Bất bình đẳng xã hội là sự không bình đẳng, sự không bằng nhau về các cơ hội
hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhó m hoặc nhiều
nhóm trong xã hội
Bất bình đẳng xã hội không phải là một hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân trong xã hội. Xã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác. Qua những xã hội khác nhau đã tồn tại những hệ thống bất bình đẳng xã hội khác nhau. Bất bình đẳng xã hội là
một vấn đề trung tâm của xã hội học , đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối
với sự phân tầng trong tổ chức xã hội
Nguyên nhân của bất bình đẳng xã hội
Ở những xã hội khác nhau, bất bình đẳng cũng có những nét khác biệt. Trong xã hội có quy mô lớn và hoàn thiện hơn thì bất bình đẳng xã hội gay gắt hơn so với trong các xã hội giản đơn. Bất bình bình đẳng thường xuyên tồn tại với những
nguyên nhân và kết quả cụ thể liên quan đến giai cấp xã hội,giới tính, lãnh thổ,
chủng tộc, tôn giáo, v.v... Những nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội có đa dạng và khác nhau giữa các xã hội và nền văn hóa, và các nhà xã hội học đưa về ba loại căn bản - Đó là:
Cơ hội trong cuộc sống: bao gồm tất cả những thuận lợi vật chất có thể
cải thiện chất lượng cuộc sống. Nó không chỉ bao gồm những thuận lợi về vật chất, của cải, tài sản và thu nhập mà cả những điều kiện như lợi ích bảo vệ sức khỏe hay an ninh xã hội. Cơ hội là những thực tế và những thực tế này cho thấy những lợi ích vật chất và sự lựa chọn thực tế của một nhóm xã hội, bất kể những thành viên của nhóm có nhận thức được điều đó hay không. Trong một xã hội cụ thể, một nhóm người có thể có cơ hội, trong khi các nhóm khác thì không; và đó là nguyên nhân khách quan của bất bình đẳng xã hội;
Địa vị xã hội: trái lại, với nguyên nhân khách quan trên, bất bình đẳng xã
nhận chúng. Cơ sở địa vị xã hội có thể khác nhau - có thể là bất cứ cái gì mà một nhóm xã hội cho là ưu việt và được các nhóm xã hội khác thừa nhận; ví dụ, của cải, sự trong sạch về tôn giáo, địa vị chính trị, v.v... Bất kể với nguyên nhân như thế nào, địa vị xã hội chỉ có thể được giữ vững bởi những nhóm xã hội nắm giữ địa vị đó và các nhóm xã hội khác tự giác thừa nhận tính ưu việt của những nhóm đó;
Ảnh hưởng chính trị: bất bình đẳng trong ảnh hưởng chính trị có thể được nhìn nhận như là có được từ những ưu thế vật chất hoặc địa vị cao. Thực tế, bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt được địa vị và những cơ hội trong cuộc sống. Có thể gọi đó là những bất bình đẳng dựa trên cơ sở chính trị. Qua phần trên, có thể nhận thấy rằng cấu trúc bất bình đẳng xã hội có thể dựa trên một trong ba loại ưu thế; và chính vì vậy, gốc rễ của sự bất bình đẳng xã hội có thể nằm trong:
Mối quan hệ kinh tế;
Địa vị xã hội;
hay Mối quan hệ thống trị về chính trị.
tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở việt nam hiện nay
Cách tính hệ số Gini:gọi diện tích giữa đường bình quân và đường Lorenz là A, phần diện tích bên dưới đường cong Lorenz là B, hệ số Gini là G. ta có G=A/(A+B).
