Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển công chức huyện Đắk Glong,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông (Trang 41 - 54)

Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.2.1. Tổng quan về đội ngũ công chức huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.2.1.1. Về số lượng cán bộ, công chức

Đắk Glong là huyện mới thành lập theo Nghị định số: 82/2005/NĐ-CP ngày 27/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đắk Nông với diện tích tự nhiên là 144.875,46 ha. Huyện Đắk Glong có vị trí quan trọng cả về kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh – quốc phòng. Là huyện rộng lớn nhất trong các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Đắk Nông, Đắk Glong có 07 đơn vị hành chính, gồm 07 xã (Đắk Plao, Quảng Khê, Đắk Som, Đắk Ha, Quảng Sơn, Đắk R’Măng, Quảng Hòa), có 58 thôn, buôn (trong đó có 50 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ). Với đặc điểm là địa bàn rộng, trong khi dân cư lại khá thưa thớt, hơn nữa xuất phát điểm của huyện lại thấp nên gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Tính đến năm 2020, dân số trung bình của huyện Đắk Glong là 70.450 người [52].

Qua hơn 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa VIII về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, nhờ chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng mà đến nay, đội ngũ CB,CC của huyện Đắk Glong đã không ngừng trưởng thành về số lượng và chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ LLCT, quản lý nhà nước cũng được cải thiện, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần bảo đảm về quốc phòng, an ninh.

34

Theo số liệu báo cáo của UBND huyện Đắk Glong, tính đến ngày 01/05/2021, tổng số CB,CC của toàn huyện là 341 người (bảng 2.1) và được phân bố cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp số lượng CB,CC huyện Đắk Glong

TT Đơn vị Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Cấp huyện 72 21.1

2 Các đơn vị sự nghiệp công lập 40 11.7

3 Cấp xã 150 44

4 Đơn vị, trường học trực thuộc 79 23.2

Tổng số CB,CC 341 100%

Nguồn: Số liệu báo cáo của UBND huyện Đắk Glong, ngày 01/05/2021

Thời gian qua, huyện Đắk Glong đặc biệt chú trọng thực hiện chính sách phát triển đội ngũ công chức, đồng thời, huyện đã triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, quy định, hướng dẫn về công tác cán bộ như: đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm; phân cấp quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và các chính sách về CB,CC. Nhờ vậy, đội ngũ công chức huyện Đắk Glong đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, đội ngũ CB,CC đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh về mọi mặt, bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2.2.1.2. Cơ cấu theo giới tính/ độ tuổi/ dân tộc

Đội ngũ CB,CC huyện Đắk Glong cơ cấu theo giới tính, lứa tuổi và dân tộc được thể hiện như sau (bảng 2.2):

Bảng 2.2: Tổng hợp theo cơ cấu giới tính và độ tuổi, dân tộc

TT Cơ cấu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Theo giới tính

1 Nam 213 62.5

2 Nữ 128 37,5

Tổng số CB,CC 341 100%

35 1 Dưới 30 9 2.6 2 Từ 30 – 50 308 90,3 3 Trên 50 24 7,1 Tổng số CB,CC 341 100% Theo dân tộc 1 Kinh 266 78 2 Dân tộc thiểu số 75 22 Tổng số CB,CC 341 100%

Nguồn: Số liệu báo cáo của UBND huyện Đắk Glong, ngày 01/05/2021

Thông qua cơ cấu CB,CC huyện Đắk Glong (bảng 2.2), cho thấy tỷ lệ nam giới (chiếm 62.5%) cao gần gấp đôi so với tỷ lệ nữ giới (chiếm 37.5%). Điều này cho thấy, cơ cấu đội ngũ CB,CC huyện Đắk Glong đang ở tình trạng mất cân đối. Do đó, thời gian tới, huyện Đắk Glong cần có chính sách điều chỉnh, bổ nhiệm và tăng tỷ lệ nữ giới tham chính, góp phần thực hiện chính sách bình đẳng giới trên địa bàn huyện. Cơ cấu về độ tuổi cho thấy, hiện nay, số lượng CB,CC huyện Đắk Glong có độ tuổi trung bình từ 30 – 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (90,3%) và thấp nhất là độ tuổi dưới 30 tuổi (chỉ chiếm 2.6%), trong khi độ tuổi trên 50 tuổi là 7.1%. Như vậy, với cơ cấu về độ tuổi như vậy cũng khá hợp lý, có sự kế thừa giữa sức trẻ, kinh nghiệm và thâm niên công tác. Tuy nhiên, tỷ lệ CB,CC dưới 30 tuổi là quá ít, do vậy, cần làm tốt công tác tuyển dụng, đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ này. Đồng thời, cũng cần khai thác, vận dụng những kinh nghiệm thực tiễn giải quyết công việc của đội ngũ CB,CC trên 50 tuổi và có chính sách bồi dưỡng kỹ năng cũng như tiến hành quy hoạch cán bộ nguồn cho đội ngũ từ 30 – 50 tuổi trong thời gian tới.

