Lý thuyết về sự đánh đổi trong cấu trúc vốn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) tác động của biến động dòng tiền đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 36 - 38)

Theo Baxter (1967), các DN lựa chọn CTV dựa trên cân bằng giữa những lợi ích của việc vay nợ (chủ yếu tiết kiệm thuế), và những chi phí của việc vay mượn (trong đó có chi phí phá sản). Điều này hàm ý rằng tồn tại một CTV mục tiêu để gia tăng một cách tối đa hoá giá trị DN. Sự tồn tại của CTV mục tiêu khiến cho bất kỳ một sự biến động nào làm cho CTV mục tiêu thay đổi đều được điều chỉnh. Do đó, khi các DN gặp rủi ro cao sẽ lựa chọn mức nợ thấp hơn. Dựa trên quan điểm này của

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

22

Baxter (1967) có thể giải thích ảnh hưởng của BĐDT tới CTV như sau: BĐDT tăng cao sẽ khiến DN gia tăng rủi ro liên quan đến các chi phí kiệt quệ tài chính, chi phí phá sản. Khi đó, chi phí phá sản cao sẽ hạn chế các DN sử dụng nợ đến mức nợ mục tiêu. Bởi lúc này, mức lãi suất của các khoản vay nợ có thể bắt đầu tăng lên nhanh chóng khi CTV trở nên rủi ro hơn (Baxter, 1967). Do đó, trong điều kiện như nhau, một DN có dòng tiền tương đối biến động sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản cao hơn và sẽ sử dụng nợ ít hơn so với các DN ổn định dòng tiền. Ngoài ra, DN có BĐDT cao dẫn có tài sản thanh khoản kém cũng hạn chế sử dụng ĐBTC (Brigham and Ehrhardt, 2013). Tựu chung lại, DN không đảm bảo được ổn định dòng tiền sẽ sử dụng ít nợ.

Tiếp theo đó, Kraus and Litzenberger (1973) kế thừa ý tưởng của Baxter (1967), lần đầu tiên đề xuất lý thuyết đánh đổi về nguồn vốn nhằm giúp quản lý tài chính trong DN. Nội dung cơ bản của lý thuyết này là cơ cấu nguồn vốn tối ưu được cân nhắc trong việc đánh đổi giữa lợi ích đem lại và chi phí có thể phải mất đi khi sử dụng vay nợ bên ngoài để đạt được mục tiêu gia tăng giá trị DN một cách tối đa. Lợi ích của vay nợ là tiết kiệm được chi phí thuế nhờ vào phần chi phí lãi vay. Chi phí của vay nợ chính là những nguy cơ về kiệt quệ tài chính, bao gồm chi phí của các hoạt động pháp lý trong quá trình giải quyết phá sản, chi phí cho việc điều hành DN trong quá trình chờ phá sản, chi phí do bị mất khách hàng, mất nguồn cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm, và các chi phí đại diện khác. Vì vậy, cần xác định điểm cân bằng với mỗi giá trị nợ tăng thêm lợi ích lá chắn thuế tương ứng với sự tăng thêm của chi phí kiệt quệ tài chính dự tính trong các điều kiện khác của DN không thay đổi. Dựa trên tư tưởng của Kraus and Litzenberger (1973), có thể giải thích về ảnh hưởng BĐDT đến CTV như sau: khi BĐDT tăng cao khiến DN thiếu hụt tiền mặt tạm thời để chi trả những chi phí phát sinh như đề cập ở trên, dẫn đến sự tăng lên của chi phí kiệt quệ tài chính tiềm ẩn từ nợ có thể cao hơn lợi ích từ lá chắn thuế do lãi vay tạo ra. Khi đó, sử dụng nợ sẽ làm tăng chi phí nhiều hơn so với phần lợi ích nhận được. Trong bối cảnh đó, DN sẽ giảm nợ vay để duy trì CTV mục tiêu, cân bằng giữa chi phí và lá chắn thuế (Kraus and Litzenberger, 1973).

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

23

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) tác động của biến động dòng tiền đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 36 - 38)