Vì A+B=0.5 (do đường bình quântuyệtđốihợpvớitrụchoàngmộtgóc45o ), nênhệ số Gini là G=A/(0.5)=2A=1-2B
Nếu đường cong Lorenz được biểu diễn bằng hàm số Y=L(x), khi đó giá trị của B là hàm tích phân:
G=1-2
! trong một số trường hợp , đẳng thức này có thể dùng để tính toán hệ số Gini trực tiếp không cần đến đường cong Lorenz
Hình 1: diễn biến tăng bất bình đẳng thu nhập ở VN từ 1992 đến 2012
Hình 2: tăng chi tiêu trung bình hàng năm theo thu nhập phân vị từ 1992 đến 2012
Hình 4: tỉ lệ nghèo theo vùng ở VN từ 2010 đến 2014
Hình 5: thu nhập theo đầu người phân theo dân tộc và khu vực
Tính 2 mặt của bất bình đẳng thu nhập
Bất bình đẳng (BBĐ) về thu nhập thường có tính hai mặt khá rõ, thể hiện: vừa liên quan chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế, vừa phản ánh thực trạng phát triển xã hội; vừa là động lực cho tăng trưởng, vừa có thể làm giảm tăng trưởng. Hơn nữa, BBĐ gia tăng gắn liền với sự chia sẻ không đều cơ hội dịch chuyển xã hội, đồng thời cản trở dịch chuyển xã hội liên thế hệ, làm suy giảm niềm tin xã hội và niềm tin vào thể chế của người dân.
Quan điểm cho rằng muốn thúc đẩy sự bình đẳng thì cần phải hi sinh hiệu quả kinh tế gắn liền với một trong những ý tưởng được tán thành nhất trong kinh tế học: các động lực khuyến khích. Các công ty và các cá nhân cần thấy được viễn cảnh thu nhập cao hơn để có động lực tiết kiệm, đầu tư, làm việc chăm chỉ và sáng tạo. Nếu mức thuế dành cho các công ty làm ăn có lãi và những hộ gia đình giàu có [cao đến mức] làm mờ đi viễn cảnh này, thì nó cũng sẽ đồng thời làm giảm các nỗ lực làm việc và kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chính các nước cộng sản, nơi mà các mô hình thử nghiệm của chủ nghĩa bình quân dẫn tới các thảm họa kinh tế, từ lâu đã trở thành “minh chứng số một” trong các trường hợp phản đối chính sách tái phân phối.
Tuy vậy, trong những năm gần đây, cả học thuyết kinh tế cũng như các bằng chứng thực tiễn đều không ủng hộ giả thiết về đánh đổi. Các nhà kinh tế học đã đưa ra những lý lẽ mới để giải thích tại sao thành tích phát triển kinh tế cao không chỉ tương thích với việc tái phân phối công bằng, mà thậm chí còn cần đến điều đó.
Chẳng hạn, trong các xã hội có sự bất bình đẳng cao, nơi những hộ gia đình nghèo bị tước đi các cơ hội về kinh tế và giáo dục, tăng trưởng kinh tế rơi vào đình trệ. Còn ở các nước tại khu vực Scandinavia, chính sách phân phối bình quân rõ ràng không hề cản trở kinh tế phát triển thịnh vượng.
Hoặc chúng ta hãy xem xét đến các chính sách trợ cấp người nghèo vốn đánh thuế người giàu và tầng lớp trung lưu để tăng thu nhập cho các hộ gia đình nghèo. Nhiều nước đã triển khai những chính sách này một cách cẩn trọng về mặt tài khóa, nhằm đảm bảo thâm hụt của chính phủ sẽ không dẫn đến nợ công cao và sự bất ổn về kinh tế vĩ mô.
Ngược lại, chính sách trợ cấp mang tính tái phân phối ráo riết, lại được hỗ trợ tài chính bởi doanh thu tạm thời từ dầu lửa, đặt ra rủi ro lớn cho cả chính sách trợ cấp người nghèo và sự ổn định kinh tế vĩ mô. Mặc dù tình trạng bất bình đẳng đã giảm, triển vọng tăng trưởng kinh tế đã suy yếu một cách nghiêm trọng.
Nếu sự gia tăng nguồn cung lao động có chuyên môn giúp thu hẹp được khoảng cách thu nhập, thì chúng ta có thể hi vọng rằng việc giảm thiểu bất bình đẳng tại các nước Mỹ Latinh sẽ không cản trở mức tăng trưởng kinh tế cao hơn (và thậm chí đó có thể là một yếu tố báo hiệu tăng trưởng). Nhưng nếu nguyên nhân sâu xa đến từ sự suy giảm nhu cầu về lao động có chuyên
môn, khoảng cách hẹp về thu nhập cho thấy những ngành công nghiệp hiện đại và yêu cầu chuyên môn cao – nguồn động lực của tăng trưởng trong tương lai – đã không được phát triển một cách hiệu quả.