Về cơ cấu đội ngũ CB,CC huyện Đắk Glong theo dân tộc, cũng đang trong tình trạng mất cân đối giữa số lượng CB,CC là dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số

(biểu đồ 2.1). Do vậy, trong thời gian tới, huyện Đắk Glong phải có chính sách hỗ

trợ, bổ sung và đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ CB,CC là dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

36

Biều đồ 2.1: Cơ cấu theo dân tộc

Nguồn: Số liệu báo cáo của UBND huyện Đắk Glong, ngày 01/05/2021 2.2.1.3. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Từ tổng hợp về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CB,CC (bảng 2.3) cho thấy, trình độ chuyên môn của đội ngũ CB,CC huyện Đắk Glong ngày càng được nâng lên, góp phần đảm bảo thực thi tốt nhiệm vụ của từng vị trí, chức năng, nhiệm vụ và theo quy hoạch. Đại đa số đội ngũ cán bộ công chức đều đạt trình độ đào tạo Đại học, chiếm 87.7%. Đây thực sự là một minh chứng cho chất lượng của đội ngũ CB,CC huyện Đắk Glong được nâng lên so với thời kỳ mới thành lập huyện. Tuy nhiên, tỷ lệ trình độ Thạc sĩ vẫn còn rất hạn chế, chỉ chiếm 4.7% dù đã chú trọng đào tạo trong những năm gần đây; tỷ lệ CB,CC có trình độ cao đẳng, trung cấp tuy vẫn còn ít nhưng cần được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng trong những năm tới để đạt chuẩn so với quy định, nhất là đối với đội ngũ CB,CC cấp xã. Đồng thời, vẫn còn 0.9% CB,CC chưa có bằng cấp. Đây là một hạn chế đối với quá trình thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CB,CC tại huyện Đắk Glong. Do đó, thời gian tới, huyện Đắk Glong cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các chính sách phát triển đội ngũ CB,CC nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

78% 22%

Dân tộc Kinh Dân tộc thiểu số

37

Bảng 2.3: Tổng hợp theo Trình đô chuyên môn

TT Trình độ chuyên môn Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Thạc sĩ 16 4.7 2 Đại học 299 87.7 2 Cao đẳng 11 3.2 4 Trung cấp 12 3.5 5 Còn lại 3 0.9 Tổng số CB,CC 341 100%

Nguồn: Số liệu báo cáo của UBND huyện Đắk Glong, ngày 01/05/2021 2.2.1.4. Về trình độ Lý luận chính trị, Quản lý nhà nước

Trong những năm qua, huyện Đắk Glong đã tập trung nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ CB,CC nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tính kế thừa, liên tục; tập trung cải cách hành chính, chú trọng cải cách thủ tục hành chính bảo đảm thông suốt, đúng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức và cá nhân. Tỷ lệ đạt trình độ trung cấp LLCT là cao nhất (chiếm 67.7%), bởi đại đa số CB,CC của huyện đều trong độ tuổi quy định, có thâm niên công tác lâu năm. Tuy nhiên, tỷ lệ CB,CC có trình độ LLCT cao cấp còn thấp, chiếm 10% và đến thời điểm hiện tại, vẫn còn 12% CB,CC huyện Đắk Glong chưa qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng LLCT. Do đó, thời gian tới, huyện Đắk Glong cần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ CB,CC đáp ứng các chuẩn của CB,CC.

