hãy để người ta nói cho thỏa thích. Phải cho người ta rút bầu tâm sự của họ ra, đừng ngọt lời họ mà hãy khuyến khích cho họ bày tỏ hết tư tưởng sâu kín của họ ra, sau đó họ mới chịu nghe bạn.

− Hãy thành thật xem xét quan điểm của người khác. Hãy tự đặt mình vào địa vị để suy xét quan điểm của họ.

− Hãy tỏ ra bạn có nhiều thiện cảm với những ý tưởng cùng ước vọng của họ. Câu thần chú để ngăn các cuộc cãi lội, làm tan bất bình, gây thiện cảm là ”Tôi không tránh ông một chút nào hết. Nếu ở địa vị ông, chắc chắn tôi cũng làm như vậy’’.

− Hãy thách đố họ, khêu gợi tức khí của họ. Muốn có kết quả bạn phải khuyến khích lòng ganh đua, không phải là lòng ganh đua tự tiện để kiếm tiền, mà là lòng ganh đua cao thượng hơn, lòng muốn mỗi ngày mỗi tiến, chẳng những thắng người mà thắng cả chính mình nữa.

7.3.3. Kỹ năng sửa tính người khác

− Trước khi phê bình hãy tặng cho họ vài lời khen. Hãy nhớ rằng trước khi cạo râu cần thoa một lớp xoa bóp cho đỡ rát.

− Trước khi chỉ trích ai, bạn hãy tự thú nhận những khuyết điểm của mình. Nếu ta khiêm tốn nhận trước rằng ta cũng chẳng hoàn hảo gì rồi mới trách kẻ khác, thì kẻ đó không thấy khó chịu lắm.

− Đừng ra lệnh, mà hãy dùng câu hỏi để khuyên bảo người khác.

− Khi phê bình hãy giữ thể diện cho người khác.

− Hãy thành thật công nhận những tiến bộ của họ, khen ngợi những tiến bộ nhỏ nhất của họ để khuyến khích họ trở thành tốt hơn.

Một phần của tài liệu Chương 2 các kỹ năng giao tiếp cơ bản (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w