Ở các nước phát triển, nguyên nhân gia tăng bất bình đẳng vẫn còn gây tranh cãi. Quá trình tự động hóa và các thay đổi khác về công nghệ, quá trình toàn cầu hóa, các nghiệp đoàn suy yếu, sự sụt giảm của mức lương tối thiểu, tài chính hóa, và sự thay đổi trong các quy chuẩn về mức chênh lệch thu nhập có thể chấp nhận được bên trong các tập đoàn, tất cả các yếu tố này có vai trò khác nhau từ Mỹ cho đến châu Âu.
Mỗi một yếu tố này lại tác động đến sự tăng trưởng theo một cách riêng. Mặc dù các tiến bộ công nghệ thúc đẩy tăng trưởng một cách rõ ràng, thì sự phát triển tài chính từ những năm 1990 lại gây tác động ngược, được thể hiện qua các cuộc khủng hoảng tài chính và các khoản nợ chồng chất.
Điều tốt là các nhà kinh tế học đã không còn coi sự đánh đổi giữa bình đẳng và hiệu quả là một quy luật hiển nhiên nữa. Chúng ta cũng không nên đảo ngược sự nhầm lẫn trước đây và kết luận rằng càng bất bình đẳng thì thành tích phát triển kinh tế càng cao.
Giải pháp hạn chế bất bình đẳng
Ngăn chặn nghèo và giảm nghèo mạnh hơn nữa, Chính phủ cần nhìn nhận tất cả các dạng bất bình đẳng về kinh tế và cơ hội đang gia tăng tại Việt Nam và có các biện pháp phù hợp. Nếu không, những người nghèo nhất và những người thiệt thòi sẽ không được hưởng lợi từ thành quả phát triển kinh tế. Thực hiện các chính sách tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội. Đầu tư phát triển vốn nhân lực. Khuyến khích đầu tư vào những khu vực kém phát triển. Thiết lập cơ chế phân phối lại thu nhập: xây dựng hệ thống thuế thu nhập lũy tiến và thuế đánh vào tài sản thừa kế…Chính phủ phải có biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công. Chính phủ tiến hành trợ cấp kịp
thời công bằng cho những đối tượng khó khăn. Nhà nước cũng phải nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công
Kiểm soát lạm pháp một cách hiệu quả, đồng thởi đảm bảo cho cả người nghèo, người mới bị nghèo được trợ giúp.
Xóa đói giảm nghèo là mục tiêu lớn. Đó không chỉ là mục đích của nhà nước mà còn là mục đích của toàn xã hội nhằm xóa bỏ sự phân chia giàu nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. bao gồm: cấp đất cho người nghèo, bảo vệ quyền sử dụng lâu dài về đất và tư liệu sản xuất cho họ; thành lập các trung tâm khuyến nông ở địa phương hỗ trợ nông dân về kĩ thuật, công nghệ sản xuất...
Nâng cao nhận thức và dân trí toàn xã hội.
Tăng năng suất lao động trong nông nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế nông thôn. Để giải quyết BBĐ thu nhập, Việt Nam cần xây dựng được một chiến lược tăng trưởng kinh tế mới cùng với các chính sách phân phối thu nhập thích hợp, tập trung vào cải cách thể chế pháp luật, thị trường cạnh tranh, công bằng và mở, tạo sân chơi bình đẳng cho cả các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ; tăng đầu tư vào nguồn lực con người và khuyến khích tạo việc làm, khuyến khích hình thành một tầng lớp trung lưu rộng lớn trong xã hội; thiết kế hệ thống thuế sao cho không triệt tiêu động lực làm giàu của những người giàu. Tăng đầu tư công vào những khu vực kém phát triển; đồng thời, nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công cũng như cải thiện chất lượng các dịch vụ công, để các kết quả đầu tư đến với người dân, đặc biệt là người nghèo.