Bảng 2.4: Tổng hợp theo Trình độ LLCT và Quản lý nhà nước TT Trình độ đào tạo Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Trình độ LLCT

1 Cử nhân 0 0

2 Cao cấp 34 10

3 Trung cấp 231 67.7

4 Sơ cấp 35 10.3

38

Tổng số CB,CC 341 100%

Trình độ Quản lý Nhà nước

1 Chuyên viên cao cấp 01 0.3

2 Chuyên viên chính 16 4.7

3 Chuyên viên 181 53

4 Thanh tra viên 4 1.2

5 Còn lại 139 40.8

Tổng số CB,CC 341 100%

Nguồn: Số liệu báo cáo của UBND huyện Đắk Glong, ngày 01/05/2021

Về trình độ Quản lý Nhà nước (bảng 2.4) cho thấy, trình độ Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính tại huyện Đắk Glong là rất hạn chế, toàn huyện chỉ chỉ có 01 chuyên viên cao cấp (chiếm 0.3%) và 16 chuyên viên chính (chiếm 4.7%). Vì vậy, thời gian tới, cần có sự quan tâm sát sao nhằm tăng số lượng chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính trong đội ngũ CB,CC.

Số lượng CB,CC đạt trình độ Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên tương đối cao, chiếm 53% nhưng vẫn hạn chế so với CB,CC đạt trình độ ngạch cán sự; hơn nữa, tỷ lệ CB,CC chưa qua đào tạo, bồi dưỡng trình độ Quản lý nhà nước còn ở mức cao, chiếm 40.8%. Do đó, huyện Đắk Glong cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ Quản lý nhà nước cho đội ngũ CB,CC này và chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính.

2.2.1.5. Về trình độ ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc

Về trình độ Tin học (bảng 2.5) cho thấy, chưa có CB,CC đạt trình độ cử nhân tin học, trình độ cao đẳng tin học có 01 CB,CC (chiếm 0.3%). Số lượng CB,CC có chứng chỉ (A,B,C) rất cao, chiếm 98.2%, số còn lại là CB,CC chưa có chứng chỉ Tin học, chiếm 1.5%. Chính vì thế, huyện Đắk Glong cần có kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng trình độ Tin học đối với số CB,CC chưa qua đào tạo nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc.

39

Bảng 2.5: Tổng hợp theo Trình độ Tin học, Ngoại ngữ và tiếng Dân tộc TT Trình độ đào tạo Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Tin học 1 Cử nhân 0 0 2 Cao đẳng 01 0.3 3 Có chứng chỉ (A/B/C) 335 98.2 4 Chưa có chứng chỉ 5 1.5 Tổng số CB,CC 341 100% Ngoại ngữ 1 Cử nhân 0 0 2 Có chứng chỉ (A/B/C) 336 98.5 3 Chưa có chứng chỉ 5 1.5 Tổng số CB,CC 341 100% Tiếng Dân tộc 1 M’Nông, Mạ, Mông 95 27.9 2 Chưa có chứng chỉ 246 72.1 Tổng số CB,CC 341 100%

Nguồn: Số liệu báo cáo của UBND huyện Đắk Glong, ngày 01/05/2021

Về trình độ ngoại ngữ (bảng 2.5) cho thấy, chưa có CB,CC đạt trình độ cử nhân ngoại ngữ. Tỷ lệ CB,CC có chứng chỉ Ngoại ngữ (A,B,C) rất cao, chiếm 98.5%, trong đó, có 01 CB,CC đạt chứng chỉ Ngoại ngữ IELTS 5.5. Ngoài ra, số lượng CB,CC chưa có chứng chỉ Ngoại ngữ là 1.5%. Vì vậy, huyện Đắk Glong cần quan tâm hơn nữa, có chính sách đào tạo, bồi dưỡng về trình độ Ngoại ngữ cho đội ngũ CB,CC nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập, đặc biệt là yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Về trình độ tiếng Dân tộc (bảng 2.5) cho thấy, tỷ lệ CB,CC có trình độ tiếng Dân tộc khá thấp, chiếm 27.9%, còn lại 72.1% CB,CC chưa được đào tạo, bồi dưỡng về tiếng Dân tộc. Đây là một hạn chế, bởi cư dân huyện Đắk Glong chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, để thuận tiện cho công việc, thì đòi hỏi đội ngũ CB,CC phải biết

40

tiếng địa phương. Hơn nữa, 22% CB,CC huyện Đắk Glong là người dân tộc thiểu số, nên tỷ lệ 27.9% CB,CC biết tiếng dân tộc thì trong đó đã bao gồm những CB,CC là người dân tộc thiểu số chiếm đa số. Do vậy, huyện Đắk Glong cần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng Dân tộc cho đội ngũ CB,CC nhằm đáp ứng tốt hơn thực tiễn thực thi công vụ.

