TÓM TẮT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ về THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM xã hội tại NGÂN HÀNG (Trang 25 - 29)

Ở chương 3 này, tác giả đã tiến hành phân tích về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và đánh giá những thành công cũng như những mặt hạn chế mà SHB còn gặp phải. Tiêu biểu là SHB đã thành công tạo công ăn

gia nổi trội trong các hoạt động vì cộng đồng, đặc biệt là giai đoạn Covid – 19 khó khăn, với rất nhiều gói cứu trợ lên tới hàng nghìn tỉ đồng,… Bên cạnh đó, SHB cũng còn nhiều bất cập cần phê bình về sự tuân thủ luật pháp, thực hiện đạo đức với người tiêu dùng,…

KẾT LUẬN

Như vậy, sau khi nhìn lại xuyên suốt bài báo cáo từ chương 1 tới chương 3, chúng ta thấy được rằng, mỗi phần của bài báo cáo đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau, từ cơ sở lý luận, thông tin doanh nghiệp cho đến việc các doanh nghiệp thực tế thực hiện các nghĩa vụ trong trách nghiệm xã hội như thế nào.

Nếu như ở chương 1 tác giả đã hệ thống và tổng hợp khái quát về cơ sở lý luận của trách nhiệm xã hội ( bao gồm: khái niệm, vai trò và 4 nghĩa vụ về trách nhiệm xã hội), điều này sẽ giúp người đọc nắm rõ hơn, hiểu rõ hơn, thế nào là trách nhiệm xã hội, thực hiện trách nhiệm xã hội có vai trò như thế nào và doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua những tiêu chí nào,…

Tiếp đến, ở chương 2, tác giả đã hệ thống và giới thiệu qua các thông của doanh nghiệp SHB như có trụ sở chính ở Hà Nội, kinh doanh dưới loại hình ngân hàng thương mại cổ phần, được hình thành năm 1993, có lịch sử hình thành, phát triển xuyên suốt 28 năm với các sản phẩm đa dạng như: tiền gửi ngân hàng, vay vốn, thanh toán tín dụng,… và chủ tịch Hội Đồng Quản Trị đương nhiệm là ông Đỗ Quang Hiển. Vậy thì với quy mô và tầm cỡ như vậy, liệu SHB có thực hiện tốt các nghĩa vụ của doanh nghiệp? Nếu có thì thực hiện tốt như thế nào? Nếu không thì SHB còn hạn chế ở đâu, điều này đã được tác giả phân tích rất rõ ở chương 3.

Qua chương 3 ta thấy rằng, nhìn chung, SHB đã khá thành công trong việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp mình như: tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động, chấp hành khá tốt việc tuân thủ luật pháp, tham gia nổi trội trong các hoạt động vì cộng đồng, đặc biệt là giai đoạn Covid – 19 khó khăn, với rất nhiều gói cứu trợ lên tới hàng nghìn tỉ đồng,… Bên cạnh đó, SHB cũng còn nhiều bất cập cần phê bình khi mà chưa thật sự tuân thủ tốt luật pháp, thực hiện đạo đức với người tiêu dùng còn chưa triệt để, lơ là,….

Tất nhiên, giống như con người không ai là hoàn mĩ và doanh nghiệp cũng vậy, thật khó có doanh nghiệp nào dám đứng lên khẳng định rằng doanh nghiệp của mình là hoàn

không thể phủ nhận những đóng góp lớn lao của SHB đến đất nước, người lao động, người tiêu dùng,… đặc biệt là hành động chung tay hỗ trợ đồng bào, y bác sĩ hàng nghìn tỉ cùng hàng nghìn que test Covid – 19, góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đây là những hành động đáng khen ngợi, mong rằng SHB sẽ tiếp tục phát triển những hành động đã và đang làm tốt, cùng với đó là hạn chế những tiêu cực không nên có, từ đó mà càng ngày càng phát triển không ngừng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ về THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM xã hội tại NGÂN HÀNG (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w