Nghĩa của tiêu chuẩn về khóa bí mật

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu một số giải pháp đảm bảo an toàn và hiệu quả cho lược đồ chữ ký số kiểu EC schnorr (Trang 101 - 102)

Như đã trình bày ở mục 3.2, tất cả các chuẩn đối với hệ mật Elliptic hoặc lược đồ chữ ký số dựa trên đường cong elliptic đưa ra đều có các điểm chung về điều kiện cấp của đường cong và cấp của nhóm điểm (cấp của đường cong phải có ước nguyên tố lớn 𝑛 và độ lớn theo bit của 𝑛 đảm bảo tính khó giải của bài toán ECDLP. Điểm chung tiếp theo là tiêu chuẩn để chống lại những tấn công hiệu quả, phổ quát đối với hệ mật Elliptic, bao gồm tấn công MOV, tấn công kiểu đường cong bất quy tắc và siêu kỳ dị.

Qua khảo sát, chỉ có duy nhất 2 chuẩn trên thế giới (ISO và SEC1v2 của Certicom) có tiêu chuẩn liên quan đến khóa bí mật, đó là yêu cầu về phân rã 𝑛 = ±1 của cấp nhóm. Bản chất ở đây liên quan đến kiểu tấn công đối với khóa bí mật dựa trên giả thuyết Diffie-Hellman mạnh, cái mà phụ thuộc vào phân rã của 𝑛 ± 1. Tiêu chuẩn này được khuyến cáo chỉ áp dụng được với các lược đồ mật mã mà tạo ra một bộ tiên đoán có thể trả về lũy thừa khóa bí mật của nó với một đầu vào bất kỳ [10], chẳng hạn như lược đồ chữ ký mù BLS và lược đồ mã hóa ElGamal nguyên thủy.

Cách tiếp cận của NCS trong luận án này, một phần cũng giống như của ISO và Certicom, tập trung vào nghiên cứu các tấn công liên quan đến khóa bí mật của lược đồ để đưa ra tiêu chuẩn nhằm tránh tấn công trực tiếp khám phá khóa bí mật, một trong những kiểu tấn công mang tính thực tế. Các

Tiêu chuẩn 3.1, 3.2 và Tiêu chuẩn 3.3 mà NCS đưa ra mặc dù không xuất phát từ các công trình do NCS tự nghiên cứu, tuy nhiên NCS thấy rằng đây là một vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt là đối với những người làm về kỹ thuật mật mã.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu một số giải pháp đảm bảo an toàn và hiệu quả cho lược đồ chữ ký số kiểu EC schnorr (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)