Như vậy, sau 15 năm thành lập huyện Đắk Glong, đội ngũ CB,CC đã có sự

chuyển biến cả về số lượng và chất lượng. Điều này chứng tỏ, các cấp chính quyền huyện Đắk Glong đã rất chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB,CC nhằm tạo ra đội ngũ công chức có thể đảm đương được nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, số lượng CB,CC huyện Đắk Glong hiện nay vẫn còn hạn chế, chất lượng chưa được nâng cao, điều này được thể hiện ở trình độ chuyên môn, trình độ LLCT, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ và đặc biệt là trình độ tiếng Dân tộc của CB,CC còn rất nhiều hạn chế. Do đó, thực thi chính sách phát triển đội ngũ công chức huyện Đắk Glong hiện nay và trong thời gian tới là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn nhằm tạo ra đội ngũ CB,CC đủ về số lượng và nâng cao về chất lượng đáp ứng được yêu cầu thực thi công vụ.

2.2.2. Kết quả thực hiện chính sách phát triển công chức huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.2.2.1. Về xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo

Trong những năm qua, tỉnh ủy Đắk Nông đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB,CC toàn tỉnh, nhiều cơ chế, chính sách được sửa đổi, bổ sung kịp thời đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của địa phương. Quán triệt các chương trình, kế hoạch của tỉnh Đăk Nông, trước yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ huyện Đắk Glong đã đặc biệt chú trọng thực hiện chính sách phát triển đội ngũ công chức, tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, LLCT, quản lý nhà nước cho đội ngũ CB,CC. Qua đó đã góp phần nâng cao năng lực xây dựng, triển khai và lãnh đạo thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các chương trình, dự án có hiệu quả, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

41

Huyện ủy Đắk Glong cũng đã chỉ đạo cấp ủy các ban ngành, đoàn thể, cấp ủy các cấp bám sát các văn bản trong lãnh đạo, triển khai thực hiện về công tác cán bộ. Nhận thức rõ những khó khăn, thách thức trên con đường xây dựng, phát triển của địa phương, Đảng bộ huyện đã xác định một trong những khâu đột phá là công tác cán bộ, xây dựng và phát triển đội ngũ CB,CC. Do đó, hằng năm, UBND huyện Đắk Glong đã ban hành các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, mở các khóa đào tạo đảm bảo quy định.

Đảng bộ huyện Đắk Glong cũng đã tập trung quán triệt, triển khai và chỉ đạo sâu sát quá trình thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 3, khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước; các nghị quyết, quyết định của Tỉnh ủy, chính quyền tỉnh Đăk

Nông; về tiêu chuẩn chức danh cán bộ; các chính sách phát triển nguồn nhân lực; quy chế đào tạo, bồi dưỡng CB,CC,... Huyện ủy Đăk Glong đã ban hành Nghị quyết số 04- NQ/HU, ngày 7/8/2006 về việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp xã,

thị trấn giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015; HĐND huyện Đăk Glong

đã ban hành Nghị quyết số 11/2010/NQ-HĐND ngày 13/1/2010 về đào tạo bồi dưỡng

CB,CC. Huyện ủy Đăk Glong cũng đã ban hành nhiều kế hoạch nhằm xây dựng và phát

triển đội ngũ công chức như: Kế hoạch số 26-KH/HU, ngày 4/3/2013, về đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, giai đoạn 2013-2015; Kế hoạch số 49-KH/HU, ngày

23/7/2015 về thực hiện Đề án củng cố và nâng cao chất lượng CB,CC xã, phường, thị

trấn giai đoạn 2014-2021; Kế hoạch số 10-KH/HU, ngày 31/5/2016 về đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2016-2020.

Như vậy, có thể thấy, các cấp chính quyền của huyện Đắk Glong đã đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CB,CC. Các nghị quyết, kế hoạch được ban hành đã thể hiện rõ nhận thức đúng đắn của huyện Đắk Glong về

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông (Trang 41 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)